Lúc này, có mấy thuyền thuyền đánh cá tiến đến gần. Khi cảnh cáo không có hiệu quả, chúng ta đã nổ súng nhưng hỏa lực của chúng mạnh hơn. Chúng có súng tự động, còn có cả một khẩu súng máy hạng nặng, tầm bắn tương đối xa.
Người của ta hoàn toàn bị áp đảo nhưng chúng cũng chưa lên được thuyền. Khoảng cách hai bên vẫn còn mấy chục mét, chúng cũng không biết bay nên tuyệt đối không thể nhảy lên từ phía thuyền đánh cá được.
Chẳng hiểu được có chuyện gì, trong phút chốc lại có mấy tên xông lên được. Sau đó mới hay chúng đã dùng thiết bị lặn để trồi từ dưới mặt biển đi lên. Chúng dùng thuyền đánh cá để thu hút sự chú ý, khi bên này lơ là không đề phòng chúng sẽ từ dưới nước trồi lên.
Sau khi toán này lên được thuyền thì tình hình bắt đầu loạn, đang lúc đánh nhau thì mấy thuyền đánh cá kia cũng bủa vào. Hết cách, bên ta đành thả một chiếc thuyền nhỏ chở người bị thương rút lui khỏi đó.
Nhưng vẫn cứ chết mất bốn người. Trong đó hai người là thuyền viên, còn lại là con cháu Lô gia chúng ta.
Lô Đống chua xót thuật lại sự việc.
- Thật ra bọn này được đồn đại là cướp biển nhưng cũng là ngư dân vùng duyên hải mà thôi. Bọn họ thường ngày vẫn đánh cá, thi thoảng gặp thuyền buôn đi chậm, hoặc có trục trặc gì mà thả neo.
Họ sẽ cứ thế hè nhau lên đánh cướp rồi bỏ chạy. Có khi chỉ là một chiếc thuyền ba lá với động cơ Yamaha công suất lớn, ầm ầm rú động cơ xông lên cướp bóc chút tiền mặt hoặc mấy thứ đồ đáng giá, không lên được thì cố kéo cho lật thuyền.
Chuyện này trong nước cũng không phải không có. Tất nhiên không phải hải tặc mà có khi chỉ là xe hàng bị lật, người dân quanh đó tranh thủ chạy đến cướp hàng thôi.
Trương Hùng nhận định.
- Ừm!
Lô Vĩ gật đầu bảo mọi người:
- Tờ《Straits times 》 của Singapore đưa tin trích dẫn thống kê của Trung tâm điều tra hải tặc có đoạn như sau: hải tặc ở phía Bắc eo biển Malacca thi thoảng có trang bị các loại súng tự động hạng nhẹ như -47, m-16; còn ở phía nam eo biển thì đa số cướp biển chỉ mang trường đao.
Còn có số ít hải tặc thự hiện chuẩn xác hàm nghĩa của từ “trộm”. Nhân khi đêm tối, chúng sẽ ngồi thuyền ba lá âm thầm tiếp cận thuyền buôn, sau đó mò lên thuyền mạn thuyền, đột nhập vào khoang hàng, có cái gì thì tiện tay mượn tạm rồi lại lặng lẽ chuồn khỏi.
Thó xong đồ mà không kinh động bất cứ ai trên thuyền là phương châm hành động số một với loại hải tặc này, về phần hàng hóa cướp được là cái gì, bọn chúng cũng không hề so đo hơn thiệt. Loại hải tặc này có thể nói là khá văn minh.
Lô Vĩ bổ sung thêm.
- Thông thường hải tặc hay dùng công cụ gì để thực hiện những phi vụ này?
Diệp Phàm cất tiếng hỏi.
- Bọn cướp biển làng nhàng hầu hết đều dùng một loại công cụ đắc lực gọi là “Phi hổ trảo”. “Phi hổ trảo” thật ra là thứ móc kim loại, đằng sau có gắn một đoạn dây thừng.
Có thể là khi minh tranh hay ám đấu, chúng đều dùng loại “Phi hổ trảo” này ném lên boong của thuyền buôn, phần vuốt câu sẽ móc bám vào hàng rào ngoài mép thuyền và hải tặc chỉ việc đu theo dây thừng mà leo lên.
Đa số thuyền buôn đều làm mạn thuyền cao hơn 4 mét, đại, thuyền cỡ lớn có khi cao đến 10 mét.
“Phi hổ trảo” là phương thức duy nhất để hầu hết hải tặc lên được thuyền. Tình cảnh này chắc mọi người cũng không lạ gì.
Bọn Phi tặc khi xưa cũng hay làm thế. Khi leo tường thì lôi bên hông ra một vật dạng móc câu ném lên tường để leo qua.
Lô Vĩ nói thêm.
- Đương nhiên đó chỉ có thể là bọn hải tặc nhãi nhép hay đánh quả lẻ mà thôi. Thậm chí không đáng để gọi là cướp biển. So với hải tặc Châu Âu thời Trung cổ, cưỡi thuyền lớn đi đánh cướp khắp nơi thì đây chỉ là trò trẻ con.
Còn bọn người mà giám đốc Lô vừa nói hoàn toàn khác biệt về bản chất. Những tên này hẳn là thuộc loại cướp biển bá đạo chốn đại dương đây.
Chúng thuộc tổ chức hải tặc quy mô lớn chuyên dùng súng máy và súng phóng tên lửa để yểm hộ và lên thuyền. Loại cướp biển có tổ chức, kế hoạch chu đáo chặt chẽ như vậy ở eo biển Malacca cũng không hay gặp mấy.
Dù sao, hai bờ eo biển Malacca có rất nhiều quốc gia, sẽ có sự uy hiếp đến từ quân đội chính quy các nước đó. Có điều, mấy tên tướng cướp trên biển này.
Thông thường đều có liên hệ với một số tổ chức trong vùng. Ví dụ như, phong trào Yasen khét tiếng trong vùng, tổ chức sói hoang Card Doyle cùng với lực lượng vũ trang Ao Yefu.
Trương Hùng cũng xen vào tiếp tục.
- Trương Hùng, chú cho rằng hành động cướp hàng của “Bàn Thế” lần này có sự tham gia của tổ chức địa phương?
Diệp Phàm càng thấy lo hơn, vì Trương Hùng trước nay vẫn làm ở Bộ An ninh Quốc gia nên chắc hẳn là y khá thạo về mặt này.
- Theo những gì giám đốc Lô vừa kể thì khả năng có sự can dự của các băng nhóm nơi đó là rất lớn. Nhưng những gì ông chủ Lô nói cũng rất đáng để suy nghĩ. Kế hoạch chu đáo chặt chẽ đến mức ấy, nhất định là có đối tượng trong nước tham gia. Nếu không có nội ứng thì không thể có một kế hoạch hoàn hảo đến vậy. Ngay cả tin tức cũng linh hoạt đến lạ thường.
Trương Hùng nhận định.
- Phần tử trong nước, đã tập kích đội thuyền nhà ta thì ắt là muốn đối đầu với Lô gia rồi.
Thiết Chiêm Hùng nói đến đây liền quay sang hỏi Lô Bạch Vân:
- Chẳng hay Lô gia có thế lực đối đầu nào ở trong nước không, cả ở nước ngoài nữa, nếu không có gì bất tiện thì xin nói ra để mọi người cùng ngâm cứu một chút. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Cứ không rõ đầu đuôi mà cứ hành sự quàng xiên thì trong lòng cũng sẽ thiếu mất sự tự tin. Hơn nữa, lần này hải tặc tổ chức chặt chẽ như vậy, chứng tỏ chúng là đối thủ nặng ký. Chúng ta nhất định phải vạch ra một kế hoạch chu đáo chặt chẽ, tuyệt đối không có sai sót gì mới được.
- Ừm, có vẻ ngay cả tàu ngầm mini cũng được chúng sử dụng đến. Hi vọng không phải của quân đội các nước, nếu không, việc này lại càng phức tạp thêm.
Diệp Phàm lo ngại.
- Chắc là không phải, các nước xung quanh đều tương đối nhỏ, như Singapore, Malaysia, Indonesia thì có được bao nhiêu tàu ngầm chứ.
Cứ cho là có đi nữa thì họ sẽ tự biết gìn giữ, chẳng dại gì dùng tấn công đội thuyền chúng ta, nếu bị phát hiện, thì chẳng phải sẽ mang tiếng là đất nước thổ phỉ hay sao.
Huống hồ, những quốc gia này đều có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, không thể tấn công thuyền của chúng ta.
Lô Bạch Vân lắc đầu, ngẫm nghĩ một lát rồi bảo:
- Tôi vẫn hoài nghi, việc này liệu có phải do gia tộc họ Phượng ở Thủy Châu làm không. Nhà họ Phượng này có oán hận chất chứa ngày càng sâu với Lô gia ta, Chủ tịch Diệp chắc cũng đã biết rõ chuyện ân oán giữa hai nhà.
- Chắc hẳn là bọn họ rồi, chỉ có Phượng gia mới mời nổi ngần ấy cao thủ. Trên thuyền chúng ta cũng có hai cao thủ tứ đẳng, thực lực bên đó áng chừng là mạnh hơn đôi chút. Lô Đinh cũng bị thương khi giáp công cận chiến, theo y thuật lại thì ít nhất đối thủ cũng phải thuộc hàng ngũ đẳng mới đả thương hắn được.
Lô Vĩ giận dữ cho hay.
- Nhắc đến chuyện này tôi cũng hơi có chút ấn tượng.
Trương Hùng ngẫm nghĩ một chút rồi thốt lên:
- Tôi nhớ ra rồi, lần trước điều tra chuyện nhà họ Phượng ở Thủy Châu, dường như cũng có chút manh mối. Nhưng nhà họ Phượng hình như không liên quan gì đến tập đoàn Vĩnh Thái mà là có mối quan hệ khá mật thiết với một tập đoàn ở thủ đô tên là “Xương Hoa”.
- Lẽ nào là mối quan hệ giữa Xương Hoa và Vĩnh Thái rất tốt, nên nhà họ Phượng làm thế đơn giản chỉ để che mắt người khắc. Họ thông qua Xương Hoa tiến hành giao dịch bí mật gì đó với bên Vĩnh Thái. Hoặc là, bọn họ mượn tay Xương Hoa để đạt được mục đích. Chỉ nhìn bên ngoài thì thấy việc này chẳng liên quan gì đến Phượng gia cả. Thật là, không có lý nào!
Diệp Phàm phân tích một lúc rồi lại lắc đầu.
- Có lý.
Thiết Chiêm Hùng gật đầu tán thành:
- Theo mô thức hành động thì tấn công đội thuyền Lô gia lần này rất có thể là do người của tổ chức sói hoang Card Doyle làm.
Còn một khả năng nữa là Phượng gia ở Thủy Châu liên hệ với băng sói hoang Card Doyle liên thủ hành động lần này.
Còn lợi ích đã được chia phần từ trước đó. Mục tiêu của nhà họ Phượng là hủy cơ nghiệp Lô gia, còn tổ chức sói hoang Card Doyle thì chẳng có ân oán gì với Lô gia cả.
Chúng làm vậy đơn giản là vì mối lợi lớn. Phong trào chống khủng bố trên thế giới ngày càng sâu sắc, cuộc sống của chúng cũng không khá giả gì cho cam.
Dù là tổ chức nào đi nữa mà không có tiền thì chẳng làm nổi việc gì cả. Từ mua vũ khí, chế bom, mua chuộc những kẻ đánh bom liều chết…nếu không có tiền thì cũng chẳng làm nên trò trống gì cả.
- Ừm, theo báo cáo của Cục hàng hải quốc tế (IMB) có trụ sở chính đặt tại Kuala Lumpur, mấy tháng gần đây, số vụ tàu thuyền các nước bị tập kích trên vùng biển quốc tế đột ngột tăng đến hơn 200 vụ, tăng 37% so với 171 vụ cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, hải tặc lên thuyền 165 vụ, 9 thuyền bị bắt cóc, 16 thuyền viên bị giết hại, 52 người bị thương.
Trong lịch sử hải tặc xuất hiện sớm nhất vào thời La Mã, chúng chủ yếu hoạt động ở Địa Trung Hải. Đến thời Trung cổ, hành vi cướp bóc dã man trên biển bắt đầu lan tràn sang Bắc Âu.
Đặc biệt là bước vào thế kỷ hai mốt, hải tặc ở các vùng biển của Bắc Âu hầu như đã biến mất hẳn, nhưng lại manh nha nổi lên ở khu vực châu Á Thái bình dương.
Theo thống kê, hơn 70% các vụ cướp thuyền trên thế giới phát sinh ở vùng biển quốc tế của châu Á, nhất là eo biển Malacca.
Mỗi ngày có hàng ngàn thuyền buôn tàu hàng qua lại eo biển Malacca, trong đó có 50% trở lên có khả năng trở thành đối tượng cướp bóc của hải tặc. Do vấn nạn hải tặc hoành hành, cung đường vàng của ngành hàng hải này tổn thất đến 16 tỷ USD trong riêng năm 2001.
Trương Hùng cho biết thêm.
- Toàn bộ eo biển Malacca dài hơn 800km, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là tuyến hải trình tấp nập nhất trên thế giới chỉ xếp sau mỗi kênh đào Anh, đây lại là con đường buộc phải đi qua với thuyền bè Châu Âu cũng như thuyền chở dầu của Trung Đông nếu muốn đến Đông Á.
Tác gia người Anh Isabella Bird đã miêu tả Malacca trong cuốn du kí của bà như sau:
- Xét về nhiều phương diện, nơi này mang hơi hướng của thời trung cổ. Ảnh hưởng của thế giới hiện đại ồn ào náo nhiệt với nơi này rất mỏng manh.
Thế nhưng, Malacca hiện nay không hề yên bình. Một bên là thành thị ồn ào náo nhiệt và phồn hoa, một bên là hải tặc điên cuồng tàn sát. Mà bọn hải tặc cũng thay vũ khí như thay áo, ngày một hiện đại hoá và quốc tế hóa.
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, rất dễ dàng để mua các loại vũ khí tiên tiến trên thị trường quốc tế. Hiện nay, trên thuyền của hải tặc chẳng những có súng máy, còn có máy tính và chảo anten vệ tinh, có thể liên hệ với các tập đoàn tội phạm thậm chí cả các tổ chức khủng bố bằng mạng inte, vậy là số hành vi phạm pháp của một số tổ chức ngày càng tăng.
Bọn hải tặc có tổ chức này thông thường trước mỗi đợt hành động đều có kế hoạch tỉ mỉ, phân công rõ người lái thuyền, căn cứ vững chắc và tình báo tin cậy. Một số hải tặc có mức độ nguy hiểm cao sẽ sát hại thuyền viên hoặc bắt cóc thuyền.
Sau khi chúng cướp được thuyền và hàng, thông thường đều phải treo lên quốc kỳ của một nước nào đó đã chuẩn bị sẵn, đồng thời tiến hành cải tạo lại thuyền, như: sơn màu khác cho ống khói, đổi tên thuyền, sửa chữ viết tắt của quốc tịch ở phần đuôi thuyền, thậm chí thay đổi cả số seri xuất xưởng của động cơ, sau đó chiêu nạp lại đội ngũ thuyền viên, làm giả toàn bộ giấy tờ, đem cả thuyền và hàng đi bán ở một nơi khác.
Hải tặc được hiện đại hoá có quy mô rất lớn, tổ chức nghiêm mật, thiết lập hệ thống chân rết, chỗ nào cũng có bố trí thành viên.
Một thuyền hàng bị tập kích bởi hải tặc ở nhiều nước liên thủ lại, tại Hàn Quốc có kẻ vạch sẵn kế hoạch nhân viên,kết hợp với hung thủ Indonesia, công nhân bến tàu và thương nhân chợ đen Myanmar. Sau lưng bọn hải tặc này đều có các thương gia lớn giúp đỡ, dùng công nghệ cao để vũ trang nhằm giết người cướp của.
Một báo cáo của Tổ chức hàng hải quốc tế(im) cho rằng, tập đoàn khủng bố có mối qua hệ dây mơ rễ má với một số tổ chức có khả năng đã tài trợ cho những hoạt động phạm pháp của bọn cướp biển.
Chuyên gia của tổ chức hàng hải quốc tế cho hay, trong bối cảnh an ninh thế giới đang gặp phải những thách thức mới đến từ chủ nghĩa khủng bố, việc đảm bảo an toàn hàng hải hiện không còn giới hạn trong phạm vi vấn đề hải tặc và chống hải tặc nữa, sự tấn công của chủ nghĩa khủng bố có tổ chức, có âm mưu, quy mô rộng lớn, thủ đoạn tiên tiến đang trở thành mối uy hiếp ngày một nghiêm trọng đối với ngành hàng hải.
Do các nước đều tăng cường chống khủng bố nên địa bàn hoạt động của các phần tử này trên lục địa hầu như không còn mấy, khiến chúng không thể không đem "trận địa" này ra các vùng biển. Các phần tử khủng bố chuyên gây ra các hoạt động khủng bố trên biển được các chuyên gia gọi là "hải tặc hiện đại".
Các chuyên gia chống khủng bố cho rằng, trong số tất cả các chiến thuật khủng bố chủ yếu thì khủng bố tập kích trên biển là khó đối phó nhất. Bởi vì, bọn chúng đến đi vô thường, thật sự rất khó đối phó.
Như trường hợp tấn công thuyền hàng của tập đoàn vận tải Bàn Thế vừa rồi chẳng hạn, chúng ta phải rà soát tìm cho ra hang ổ của chúng, quá là khó khăn. Không tìm thấy hang ổ của chúng thì đoạt lại hàng hóa không hề dễ dàng như chuyện cổ tích nghìn lẻ một đêm.
Trương Cường lo lắng.