Bộ thương mại đặt toà nhà này ở đây chỉ có một lý do duy nhất, là nhắc nhở thế lực của Thiên Cửu Môn, để họ biết không phải muốn làm gì thì làm ở vùng Tây Nam này.
Song, Tôn Hàn thấy như vậy cũng không có vấn đề gì.
Đừng nói là Thiên Cửu Môn, đến Công Tử Minh của Giang Lệ cũng chỉ có thể tung hoành và có sức ảnh hưởng lớn ở thế giới ngầm thôi.
Chứ chính phủ mới là thế lực mạnh nhất ở ngoài sáng.
Bởi chỗ dựa của họ là quốc gia.
Đương nhiên, dù bộ thương mại có mạnh đến mấy thì vẫn phải giữ quan hệ hoàn hoãn với các tổ chức như Công Tử Minh và Thiên Cửu Môn.
Chỉ cần các tổ chức này không hành động quá phận thì bộ cũng chẳng can thiệp vào.
Nói trắng ra là các tổ chức phi pháp có thể xử lý thì bộ đã xử lý hết rồi.
Các tổ chức còn lại thì giờ gần như đã chuyển hoá sang kinh doanh và sở hữu các toà kiến trúc ở địa bàn của mình.
Hiện giờ, các thế lực truyền thừa vẫn còn hoạt động đã dung nhập vào nền kinh tế địa phương và hợp thành một thể rồi.
Dù bộ có thể tiêu diệt các tổ chức này, nhưng nếu làm vậy sẽ chỉ gây ảnh hưởng cho nên kinh tế của khu vực mà thôi.
Nói chung là lợi bất cập hại!
Đây cũng chính là các mà các thế lực nghĩ ra để tự bảo vệ mình.
Nếu không, với quyền hành của bộ, họ dám đánh đổi để điều động lực lượng quân đội đi càn quét các thế lực trên.
Thiên Cửu Môn cũng không phải ngoại lệ.
Nhưng nhìn từ một góc độ khác thì hiện giờ, các thế lực lớn và bộ vẫn giữ được mối quan hệ cân bằng, cho nên hai bên đều bình an vô sự.
Bộ sẽ không phá vỡ sự cân bằng này.
Mà các thế lực ở đây càng không làm điều đó hơn.
Vì thế, Tôn Hàn mới bảo Hàn Hướng Đông đừng manh động.
Toà nhà Trần Đông là bộ mặt ở bộ ở Tây Nam, nếu Thiên Cửu Môn gây sự ở đây thì chẳng khác nào khiêu khích bộ!
Có lẽ họ sẽ không thể gánh được hậu quả.
“Trừ khi Giang Lệ ra tay trước, nếu không chắc chắn tôi sẽ không manh động, tôi biết hậu quả khi động vào toà nhà ấy là gì mà”’.
“Ừm!”
“Hay để tôi đi theo bảo vệ anh”, Trần Cửu kiến nghị.
Tôn Hàn mỉm cười xua tay: “Không cần đâu, nếu Giang Lệ đinh dụ tôi đến đó để giết tôi thì anh đi cũng phí công”.
Có lẽ Giang Lệ đã biết thừa bên cạnh Tôn Hàn có những ai rồi.
Nếu ông ta muốn giết Tôn Hàn thì sẽ chuẩn bị kỹ càng, bao gồm cả cách cản trở Trần Cửu và Lệ Lận.
Hơn nữa, Tôn Hàn không tin Giang Lệ dám giết mình ở toà nhà Trần Đông.
Ván cờ này là sự tính toán qua lại giữa mãnh long quá giang Công Tử Minh của Thượng Kinh và xà vương Thiên Cửu Môn ở Tây Nam.
Song, dù họ có tranh đấu thế nào thì bộ cũng là thế lực mà cả hai muốn tránh.
Giống như câu chuyện nuôi cá, dù Công Tử Minh và Thiên Cửu Môn có là hai con cá hung hãn đến mấy thì cũng không thể bằng người nuôi cá được.
…
Mười giờ tối, Tôn Hàn thay một bộ vest thoải mái, chuẩn bị xuất hiện trên sân thượng của toà nhà Trần Đông.
Lúc này, Giang Lệ với dáng người dong dỏng cùng khí chất tao nhã đã đứng chờ sẵn một mình ở đây.
Ông ta chăm chú nhìn ngắm cảnh thành phố về đêm dưới ánh đèn sáng choang, dù Tôn Hàn có đến thì ông ta cũng chỉ động tai một chút.
Tôn Hàn chậm chầm bước tới rồi cùng ngắm cảnh đêm theo hướng nhìn của Giang Lệ: “Đẹp lắm đúng không?”
“Đẹp thì đẹp, nhưng có ai biết sự u tối dưới cái vỏ bọc hoa lệ này không?”, Giang Lệ hỏi ngược lại.
Tôn Hàn hẩy mũi như có điều suy nghĩ, hình như anh và Giang Lệ chính là đại diện cho mặt u tối này thì phải.
Nói vậy có khác nào tự vả mặt mình đâu cơ chứ?
“Thật ra đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao ông cứ muốn có Tây Nam cho bằng được. Dưới sự dẫn dắt của ông, Công Tử Minh đã khuấy đảo mọi nơi rồi. Chỉ cần ông không có ý đồ với nước ngoài thì dù có đặt chân đến bất cứ đâu trên đất nước này, cũng đều được đón tiếp như khách quý”.
“Ví dụ như hôm nay, nếu ông đến chơi, chắc tôi sẽ sắp xếp một câu lạc bộ tốt nhất ở đây để đón tiếp ông, dù có phải tốn mấy chục triệu thì tôi vẫn vui như thường”.
“Giờ ông đánh xuống đây, dù thắng thì cũng chỉ có đãi ngộ đến vậy thôi, còn nếu thua thì tôi nghĩ ông sẽ thảm lắm đấy”.