Cuối cùng buổi chiều cũng được yên tĩnh, Ngô Bình tiếp tục tu luyện Bất Tử Kinh, sau khi luyện hóa tinh trần thì được gọi là Thọ cùng trời đất.
Bước này tương đối khó, may mà căn cơ của anh khá sâu nên anh cũng không sợ khó.
Thật ra Thọ cùng trời đất phải phù hợp với tần số của trời đất, tâm trời và lòng người hợp nhất thành một, từ đó đạt đến trạng thái cơ thể của bản thân là thiên địa, trời đất là cảnh giới của thân mình.
Đương nhiên nhiều lúc trạng thái này có thể dùng để dưỡng sinh, nhưng nếu dùng để đánh nhau thì có thể nhờ đến sức mạnh thiên địa.
Ngô Bình hoàn toàn không xa lạ gì với bản lĩnh này, anh đã có chuẩn bị từ trước, ý nghĩa thiên tượng của anh cũng tương tự như thế.
Chỉ trong vài giờ, anh cảm nhận được cơ thể của mình đã được hòa làm một với trời đất, thần niệm của anh được phóng đại đến vô hạn, bao phủ cả thế giới của toàn bộ đại lục Côn Luân.
Bước đột phá nhất thời thật ra là kết quả của từng bước nỗ lực kiên định và vững chắc của anh, tích lũy rất nhiều, cuối cùng sẽ đơm hoa kết trái.
Chỉ cần anh giữ vững trạng thái này, trừ khi thế giới này bị hủy diệt, nếu không anh sẽ không chết, đây là ý nghĩa thật sử của Thọ cùng trời đất.
Đợi đến khi đột phá, anh mới nhận ra trời sắp sáng rồi, qua nửa tiếng nữa, Mị Lan đến gõ cửa.
“Vào đi”.
Mị Lan cười hỏi: “Tối qua công tử thế nào?”
Cô ta lời ngoài ý trong, Ngô Bình nói: “Cô nghĩ nhiều rồi, chỉ có một mình tôi”.
Mị Lan: “Công tử là chính nhân quân tử”.
Ngô Bình không muốn tốn sức nói với cô ta mấy chuyện này bèn hỏi: “Bao giờ chúng ta đi?”
Mị Lan: “Đợi lát nữa chúng ta sẽ xuất phát, bây giờ tôi và công tử nói một chút về chuyến đi đến đại hội lần này”.
Cô ta nói cho Ngô Bình biết đại hội lần này có ba ải khảo sát và hai trận đấu, ba bài kiểm tra lần lượt sử dụng ba món bảo vật của thời đại Tiên Quốc, kiểm tra ba thiên phú của tu sĩ.
Khi nghe đến tên của những bảo vật này, tim Ngô Bình không khỏi nảy lên, vì ba thứ này đều là bảo vật mà anh cầu cũng không được.
Trong ba món bảo vật này, món đầu tiên là lò quẻ. Chiếc lò này được dùng như dụng cụ kiểm tra các thí sinh, thời gian ở trong lò được càng lâu thì có nghĩa thể chất càng tốt. Trong lịch sử, tu sĩ ở được lâu nhất trong lò quẻ là ba mươi chín hơi thở.
Cái lò này là do Lão Quân để lại, là đồ của lão tổ tông. Đối với Ngô Bình, đây đương nhiên là báu vật.
Món thứ hai có nguồn gốc từ thời thượng cổ, tên là cuộn giấy Thái Cổ. Nó là một cuộn giấy, bên trên có ghi quyền pháp, lai lịch của nó đến nay vẫn chưa được làm rõ. Có cuốn sách ghi lại, tu sĩ có kết quả tu luyện tốt nhất là luyện được tới thức thứ ba mươi của cuộn giấy này. Hơn nữa, tên người đầu tiên luyện được mỗi thức của bộ quyền pháp này sẽ hiện lên trên cuộn giấy.
Ngô Bình đoán rằng cuộn giấy này tuyệt đối không phải thứ tầm thường, có lẽ nó liên quan đến việc tu luyện của Thái Cổ Chân Nhân. Mà bộ quyền pháp đó chắc chắn cũng rất có ích đối với anh.
Món bảo vật thứ ba gọi là bia Tiên. Theo truyền thuyết, nó là một trong những khởi nguồn của Tiên Đạo. Trên bia Tiên có một số chữ và hình ảnh thần kỳ. Tu sĩ nào có thể giải nghĩa những hình ảnh trên bia Tiên và mô phỏng lại càng giống thì càng được điểm cao.