Ngô Bình bảo tất cả mọi người lần lượt đi qua trước mặt mình, anh sẽ xem họ có thích hợp để tu luyện không, cụ thể là xem họ có tư chất hay vận khí không. Nếu thiếu một trong hai cũng không được.
Anh thi triển đôi mắt vận mệnh rồi nhìn lên đỉnh đầu mỗi người thì thấy họ có số mệnh khác nhau. Những ai có vận mệnh tốt, tư chất ổn thì đi tới khu vực chuyên môn. Những ai tư chất tốt, vận mệnh bình thường hoặc cả vận mệnh và tư chất đều bình thường thì sang một chỗ riêng. Số còn lại thì tập trung ở khi vực số ba.
Trong đó, những người có tư chất tốt và vận mệnh cũng tốt chỉ có 76 người - được gọi là căn cốt thượng thà, có một trong hai cái tốt thì chiếm hơn 700 người - được gọi là căn cốt trung thừa, số còn lại thì chỉ được gọi là căn cốt hạ thừa.
Với những người có căn cốt hạ thượng, Ngô Bình phát cho họ mỗi người một cuốn chỉ dẫn tu hành do mình viết, sau này có thể đi được đến đâu là phụ thuộc vào vận may của họ. Nếu có ai trong số họ đạt được thành tựu thì sẽ nhận được nhiều tài nguyên hơn.
Người có căn cốt trung thừa thì vừa nhận được chỉ dẫn tu hành, vừa được Ngô Bình luyện đan và giảng dạy theo định kỳ cho.
Được đãi ngộ tốt nhất là người có căn cốt thượng thừa, Ngô Bình sẽ thường xuyên dạy cho họ, đan dược dành cho họ cũng là loại cực tốt. Nếu họ có thắc mắc gì về tu hành thì có thể hỏi anh bất cứ lúc nào.
Trên hòn đảo có rất nhiều toà nhà, Ngô Bình chọn một nơi làm phòng học. Chiều hôm nay, anh sẽ dạy buổi đầu tiên. Đệ tử thượng thừa ngồi nghe giảng trong phòng học, đệ tử trung thừa thì đứng, còn đệ tử hạ thừa thì chỉ được xem lại video ghi hình sau khi lớp học xong.
Trong lúc Ngô Bình đang giảng bài thì có hai cô gái xinh đẹp xuất hiện ở cửa phòng học, họ yên lặng lắng nghe anh giảng. Buổi này, Ngô Bình giảng về nền tảng trong tu hành và cách hít thở.
Anh đã có nghiên cứu sâu rộng về cách hít thở nên từng câu từng chữ đều rất sắc bén.
“Cách hít thở trông có vẻ đơn giản, nhưng thật ra lại rất khó. Thông qua các cách hít thở khác nhau, sức mạnh mà chúng ta hấp thu từ tự nhiên cũng khác. Ở các giai đoạn khác nhau thì cách hít thở cũng có tác dụng khác nhau”.
Một đệ tử thượng thừa hỏi: “Tông chủ, cách hít thở có thể khiến người ta bị thương không ạ?
Ngô Bình: “Cách hít thở được hiểu là công pháp bổ trợ, khi chúng ta xuất chiêu hay thi triển thần thông đều phải cần kết hợp với cách hít thở. Các em nhìn đây…”
Ngô Bình bước lên trước nửa bước, sau đó tung sáu quyền ra, chúng như được ấn vào không khí, quyền ấn mãi không biến mất.
Anh hỏi: “Các em có nhìn ra gì không?”
Một đệ tử ngồi gần đó nhất nói: “Tông chủ, lúc người tung sáu quyền ấn này ra, quyền thứ nhất hít thở xen kẽ với cái chớp mắt đầu tiên, quyền thứ hai là cái chớp mắt thứ hai, đến quyền thứ sau thì là thời gian hít thở sắp hết”.
Ngô Bình hài lòng nói: “Đúng thế, tung quyền vào các nhịp thở khác nhau cũng cho ra hiệu quả khác nhau. Như các em đã thấy, trong sáu quyền vừa rồi thì quyền ấn thứ nhất có vẻ non trẻ như em bé mới sinh. Quyền thứ hai có uy lực mạnh hơn rất nhiều, như một thiếu niên 15 tuổi, có sức mạnh nhất định nhưng chưa viên mãn. Quyền thứ ba sức mạnh ngang với trai tráng 25 tuổi, lực ổn định”.
Có đệ tử hỏi: “Tông chủ, tại sao tung đòn ở các tiết điểm khác nhau lại có khoảng cách lớn vậy ạ?”
Ngô Bình cười nói: “Điều này cho ta thấy sức mạnh bên trong của con người đều có quy luật nhất định, cách hít thở chính là nhịp tiến độ của con người. Ví dụ, tôi gặp đối thủ rồi tung một quyền thật nhanh ra. Trước khi ra đòn, tôi đã điều chỉnh hơi thở rồi thì sẽ khiến lực của quyền ấy đạt đến trạng thái mà tôi muốn. Thậm chí khi thi triển các công pháp hay võ kỹ khác nhau cũng cần nhịp tiến độ khác nhau, như thế mới phát huy được uy lực mạnh nhất”.
Ngô Bình giảng thẳng vào trọng tâm, các đệ tử nghe xong là hiểu ngay, sau đó tu luyện sẽ dẽ dàng hơn.
Hai cô gái nghe môt lúc thì say mê, thành ra nghe đến tận khi lớp tan, các đệ tử lần lượt rời khỏi phòng học, còn họ vẫn đứng đó.
Một cô gái mặc váy đó ngưỡng mộ nói: “Đúng là tông chủ của Lý Thị có khác, hiểu biết về tu hành hơn chúng ta nhiều”.