Cuối cùng, ba giờ chiều cũng đã đến được trại Hồng Cốc.
Các đồng chí đều có chút ấn tượng, ấn tượng đầu tiên chính là mảnh đất này thật đẹp.
- Thứ trưởng Phong, đất ở đây không dầy lắm, hơn nữa đất bị nhiễm phèn và có rất nhiều nguyên nhân khác nên cây cối cũng không phát triển lắm.
Tuy nhiên, kết hợp với kiến nghị của các chuyên gia trong huyện, Tam Thúc Công mang loại cây có thể trồng này đến cho mọi người.
Hàng tháng, hàng năm cứ kiên trì trồng cây. Mười cây chỉ có thể sống sót được hai cây, nhưng những người trong trại chưa bao giờ dừng lại.
Hơn nữa, trong trại có quy định. Người nào dám chặt cây lung tung sẽ bị nghiêm trị theo quy định của trại. Nếu muốn chặt cây trong trại phải được ban chấp hành trại thông qua.
Mà đất bị nhiễm phèn thì càng ở gần lưu vực sông Cốc thì càng nghiêm trọng, ngược lại càng ở trên thì độ nhiễm phèn càng ít.
Hơn nữa, các cây này càng lên trên càng có sức sống. Nhiều năm nay, đã trồng được rất nhiều cây.
Nếu không, mọi người đến đây chỉ có thể nhìn thấy các cây thấp bé như cây trà cùng với vùng đất vàng xám thôi.
Hiệu trưởng Mã giới thiệu.
- Tuy nói cấu tạo và tính chất của đất không được tốt, nhưng đứng ở phương diện người làm sinh thái thì cũng không tồi. Tuy nhiên, nếu không chặt cây thì mọi người đốt cái gì nào?
Thứ trưởng Phong hỏi có chút kinh ngạc.
- Tất cả đều dựa vào mọi người và ngựa đi ra bên ngoài khai thác than về đốt, mà hễ là thứ có thể đốt, ví dụ như thân cây lúa, cây ngô, chúng tôi đều tiết kiệm để dùng. Còn như cây cỏ hoang dại thì chúng tôi phải rất chú ý khống chế. Chỉ được cắt cho ngựa ăn nhưng không được cắt bậy. Nghe nói cây cỏ cũng có thể giữ sương, duy trì khí hậu. Cũng có lợi cho việc cải thiện muối kiềm trong đất.
- Ôi, vì sự phát triển cơ bản nhất của chính mình, mọi người đều sắp trở thành chuyên gia sinh thái rồi.
Diệp Phàm thở dài, cảm giác mắt có chút ướt át.
Nghỉ ngơi một chút, các chuyên gia liền phân công nhau triển khai công việc. Tam Thúc Công Mã Đằng dẫn đoàn người Diệp Phàm, Thứ trưởng Phong và Chủ tịch tỉnh Điền đi thăm thú xung quanh. Thư ký huyện ủy Hồng Lĩnh – Cổ Lương ở phía sau tiếp khách.
- Ở đây thiếu nước, nếu lòng suối Cốc có thể có lượng nước lớn chảy qua, lại thêm eo sông sâu giống như một thung lũng này, nhìn phong cảnh rất cổ xưa, rêu xanh bám khắp chiếc cầu đá, có thể xem như một phong cảnh đẹp.
Diệp Phàm thở dài, quay đầu lại hỏi thư ký Cổ,
- Tại sao không làm khu du lịch, nơi này là trại của người dân tộc Hồi, có thể làm khu du lịch đặc sắc của dân tộc thiểu số. Giống như cây cầu trúc này cũng khá được.
- Nghĩ thì cũng chỉ là nghĩ, thứ nhất, ở đây không có nước. Gọi người ta đến xem cái trại khô cằn chẳng có cái gì. Thứ hai, chủ yếu là giao thông ở đây không thông suốt. Cho dù là muốn phát triển, có thể tiếp đón được vài vị khách. Nhưng lúc này không tìm thấy đối tượng để hợp tác. Ủy ban nhân dân huyện làm gì có tiền bỏ ra để làm?
Cổ Lương có chút chua xót nói.
- Đúng vậy, nói thì dễ dàng nhưng lúc làm thì rất khó khăn. Muốn phát triển du lịch, nếu không có mấy chục triệu thì làm sao phát triển được. Như tình hình này, có bỏ ra mấy trăm triệu cũng không làm được gì. Riêng con đường này muốn sửa phải mất mấy chục triệu.
Phó Chủ tịch thường trực thành phố, đồng chí Tất Vân Lý thở dài nói.
Đang đi lại, chăn, ga giường và tiền lì xì mà Mễ Nguyệt vốn đã chuẩn bị cho Thứ trưởng Phong, chủ tịch tỉnh Điền tặng mọi người đều đã tới tay hai người.
Tuy nhiên, lúc đi tới nhà một người họ Lý, dân tộc Hán, đang hỏi thăm an ủi họ, Thứ trưởng Phong vừa mới đưa tiền lì xì cho cụ già 90 tuổi đã xảy ra sự cố.
Đột nhiên trong phòng lao ra một người mặc áo màu xanh, đầu tóc bù xù. Người phụ nữ đó kêu ‘Đỏ đỏ, đỏ đỏ…., đoạt lấy bao lì xì rồi xoay người bỏ chạy với tốc độ như bay. Chỉ trong nháy mắt, liền trốn vào cửa sau, tại hiện trường rất nhiều đồng chí đều ngẩn ngơ cả ra.
Ngay cả đồng chí phụ trách công tác bảo vệ cũng đã bị ngơ cả ra rồi.
- Sao lại thế này chứ cục trưởng Bao, anh chịu trách nhiệm thế nào đây? Sao lại để cho thích khách chạy được vào đây?
Khổng Đoan mặt lạnh, lớn tiếng chất vấn.
- Chủ tịch thành phố Khổng, cô ta không phải thích khách, mọi người trong trại chúng tôi đều biết cô ta.
Lúc này, Tam Thúc Công khẩn trương nói.
- Ôi trời, rốt cuộc sao lại thế này?
Thứ trưởng Phong ngạc nhiên một lúc, sau đó bình tĩnh lại, hăng hái tới hỏi.
- Cô gái này bị điên, tên gọi là gì tất cả mọi người cũng không rõ lắm. Cô ta từ nơi khác tới đây đã hai mươi năm nay.
Lúc mới đầu cứ thấy cô ta là mọi người trong thôn lại đuổi, bọn trẻ con còn lấy gạch ném. Vì cứ lúc nào đói là cô ta sẽ trộm đồ ăn và trộm quần áo để mặc.
Sau này, mọi người mới biết là cô ta bị điên, từ đó không ai ức hiếp cô ta nữa. Mọi người thường mang cơm và thức ăn thừa cho cô ấy.
Ngay sau đó sư thái Thanh Liên trong chùa Ngọc Diệp thấy cô ấy đáng thương đã đón cô ấy vào chùa xuống tóc làm ni cô.
Đã rất nhiều năm, cô gái này cứ kêu gào, nhảy nhót loạn lên suốt cả ngày. Tuy nhiên, từ khi đến chùa Ngọc Diệp không thấy đến trộm đồ nữa.
Mọi người trong trại cũng đã quen với sự hiện hữu của cô ấy, nhưng hôm nay thật kỳ quái, làm sao lại chạy đến đây đoạt tiền lì xì. Không sao, để tôi cho người đến chùa Ngọc Diệp lấy tiền lì xì cầm về là được.
Dù sao tiền lì xì cô ấy cầm cũng không để làm gì.
Tam Thúc Công nói.
- Ôi….
Phong Thanh Lục không khỏi thở dài, nói,
- Cô gái bị bệnh điên vẫn không khỏe được?
- Sư thái Thanh Liên nói là bệnh này hình như là bệnh tương tư, điều trị cũng không khỏi được. Tuy nhiên, đã hai mươi năm qua đi, bệnh tình của cô ấy cũng tốt hơn nhiêu rồi. Chỉ có điều vẫn không rõ ràng cho lắm, chuyện trước kia gần như đều quên hết. Bình thường không có việc gì thì cứ ngẩn người ra.
Vẻ mặt Tam Thúc Công thương xót nói.
- Trên mặt người phụ nữ kia hình như có rất nhiều sẹo? Vừa rồi cô ấy chạy chốn quá nhanh, tôi chỉ kịp nhìn qua, không biết có phải như vậy không?
Tinh thần Diệp Phàm ổn định lại, hắn hỏi, bởi vì, vừa rồi Diệp Phàm cảm thấy hơi ấn tượng với cô gái đó, chỉ có điều nhất thời chưa nhớ ra được thôi.
- Ừ, trên mặt có rất nhiều vệt sẹo lộn xộn. Cũng không hiểu được là ai đã làm, sao lại có thể ức hiếp một người điên chứ. Có lẽ là trước đây đi trộm đồ lung tung nên bị người ta rạch như vậy, những người này cũng quá dã man, một người điên như cô ấy mà cũng so đo chứ?
Hiệu trưởng Mã có chút tức giận nói.
Bữa tối cũng không tệ, Thứ trưởng Phong và mọi người ăn đều rất hài lòng. Bởi vì, tất cả các món ăn trên bàn mọi người đều chưa từng thấy, toàn là các món ăn thôn quê như là rau dại.
Bình thường các cán bộ toàn ăn hải sản, có thể ăn một bữa cơm dân dã thế này thật sự cảm thấy rất ngon và thích thú.
Tam Thúc Công vốn vẫn ngượng ngùng, bởi vì không có đồ tốt để chiêu đãi khách quý. Kết quả là toàn bộ đồ ăn đã chuẩn bị được ăn hết sạch mà vẫn còn thiếu, cảm thấy rất khó hiểu.
Sau khi cơm nước xong, nghỉ ngơi một chút, toàn thể các đồng chí ngồi tập trung ở đại sảnh của phòng họp của người dân trong trại. Đương nhiên sẽ thảo luận về những thu hoạch hôm nay rồi.
- Hôm nay ở trại Hồng Cốc tiếp đón Thứ trưởng Phong, Chủ tịch tỉnh Điền và mọi người. Lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo tỉnh đã không nề hà vất vả đến trại Hồng Cốc.
, chủ yếu là để giải quyết một số vấn đề ở trại Hồng Cốc. Buổi chiều vừa tới trại Hồng Cốc, tổ chuyên gia của tỉnh và của bộ hợp thành một đoàn khảo sát, khảo nghiệm ngay tại chỗ.
Hơn nữa, lần này các chuyên gia đến đây cũng đã mang rất nhiều dụng cụ. Sau đây mời các chuyên gia nói qua về tình hình đồng ruộng của trại Hồng Cốc.
- Đầu tiên tôi nói về chuyện đất bị nhiễm phèn. Đơn giản mà nói, có thể chia làm đất bị nhiễm phèn độ nhẹ, đất bị nhiễm phèn độ trung bình, đất bị nhiễm phèn độ nặng.
Đất bị nhiễm phèn nhẹ là loại đất có tỉ lệ nảy mầm là 70 – 80%, hàm lượng muối mà nó chứa là ba phần ngàn trở xuống.
Đất bị nhiễm phèn nặng là chỉ hàm lượng muối của nó vượt quá sáu phần ngàn, tỷ lệ nảy mầm thấp hơn 50%. Mọi người nghĩ xem, tỷ lệ nảy mầm thấp hơn 50%, sản lượng còn có thể cao tới đâu được.
So với đất ruộng bình thường, chỉ đạt chừng ba đến bốn phần sản lượng của ruộng bình thường. Thật ra, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, không nên chỉ nhìn những vấn đề không có lợi của đất bị nhiễm phèn, cần phải biến nó thành nguồn tài nguyên đất quý báu.
Bởi vì đất bị nhiễm phèn cũng thích hợp với rất nhiều loại thực vật và vi sinh vật.
Qua cuộc thí nghiệm bước đầu buổi chiều nay của chúng tôi, kết quả cho thấy toàn bộ đất ruộng của trại Hồng Cốc đều thuộc đất bị nhiễm phèn. Nhưng độ nhiễm phèn cũng thấp, không cao quá.
Loại đất này tỷ lệ nảy mầm chừng 50%. Tuy nhiên, các chuyên gia phỏng đoán, phản ứng của người dân sống trong trại Hồng Cốc cũng có chút không phù hợp với điều này.
Bởi vì hiện tại, tỷ lệ nảy mầm của các ruộng không đạt được 50%. Điều này thật là kỳ lạ, cũng không phải là đất nhiễm phèn mức trung bình, chỉ có thể nói là đất bị nhiễm phèn mức thấp và hơi hướng mức trung một chút.
Ít nhất cũng phải có tỷ lệ nảy mầm là 45%, sản lượng thu hoạch cũng phải xấp xỉ đất 40% đất vườn bình thường. Nhưng không hiểu tại sao 40% cũng không đạt được, mà sản lượng thu hoạch chỉ vẻn vẹn được có 30% so với ruộng bình thường.
Sau đó, các chuyên gia tiến hành đi đến từng hộ gia đình trong trại để phỏng vấn thống kê. Đưa ra kết luận cuối cùng là còn do các nguyên nhân khác tạo thành.
Ví dụ như, do đất tầng mỏng, hơn nữa lượng nước ở khe suối Cốc không đủ, mà đất tầng mỏng, chỉ giữ được lượng nước có hạn, hơn nữa còn có không ít đá tạp. Đồng thời kỹ thuật gieo trồng của mọi người cũng có giới hạn.
Do rất nhiều nguyên nhân nên sản lượng hoa màu của trại Hồng Cốc chỉ đạt được khoảng 30% so với đất ruộng tiêu chuẩn.
Chuyên gia viện Khoa học Nông nghiệp tỉnh phân tích.
- Thì ra là thế.
Phong Thanh Lục gật gật đầu.
- So sánh với đồng ruộng ở kênh Nhị Đạo, ở đâu tốt hơn?
Diệp Phàm hỏi, đương nhiên là có mục đích.
- Đương nhiên ở kênh Nhị Đạo tốt hơn nhiều, kỳ thật, đồng ruộng ở kênh Nhị Đạo chỉ kém chút thôi.
Về mặt sản lượng tôi tin tưởng có thể đạt được gần bằng tiêu chuẩn bình thường. Chỉ ít hơn một chút, không được coi là ruộng có sản lượng thấp quá.
Chỉ có điều, thân núi ở kênh rạch Nhị Đạo bị sạt lở khá nghiêm trọng. Nếu có thể loại trừ các tai họa ngầm này, thì việc cải tạo ruộng sẽ dễ hơn so với bên này rất nhiều.
Vu Đạo Thành nói.
- Mọi người đã nghĩ đến biện pháp cải thiện trại Hồng Cốc chưa?
Chủ tịch tỉnh Điền hỏi. Câu này vừa nói ra, tất cả mọi người ngồi ở phòng ngoài, Tam Thúc Công, hiệu trưởng Mã, đều rỏng tai lên nghe.
Bởi vì, vấn đề này liên quan đến toàn bộ cuộc sống của trại Hồng Cốc. Mà ở bên ngoài phòng, mọi người dân ở trại Hồng Cốc đã ngồi chật ních, 80% người dân sống trong trại đều đến đây, mọi người đứng hết cả toàn bộ phần đất trống ở bên ngoài.
- Thật ra, việc cải tạo đất bị nhiễm phèn chỉ tập trung ở mấy điểm. Qua vài thập niên các chuyên gia nghiên cứu, đã hệ thống được các phương pháp để cải tạo.
Ví dụ như có thể xây dựng hệ thống nước tưới tiêu hoàn thiện, sắp xếp riêng rẽ, tăng cường quản lý dùng nước, khống chế nguồn nước ngầm chặt chẽ, thông qua phương pháp thủy lợi, rửa sạch đất, dùng ống lớn đưa bùn vào ruộng…, liên tục xối rửa và loại bỏ lượng muối trong đất.
Thứ hai chính là cải thiện phương pháp kỹ thuật nông nghiệp, có thể thông qua thâm canh, san bằng ruộng đất, đổ thêm đất mượn, che cây cỏ, đổi đất bùn, che cát, tăng lượng hữu cơ và cải thiện thành phần và kết cấu ruộng đất, tăng cường tính năng thẩm thấu ruộng đất, tăng cường xối nước rửa muối.
Thứ ba là cải tạo sinh vật, có thể gieo trồng và lấy phân xanh súc vật để bón, sử dụng mầm của nấm, kiên trì gieo trồng, trồng rừng để cải tạo…, nâng cao độ phì của ruộng đất, cải tiến kết cấu đất đai, cải tạo đồng ruộng khô cằn, giảm thiểu bề mặt đất bị bốc hơi nước, khống chế muối trở lại.
Ngoài ra còn có thể dùng biện pháp hóa học. Ví như, với đất kiềm, thay đổi đất, gia tăng thạch cao sô-đa đất, rắc phèn hoặc lấy phân cải thiện đất, cải thiện tính chất trong của đất.
Đương nhiên, ở từng nơi sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau, tuy nhiên để có được hiệu quả như mong muốn còn do tài năng của từng người. Phương pháp cải tạo tốt nhất chính là tổng hợp lại rồi cùng làm.
Giáo sư Vu nói!