Sau khi rời khỏi con thác sau núi, Mạc Phong và Tống Giai Âm trở về nhà, đúng lúc họ nhìn thấy Tiểu Nhụy đang cầm cuốc đào thứ gì đó ở một bên.
"Tiểu Nhụy, em làm bài tập xong chưa? Đừng nghịch lung tung nữa, cứ để đó lát nữa chị làm!”, Tống Giai Âm từ xa hét lên.
Nhưng khi nhìn thấy thứ mà Tiểu Nhụy đang cầm trong tay, Mạc Phong không khỏi cười tủm tỉm nói: "Em gái em tuổi còn nhỏ như vậy mã đã biết về thảo dược rồi à?”
"Thảo được? Đó không phải là cỏ dại sao? Nó mọc nhanh một cách điên cuồng, ngày nào cũng phải làm cỏ!”
"Cỏ dại? Em nói đây là cỏ dại?”
Mạc Phong vội vàng chạy lại và lấy ‘cỏ dại’ mà Tiểu Nhụy đang cầm trên tay ngửi thử.
Thấy vậy Tống Giai Âm cũng không khỏi bối rối: “Anh Mạc, lẽ nào đây không phải là cỏ dại sao?”
"Trong đại cương hoa cỏ có ghi chép đây là loại sen cúc, có thể trị phong hàn, thanh nhiệt, giải cảm theo thời tiết chứ không phải loại cỏ dại như em nói”.
Nói xong, anh lại đi loanh quanh trong nhà, cầm cuốc nhỏ đi đào khắp nơi những thảo dược này.
Mặc dù đây không phải là những thảo dược đắt tiền của Hoa Hạ, nhưng nếu chúng được phơi khô và bán ra bên ngoài, ít nhất cũng phải được bán với giá ba mươi tệ nửa cân.
So với công việc đồng áng, họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng thật đáng tiếc khi không ai ở ngôi làng nhỏ trên núi hiểu được điều này.
Cặp vợ chồng trung niên trở về sau công việc đồng áng trên cánh đồng, đúng lúc họ nhìn thấy Mạc Phong đang giúp họ làm cỏ quanh nhà.
"Chà, cậu nhóc này khá lắm, vừa đến đã biết tranh việc làm rồi, không phải nói là người thành phố chỉ ham ăn lười làm hay sao?”
"Bà như thế là phiến diện lắm, bà không tin mắt nhìn người của con gái mình sao?”
"Ông này, ông nói xem cậu ấy với con gái mình có xảy ra chuyện gì không nhỉ? Nếu có mà sau này người ta không cần con gái mình nữa thì phải làm sao?”
"Bà đúng là chỉ lo hão huyền, chuyện của con trẻ chúng ta đừng nhúng tay vào thì hơn”.
Nói rồi người đàn ông trung niên vội vã vào nhà, rót một cốc nước và mỉm cười nói: "Anh bạn đừng làm nữa, cỏ dại trong sân này mọc nhanh lắm, cho dù hôm nay diệt cỏ, ngày mai sẽ lại mọc lên thôi”.
Mạc Phong quay lại, ngạc nhiên hỏi: "Chú ơi, loại cỏ này quanh đây nhiều lắm phải không?”
"Nhiều! Khắp nơi mọc đầy loại cỏ dại này, châm lửa đốt được hai hôm là lại mọc lên, nhất là nếu nó mọc từ trong lòng đất thì căn bản không có cách nào để trồng hoa màu được”.
Người trong thôn khi nhắc đến chuyện này đều tức giận, vừa gieo hạt giống hoa màu, một lúc sau hạt giống đều bị loại ‘cỏ dại’ này lấn át hết, không hút được chất dinh dưỡng từ trong lòng đất nên họ không thể trồng hoa màu được.
Người dân trong làng chỉ trông chờ vào mùa màng hàng năm để sinh sống, nếu không trồng được những thứ này thì chắc chắn sẽ nghèo, không có lương thực để ăn trong năm tới!
Môi trường ở thôn Thập Lý rất đặc biệt, rất khó trồng hoa màu, hầu như ngày nào họ cũng phải ra đồng chăm sóc ngăn cỏ dại mọc để những cây trồng phổ thông có thể phát triển bình thường.
Chính vì loại ‘cỏ dại’ phát triển điên cuồng này nên thôn Thập Lý mới nghèo nàn như vậy.
“Chú ơi, chú nói khắp nơi trong thôn đều là những đám cỏ dại này sao?”, Mạc Phong kêu lên như thể vừa phát hiện ra một lục địa mới nào đó.
Người đàn ông trung niên gật đầu: “Đúng vậy, có mấy loại cỏ dại cơ, còn có loại đơm hoa kết trái nữa!”
"Chú à, chú làm gì thì làm đi ạ, cháu đi loanh quanh một chút!”
Nói xong, anh lại chạy vào sân và nhìn xung quanh, như thể đang tìm kiếm thứ gì đó.
"Con gái, mau đi cùng bạn con đi. Ầy, lần đầu tiên thấy bọn trẻ ở thành phố lại thích nơi thôn quê như vậy!”
Trong mắt họ, người ở thành phố đều là những người hư hỏng, chưa bao giờ làm việc nặng nhọc, thậm chí ở quê luôn sợ bẩn quần áo. Nhưng Mạc Phong thì khác, vừa về đến nông thôn đã chẳng khác nào một con sói được trở về đồng cỏ, bộc lộ hết thiên tính của mình.
Tống Giai Âm vốn định phụ giúp công việc, nhưng bị bố mình thúc giục đi cùng Mạc Phong, cô gái không khỏi đỏ mặt vâng dạ rồi chạy ra ngoài đồng.
Bên sông ở thôn Thập Lý.
Mẹ của Tống Giai Âm đang mang quần áo qua một bên chuẩn bị giặt giũ, nhưng qua sông tình cờ đụng phải một vài người thường ngày không lấy làm thân thiện gì cho lắm.
"Ồ, không phải nghe nói con rể chị quay về rồi sao? Không ở nhà mà trông coi con rể thành phố mà đến đây giặt quần áo làm gì?”
Bà Tống trừng mắt nhìn bà ta và giận dữ nói: "Liên quan gì đến chị, hơn nữa trai dựng vợ gái gả chồng, con gái tôi tìm chàng rể thì đã làm sao?”
"Xùy! Coi cái vẻ khoe mẽ của chị kìa. Chị phải cẩn thận đó, đừng để đến lúc đó người ta lừa con gái chị, rồi còn lừa cả tiền của mấy người nữa. Người thành phố xấu xa lắm, lẻo mồm lẻo mép, ban đầu thì lấy lòng mấy người, sau đấy từng chút từng chút một lừa gạt mấy người. Chị phải cẩn thận đó, đến lúc Giai Âm không kết hôn mà lại vác cái bụng to tướng, tôi xem ai dám lấy nó nữa!”, người phụ nữ trung niên khịt mũi nói.
Không ngờ, mẹ của Tống Giai Âm lại lấy từ trong chiếc giỏ ra một cái chày cán bột: “Ngậm miệng lại! Con gái tôi không phải loại người như vậy! Nếu còn có ai dám khua môi múa mép sau lưng tôi nữa thì tôi không tha cho kẻ đó!”
Nói rồi bà ấy giận dữ bỏ đi.
Bà trở về nhà và nhìn quanh một vòng.
"Ông à, con gái mình đâu rồi?”
Người đàn ông trung niên đang ngồi trên bàn nếm thử hai chai rượu ngon mà Mạc Phong biếu: "Con gái với cậu Mạc ra ngoài chơi rồi. Rượu này ngon thật đấy, lần đầu tiên tôi được uống loại rượu mấy trăm tệ này đấy!”
"Uống uống uống, ông chỉ biết uống rượu thôi, ra ngoài mà nghe người trong thôn đang nói con gái mình như thế nào kìa. Họ nói người thành phố đều là những kẻ lừa đảo, chuyên lừa bịp con gái. Ông nói xem con gái mình ngây thơ như vậy, có khi nào bị lừa không?”
Suy nghĩ của đàn ông hơi khác so với phụ nữ, ông ấy khẽ lắc đầu, không để ý lắm đến vợ mình.
Theo như ông ấy thấy, Mạc Phong là một đứa trẻ rất trưởng thành, ông càng nhìn càng thấy thích.
Bản thân ông đã sống một cuộc sống bất lực ở trong ngôi làng này cả đời rồi, ông không muốn con gái mình cũng lại phải sống cuộc sống tầm thường như thế trong ngôi làng nhỏ bé này nữa.
Lúc thi vào đại học, người dân trong làng nhất quyết không đồng ý cho Tống Giai Âm ra ngoài để học đại học.
Có thể vài người trong số họ đang ghen tị, dù sao có thể trúng tuyển đại học là chuyện mang lại vinh dự cho dòng họ, chưa kể là con gái ông lại được đến thành phố lớn như Giang Hải học tập khiến nhiều người không khỏi ghen tị.
Cũng có một thực tế là việc học này rất tốn kém, chi phí học tập mọi người phải cùng nhau đóng góp, việc làm tổn hại đến lợi ích của mọi người, ai mà thích chứ?
Đâu còn cách nào khác, ở trong thung lũng nhỏ này khó khăn lắm mới có được một sinh viên đại học, cuối cùng nhà của trưởng thôn phải gom tiền để con gái ông có tiền lộ phí.