Ngô Bình lập tức lấy một cái bát úp nó lại, sau đó cho nhân viên phục vụ dọn vệ sinh.
Sau khi thiếu nữ nôn ra thứ đó thì phấn chấn hơn nhiều, sắc mặt cũng hồng hào hơn.
Mọi người vô cùng kinh ngạc, chị Hồng hỏi: “Cậu Ngô, đó là thứ gì?”
Ngô Bình bình thản đáp: “Đó là uế, tà khí, ác khí tích tụ trong cơ thể cô ấy lâu ngày sẽ hình thành nên thứ đó. May mà cô ấy trúng uế khí trong thời gian ngắn, nếu thêm vài ngày nữa thì chắc chắn sẽ chết”.
Chị Hồng ngạc nhiên: “Sao trên người em gái tôi lại có thứ kỳ lạ đó? Lẽ nào em tôi đã ăn phải thứ gì không sạch sẽ sao?”
Ngô Bình lắc đầu: “Không phải đồ bẩn, là uế khí. Chắc cô ấy đã hít phải uế khí trong thời gian dài”.
Chị Hồng liền hỏi thiếu nữ: “Nhược Lan, em hít phải đồ bẩn sao?”
Thiếu nữ rất tỉnh táo, cô ta suy nghĩ rồi trả lời: “Chị, nửa tháng trước đây, em tham gia hoạt động của trường, kết quả không may rơi xuống một cái giếng khô, mùi trong cái giếng đó rất khó ngửi. Ngày thứ hai sau khi được thầy cô cứu ra ngoài, em đã thấy không khỏe, sau đó thì càng ngày càng nặng hơn”.
Ngô Bình hỏi: “Trong giếng khô có gì?”
Thiếu nữ suy nghĩ rồi đáp: “Bên trên có một lớp xác ếch và côn trùng, thành giếng mọc rất nhiều nấm đủ màu sắc”.
Ngô Bình gật đầu: “Nhất định bên dưới cái giếng khô đó có đồ dơ bẩn, cô không may trúng phải khí tà uế”.
Thiếu nữ: “Anh, có phải giờ em đã khỏi bệnh rồi không?”
Ngô Bình: “Tôi kê cho cô một đơn thuốc, cô uống mấy hôm, ba ngày là khỏi”.
Thiếu nữ rất vui mừng: “Cảm ơn anh”.
Chị Hồng cũng vội cảm ơn, Ngô Bình phất tay: “Được rồi, cô mau đi bốc thuốc đi”.
Sau khi chị Hồng đưa thiếu nữ rời đi, Ngụy Tứ Long nói: “Anh Ngô, lẽ nào anh không muốn đến cái giếng khô đó xem thử sao?”
Ngụy Tứ Long rất có kinh nghiệm, anh ta chắc chắn trong cái giếng khô đó có thứ đặc biệt.
Ngô Bình nói: “Chỗ như thế có khả năng là chỗ tu luyện của tu sĩ tà đạo, chúng ta không nên đến làm phiền”.
Ngụy Tứ Long gật đầu: “Anh Ngô nói có lý, tốt nhất đừng nên lo mấy chuyện bao đồng này”.
Ngụy Tứ Long ăn cơm xong thì xin phép về trước.
Anh ta vừa đi thì chị Hồng liền vào, thì ra cô ta đi không bao lâu thì Ngô Bình đã cho Nghiêm Lãnh Thạch liên lạc với cô ta, bảo cô ta ở đó đợi.
“Cậu Ngô, cậu có gì cần dặn dò?”. cô ta hỏi.
Ngô Bình: “Bây giờ tôi sẽ đưa cô đến cái giếng khô đó”.
Chị Hồng là người thông minh, cô ta không hỏi nhiều, mà lập tức dẫn đường cho Ngô Bình.
Hai người họ lái xe đi hơn một tiếng đồng hồ thì đến một thôn núi. Cái giếng khô đó nằm ngay cửa thôn, ở một vị trí rất nổi bật, miệng giếng được đậy bằng mấy tấm ván, để tránh có người rơi xuống dưới.
Chị Hồng đến trước giếng, nói: “Chính là chỗ này, lúc đó em tôi đã rơi xuống giếng, tôi đã vội vã chạy đến”.
Một số thôn dân thấy có xe đến thì chạy xe xem náo nhiệt.
Ngô Bình hỏi một người lớn tuổi: “Ông cụ, cái giếng này trông rất cũ kĩ, nó đã có lịch sử bao nhiêu năm rồi ạ?”
Ông cụ tầm bảy mươi tuổi, ông ta nói: “Lúc tôi còn rất nhỏ thì đã có nó rồi. Cái giếng này rất tà, trước đây có mấy người rơi xuống, rõ ràng là không bị thương gì cả nhưng về nhà không bao lâu thì đều chết. Sau đó, có người đã lấp giếng nhưng kỳ lạ là, không bao lâu thì nó lại xuất hiện trở lại, sau đó mọi người đã không dám lấp giếng nữa, mãi cho đến bây giờ”.
Ngô Bình gật đầu, cậu cho người dọn những tấm ván trên miệng giếng đi, sau đó nhảy xuống dưới.
Đường kính của miệng giếng tầm hơn một mét, sau khi cậu đáp đất thì giẫm phải vô số xác chim chóc và côn trùng, một luồng khí đen lơ lửng trong giếng, đó là uế khí.
Ngô Bình niệm một đoạn bí chú, một tia lửa lóe lên trong không trung, tất cả uế khí đều bị thiêu đốt. Sau đó thần niệm của cậu xuyên thấu xuống dưới, phát hiện hơn mười mét dưới mặt đất có một cỗ quan tài sắt, trên quan tài sắt có một vết lõm máu đỏ, bên trong có huyết dịch màu đỏ đang chảy.