Anh đứng dậy đi ra cửa, hỏi ông chủ nhà hàng: “Ông chủ, chúng tôi là khách của nhà hàng, cũng là cư dân khu phố Lệ Thuỷ. Các ông tiếp đãi khách khứa như vậy sao?”
Ông chủ cửa hàng cười khổ đáp: “Xin lỗi cậu Ngô, bên ngoài chúng tôi đã hết phòng. Vị này là ông Bằng, khách quen của quán chúng tôi”.
Ngô Bình đánh giá “ông Bằng” này một lượt. Người này không có tu vi, thế nhưng trong đám người đi theo sau có hai người từng luyện kungfu.
Anh cười lạnh, nói: “Giờ kẻ nào cũng dám tuỳ tiện xưng “ông”, đúng là nực cười”.
Ông Bằng nổi trận lôi đình, chỉ thẳng mặt Ngô Bình mà chửi: “Thằng ranh con, biết ông mày là ai không hả?”
“Bốp!”
Ngô Bình giơ tay tát một phát khiến ông Bằng bay ra xa, sau đó anh lại bồi thêm một cú đá. Anh ra tay có chừng mực, không chết người nhưng đủ khiến đối phương đau điếng.
Ông Bằng kêu la thảm thiết, mấy tay thuộc hạ của hắn thấy vậy thì vội vã lao tới ngăn Ngô Bình nhưng tên nào tên nấy bị anh tát cho ngã chỏng gọng ra đất.
Một cảnh tượng khó tin xảy ra, Ngô Bình một mình đánh ngã đám người kia, sau đó đạp cho mỗi tên một cái. Mà sau mỗi cú đạp của anh là tiếng “rắc rắc” và tiếng kêu la thảm thiết.
Ông chủ nhà hàng đứng nhìn trân trân, nhưng thực ra trong lòng lại cảm thấy khá đắc chí. Vốn ông ấy rất ghét đám người này, chẳng qua vì bọn chúng có quyền có thế nên mới không dám phản kháng.
Nhưng đi đêm lắm có ngày gặp ma, hôm nay ông Bằng kia lại bị vị cao nhân này xử lý, thấy cảnh này ông ấy không khỏi âm thầm vui mừng.
Vui thì vui thật nhưng ông ấy vẫn tốt bụng nhắc nhở Ngô Bình: “Cậu Ngô, sư phụ của ông Bằng là cao thủ ở tỉnh này, Chu Phật Sinh”.
Chu Phật Sinh? Ngô Bình ngẩn người, người này anh đương nhiên có biết. Ông ta chính là cao thủ cảnh giới Thần duy nhất ở tỉnh K, còn mạnh hơn cả Từ Quý Phi. Một núi không thể có hai hổ, Từ Quý Phi cũng gặp không ít khó khăn ở Vân Kinh vì sự tồn tại của Chu Phật Sinh này. Ở tỉnh K, Chu Phật Sinh có sức ảnh hưởng rất lớn, nếu phải ví von thì ông ta là kẻ đứng đầu chuỗi thức ăn. Đệ tử của ông ta đương nhiên cũng ngang tàng hống hách, không coi ai ra gì.
Nhưng Ngô Bình sau khi nghe xong thân phận của đám người này thì còn đá mạnh hơn. Ông Bằng không chịu nổi nữa kêu oai oái: “Đừng đánh nữa, đừng đánh nữa. Tôi sai rồi, tôi sai rồi…”
Ngô Bình lạnh lùng hỏi: “Sai ở đâu vậy?”
Ông Bằng: “Tôi không nên ngang ngược hống hách, làm phiền khi các vị đang dùng bữa. Tôi sai rồi”.
Ngô Bình: “Biết sai mà sửa là tốt. Có điều anh làm tôi mất hứng ăn cơm rồi, anh định bồi thường thế nào đây?”
Ông Bằng sững người hỏi lại: “Vậy tôi nên đền thế nào?”
Ngô Bình: “Thế này đi, đưa tôi năm triệu tệ thì tôi sẽ cho qua chuyện này”.
Ngô Bình ra giá năm triệu tệ nhưng ông Bằng này cũng không cho là quá đáng. Hắn ta chỉ cảm thấy bất bình vì nếu Ngô Bình nói sớm là muốn tiền thì hắn đã sớm nôn tiền ra, không phải ăn một trận đòn đau như vậy.
“Được rồi được rồi, năm triệu”, hắn ta lập tức viết một tờ chi phiếu, đưa cho Ngô Bình bằng hai tay.
Ngô Bình nhìn tờ chi phiếu, thấy bên trên viết bốn chữ “tập đoàn Phật Quang”. Nhìn thấy dòng chữ này, Ngô Bình hơi ngạc nhiên bởi đây là một tập đoàn rất lớn, có thể lọt vào top ba của tỉnh này, sức ảnh hường của nó cũng vô cùng khủng khiếp.
Nhận tờ chi phiếu xong anh hỏi: “Anh giữ chức vụ gì ở tập đoàn Phật Quang?”
Ông Bằng vội vã đáp: “Tôi tên Triệu Cử Bằng, là tổng giám đốc phòng bất động sản của tập đoàn Phật Quang”.
Ngô Bình: “Ban nãy tôi nghe anh nói ông chủ của anh muốn mời khách dùng bữa ở đây. Ông chủ anh là ai vậy?”
Triệu Cử Bằng đáp: “Là đại sư huynh của tôi Vương Hành Thông. Anh ấy muốn mời một vị khách quan trọng đến từ Thiên Kinh, tên là Lâm Thiên Vương.