Dưới rào chắn, Trịnh Trì Viễn và Hồng đào Bình đang ngẩng đầu nhìn số hiệu Thái Bình.
Thấy Kim Phi xuất hiện bên rào chắn, hai người họ bèn vẫy tay với y.
“Tiên sinh yên tâm, ta nhất định sẽ bảo vệ Đông Hải thật tốt...”
Trịnh Trì Viễn cất cao giọng bày tỏ lòng quyết tâm với Kim Phi, nhưng còn chưa hô hào xong, công nhân trong cabin điện đã bắt đầu kéo còi hơi.
“Tiên sinh, có thể lên đường chưa ạ?”
Kim Bằng đi lên xin chỉ thị.
Tiếng còi hơi báo hiệu nước trong phòng nồi hơi đã xôi, đầu máy hơi nữa đã bắt đầu khởi động.
“Lên đường thôi!” Kim Phi gật đầu ra lệnh.
Kết cấu càng đơn giản, càng ít xảy ra rủi ro, vì giảm bớt khả năng xảy ra rủi ro của số hiệu Thái Bình, khi Kim Phi thiết kế nó, y đã không thiết kế chức năng đảo chiều.
Lúc trước mũi thuyền chỉ về đâu, đầu máy hơi nước sẽ khởi động ở đó, không tìm được cách nào để đi lùi từ bến tàu.
Tàu Trấn Viễn số một cũng bởi vậy mà bị cầm chân ở bến tàu, rồi bị người Đông Man nghiền nát đến chết.
Thôi thì đi một đàng khôn một dặn, vì tránh để xảy ra tình huống như vậy, tối hôm qua sau khi buổi biểu diễn kết thúc, Kim Bằng đã sai thủy thủ lái số hiệu Thái Bình ra ngoài, lượn vài vòng, sau đó lại tìm một chiếc thuyền lầu chở rong biển, kéo số hiệu Thái Bình về bến tàu, giữ cho mũi thuyền hướng ra ngoài.
Không chỉ có vậy, sau khi neo ở bến tàu, Kim Bằng còn dặn họ không những không để cho nồi hơi tắt lửa, mà còn phủ thêm một lớp than đá dưới nồi hơi, giữ nhiệt độ nước trong nồi hơi ở khoảng 60-70 độ.
Như vậy, một khi xuất hiện nguy hiểm, chỉ cần bỏ lớp than đá được phủ dưới nồi lên, bật máy quạt gió, như vậy rất nhanh là có thể đun cho nước sủi, khởi động máy hơi nước, lao nhanh ra khỏi bến tàu.
So với bây giờ, sau khi Kim Phi ra lệnh khởi hành, Kim Bằng liền ra hiệu cho phía sau.
Lính truyền lệnh canh giữ ở cửa khoang thấy vậy, lập tức vươn tay kéo kéo sợi dây bên cạnh.
Khoang chỉ huy và đài quan sát của số hiệu Thái Bình đều ở trên boong, mà cabin điện lại nằm ở cuối thuyền.
Nếu thuyền trưởng ở trên boong phát hiện có nguy hiểm, muốn truyền lệnh xuống cabin đi điện, cần phải có người đi gọi, phải đi qua hết các khoang khác, như vậy hiệu suất quá chậm.
Có lúc nguy hiểm bỗng dưng ập đến, truyền lệnh sớm hơn một giây, có thể tránh cho xảy ra tai nạn.
Vì tăng tốc độ truyền lệnh, Kim Phi còn đặc biệt thiết kế thêm mấy sợi dây thừng.
Những sợi dây thừng này kéo dài từ cửa khoang thuyền đến tận cabin điện, cuối mỗi sợi dây đều được gắn một cái chuông.
Chuông khác nhau thì tiếng vang cũng khác nhau, báo hiệu mệnh lệnh khác nhau.
So với bây giờ, một giây sau khi lính truyền lệnh kéo chuông, còi hơi lại vang lên một lát, ra hiệu đã nhận lệnh.
Sau đó, số hiệu Thái Bình hơi rung rung, dưới đuôi tàu mặt nước cuồn cuộn, thân thuyền cũng dần dần di chuyển.
Đám người Quan Hạ Nhi, Nhuận Nương, Đường Tiểu Bắc từ trong khoang thuyền đi ra, đến bên cạnh Kim Phi, vẫy tay tạm biệt Khánh Mộ Lam, Hồng Đào Bình và những người phía dưới.
Chỉ một lát sau, số hiệu Thái Bình đã ra khỏi bến tàu, chậm rãi chuyển hướng.
Kim Phi đang chuẩn bị đi vào cabin xem thử, lại nghe thấy Nhuận Nương gọi y: “A, đương gia, chàng nhìn kìa!”
Nhìn theo ngón tay của Nhuận Nương, chỉ thấy bên bờ biển phía Nam xưởng đóng thuyền, không biết đã chật kín người từ lúc nào, họ vẫy tay chào số hiệu Thái Bình.
Cảnh tượng này cũng từng xuất hiện ở Xuyên Thục, hơn nữa không chỉ xuất hiện một lần.
Ban đầu khi Kim Phi mới mở xưởng, rất nhiều người dân cảm kích Kim Phi vì y đã cho họ ấm bụng, có tiền nuôi người nhà, vì vậy khi thấy Kim Phi họ bèn quỳ xuống.
Khoảng thời gian đó Kim Phi ra ngoài cũng không dám rêu rao, sợ bị người dân phát hiện, lập kín đường mất.
Sau đó y cấm mấy cái nghi lễ quỳ lạy, khi xuất hiện cũng ngày càng khiêm tốn, nên hiện tượng này mới dần ít đi.
Quan Hạ Nhi là người đầu tiên gả cho Kim Phi khi mới đặt bước chân đến thế giới này, đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn thấy cảnh tượng này, nhưng vẫn kích động như cũ.
Mặc dù trong lòng đã có câu trả lời, nhưng Quan Hạ Nhi vẫn lẩm bẩm: “Đương gia, bọn họ tới tiễn chúng ta sao?”
“Đúng vậy!” Kim Phi khẽ gật đầu, đồng thời nhìn Kim Bằng một cái.
Kim Bằng hiểu ý, phất tay ra hiệu cho lính truyền lệnh.
Mấy giây sau, tiếng còi hơi lảnh lót của số hiệu Thái Bình vang lên.
Khác hẳn với tiếng còi ngắn ngủi lúc trước, lần này tiếng còi kéo dài khoảng nửa phút rồi mới kết thúc.
Có lẽ bị tiếng còi kích thích, nhân viên hộ tống đứng trên bờ tiễn người đi xa bỗng nhiên gõ trống.
Các nhân viên hộ tống khác hô vang theo tiếng trống: “Thái bình! Thái bình! Đất nước thái bình!”
Dân tỵ nạn nghe thấy các nhân viên hộ tống hét hô như vậy, cũng hô to theo.
Lúc này có khoảng hơn mười nghìn dân tỵ nạn đang đứng trên bờ biển.
Tiếng hô của hơn mười ngàn người vang lên như tiếng sấm rền!
Công chúa Lộ Khiết vốn đang ngồi trong khoang thuyền, nghe thấy tiếng gọi ầm ĩ từ bên ngoài bèn đi ra, đi lên trên rào chắn.
Nghe tiếng kêu hùng tráng, biểu cảm của công chúa Lộ Khiết càng rung động hơn so với Quan Hạ Nhi.
Lúc trước khi cô ta đọc tin tình báo về Kim Phi, đã từng nghe người dân Kim Xuyên bởi vì cảm kích y, nên khi thấy y đi ngang qua bèn đứng thành hai hàng chào đón, cũng nghe tin người dân Kim Xuyên tự ý chạy đến làng Tây Hà chúc tết Kim Phi.
Nhưng công chúa Lộ Khiết cho rằng tình báo có hiềm nghi quá lớn, từ tận trong lòng cô ta vẫn nghi ngờ chuyện này.
Bây giờ cô ta tận mắt nhìn thấy khung cảnh này rồi, không thể không tin.
Hơn nữa chính mắt nhìn thấy so với đọc tin tình báo, cảm giác lại không giống nhau.
Nhìn dân tỵ nạn đứng kín trên bờ, nghe tiếng hô vang to như dời núi lấp bể, công chúa Lộ Khiết bỗng cảm thấy rối rắm.
Lúc trước cô ta e dè Kim Phi, lý do lớn nhất chính là thiên phú về mặt máy móc của y.
Nhưng trải qua chuyến đi tới trấn Ngư Khê lần này, công chúa Lộ Khiết đã phát hiện sức ảnh hưởng của Kim Phi với dân chúng.
Là một người nắm quyền, công chúa Lộ Khiết quá hiểu tầm quan trọng của lòng dân.
Có lòng dân, Kim Phi chỉ cần vung tay, lập tức sẽ có hàng nghìn người lao tới.
So với thiên phú về máy móc của Kim Phi, công chúa Lộ Khiết càng e sợ điểm này hơn.
Bởi vì rất nhiều thiên tài nếu không thị tài, khinh rẻ người khác, thì cũng là tính cách có vấn đề.
Mặc dù Kim Phi có hơi hướng nội, nhưng chắc chắn tính cách của y không hề có thiếu sót.
Lúc đó Cứu công chúa đoán không sai, rất nhiều thế lực đã cài gián điệp ở trấn Ngư Khê, bao gồm cả Đông Man.
Mặc dù Giang Văn Văn đã quan sát rất kỹ đám người công chúa Lộ Khiết, nhưng công chúa Lộ Khiết thường xuyên đi dạo trong trấn Ngư Khê, mỗi ngày đều tiếp xúc với rất nhiều người, gián điệp muốn truyền tin cho cô ta là chuyện quá đơn giản, vốn không thể phòng được.
Lúc mới tới, công chúa Lộ Khiết còn cho rằng Kim Phi chỉ mở các phân xưởng để diễn thôi, nhưng khi ở lại trấn Ngư Khê lâu như vậy, tự nghe tự thấy, cô ta đã hiểu sâu hơn về y, cũng dần phát hiện ra, Kim Phi mở xưởng, quả đúng như những gì y nói, mở xưởng là để cho người dân có cơm ăn áo mặc.
Diễn là một trạng thái bình thường trên chiến trường chính trị, nhưng bất kỳ lời nói dối nào đều sẽ có một ngày bị đâm thủng, chỉ có thành tâm mới có thể đạt được lòng dân.
Đây cũng là thu hoạch lớn nhất của công chúa Lộ Khiết sau khi đến trấn Ngư Khê, cô ta càng hiểu sâu về Kim Phi hơn.
Người dân xếp hàng đứng trên bờ từ xưởng đóng thuyền trải ra hàng mấy mét, mãi đến khi không nhìn thấy bóng dáng của số hiệu Thái Bình nữa mới rời khỏi.
Trong quá trình này, Kim Phi vẫn luôn đứng trên rào chắn, chăm chú nhìn người dân.
Trong lòng y không ngừng tự nhắc nhở mình, phải nhớ kỹ phút giây này, không được quên lý tưởng ban đầu, rời khỏi quần chúng.