Chu Thanh Nghiên nói: “CIF của bô xít chất lượng cao thường dao động từ năm mươi đô đến năm mươi lăm đô một tấn, chi phí vận chuyển khoảng mười đô một tấn. Còn chi phi khai thác của chúng ta thì ít nhất mười lăm đô một tấn. Như vậy lợi nhuận của chúng ta chỉ khoảng hai mươi đến ba mươi đô”.
Ngô Bình bảo: “Tính theo hai mươi đô thì với mỗi tấn, chúng ta sẽ chia cho Wajih năm đô. Nếu mỗi năm khai thác năm mươi triệu tấn, ông ta sẽ kiếm được hai trăm năm mươi triệu đô”.
Chu Thanh Nghiên đáp: “Mua đứt mười lăm năm cũng là một khoản chi rất lớn, chí ít phải một tỷ đô”.
Ngô Bình nói: “Tính như vậy, nếu sản lượng hằng năm đạt năm mươi triệu tấn thì lợi nhuận một năm là một tỷ đô”.
Chu Thanh Nghiên tiếp lời: “Lợi nhuận là thứ yếu thôi.Sự cạnh tranh tài nguyên của ngành nhôm giữa các nước lớn trên thế giới vô cùng khốc liệt. Nếu không dàn xếp sớm thì trước sau gì chúng ta sẽ lỗ”.
Ngô Bình gật đầu: “Vậy mua thêm vài quặng đi, nâng sản lượng lên một trăm triệu tấn”.
Bất giác, sắc trời đã muộn. Đường Kiến nhắn rằng tướng quân Wajih mời Ngô Bình và Chu Thanh Nghiên đến dự tiệc tối, cả hai bèn vui vẻ xuất phát.
Ở trang viên xa hoa, tướng quân Wajih đang có tinh thần rất tốt. Ông ta vô cùng cảm kích Ngô Bình, còn lấy rượu quý ra thết đãi anh và Chu Thanh Nghiên.
Uống được vài ly rượu, Ngô Bình nhắc đến chuyện mua đứt vài quặng khoáng sản. Tướng quân Wajih sảng khoái đồng ý ngay, còn đưa ra mức giá ưu đãi.
Cuối cùng, Ngô Bình quyết định mua đứt quyền khai thác của ba núi quặng, bao gồm ba phẩy năm tỷ tấn quặng bô xít, hai phẩy ba tỷ quặng bô xít, bốn phẩy năm tỷ tấn sắt.
Ba núi quặng đều được anh mua đứt mười lăm năm với chi phí hai phẩy tám tỷ đô. Với mỗi tấn bô xít bán ra, Wajih sẽ nhận được mười đô. Về quặng sắt thì không thu phí gì.
Hầu hết số núi quặng này nằm trong đất liền, cần đường sắt vận chuyển hàng hóa. May là trước đây Viêm Long từng đầu tư hai tuyến đường sắt, chỉ cần xây thêm vài chục ki-lô-mét để nối các tuyến đường sắt là có thể trực tiếp vận chuyển khoáng sản đến cảng.
Bàn xong chuyện mua bán, tướng quân Wajih mời Ngô Bình tham quan nơi ở của ông ta. Cung điện rất lớn và có xây dựng nhiều khu chức năng khác nhau. Mà điều khiến Ngô Bình bất ngờ nhất là tướng quân Wajih còn rất thích sưu tầm.
Ông ta cho xây một bảo tàng chuyên dụng trong cung điện, còn chia thành các khu vực khác nhau. Có nơi chứa tranh, nơi lưu trữ đá quý, nơi thì để tiền xu.
Ngô Bình và Chu Thanh Nghiên dạo một vòng bảo tàng và rất bất ngờ trước vị tướng quân Wajih này. Ước tính đại khái, bộ sưu tập của ông ta ít nhất phải có giá trị hàng chục tỷ đô!
Ngô Bình quét mắt nhìn và nhận thấy chúng đều là hàng thận. Có lẽ bên cạnh ông ta có người chuyên nghiệp trong việc sưu tầm.
Họ bước vào một căn phòng không quá rộng, nơi này được lấp đầy bởi những loại đá đủ hình đủ dạng. Phi châu sản xuất nhiều loại đá, chẳng hạn như kim cương, Ruby, Sapphire là các loại đá có giá trị.
Đá trong căn phòng này có thể không quá quý giá nhưng đều độc nhất vô nhị. Ví dụ như kim cương khổng lồ, Tanzanite hình người, Ruby hình trái tim.
Trong số này, có một khối Rutile to bằng chậu rửa mặt, nó không trong suốt. Nhưng Ngô Bình vừa nhìn đã lờ mờ cảm giác được nó rất khác thường, bèn kiểm tra bằng năng lực nhìn thấu vạn vật. Vừa nhìn xong, anh đã sững sờ, bởi bên trong khối Rutile ấy có một ngón tay, ngón tay này đeo một chiếc nhẫn.
Trông bị cắt đứt bởi một vật sắc nhọn, lớn hơn nhiều so với lòng bàn tay của người bình thường, chừng hai mươi lắm xen-ti-mét, đường kính khoảng ba xen-ti-mét, bề mặt màu xanh đen, có vảy nhỏ màu xanh đen, móng tay thuôn nhọn.