Cùng ngày hoàng đế mới lên ngôi, ở biên quan, tộc Khiết Đan lại bắt đầu tấn công Đại Triệu. Người trông coi ở biên ải là Trịnh Thế Dân lại dẫn theo mười lăm vạn đại quân của hắn ta, đi thẳng qua biên ải đến Đại Danh phủ.
Hắn ta chuẩn bị hợp nhất với bọn cường đạo ở Đại Danh phủ, lấy lý do hoàng đế mới không có năng lực, trực tiếp phản!
Mà bởi vì biên ải không đủ quân bảo vệ, trực tiếp bị đánh tan, quân Khiết Đan lại một lần nữa đánh giết một đường đến kinh thành.
Tân hoàng Tống Cấu trong cơn kinh hoàng đã điều động Đổng Quán dẫn quân đi chặn địch. Và nhóm Triệu quân này phải bắt buộc chiêu binh mới. Trong tình huống các Châu phủ tự chiêu binh như hiện tại, tân hoàng chỉ có thể chiêu binh thêm lần nữa rồi.
Đi cùng Đổng Quán còn có Thượng tướng quân Dương Lâm, đó là vị tướng lãnh trẻ tuổi mà Tống Triết tin tưởng nhất trước đó. Hắn ta trở thành thống soái của Đồng Quán.
Cùng lúc đó, Đổng Quán yêu cầu tân hoàng phái sứ giả đến tộc Nữ Chân, hy vọng tộc Nữ Chân có thể kết hợp với bọn họ để diệt Khiết Đan.
Tân hoàng Tống Cấu nghe đề nghị của Đông Quán, trực tiếp hứa đưa mười sáu châu của Yên Vân cho tộc Nữ Chân. Chỉ cần có thể giết được tộc Khiết Đan, mười sáu châu của Yên Vân sẽ thuộc về tộc Nữ Chân.
Đối với quyết định này của tân hoàng, rất nhiều đại thần vì lợi ích của mình mà giơ hai tay đồng ý. Bọn họ chỉ muốn được giàu sang và yên ổn sống sót.
Về phần cắt nhường đất của quốc gia gì đó, đối với bọn họ cũng chẳng đáng là gì. Hơn nữa, mười sáu châu của Yên Vân bọn họ cũng chưa thu hồi. Hứa như vậy, cũng coi như là mua bán không lỗ.
Nhưng một đám đại thần trung thành vẫn muốn có thể giành lại được đất lại hoàn toàn thất vọng đối với tân hoàng. So với Tống Triết còn thất vọng hơn.
Giống như một đoàn tước gia giống như Mộ Dung Địch trực tiếp chuyển nhà ra ngoài kinh thành. Sau khi tân hoàng biết chuyện, nóng giận thở hổn hển mà nổi nóng một trận.
Thế nhưng, hắn ta cũng chỉ có thể nổi cáu, vì nhóm tước gia kia mà cho binh đuổi theo, thật là không có ích lợi gì.
Hắn ta cũng chỉ có thể mặc kệ bọn người Mộ Dung Địch đến Mộ Dung phủ nương nhờ vào Mộ Dung Cung và Giang Siêu mà thôi. Ngay cả nơi bồi dưỡng người tài như Quốc Tử Giám.
Cũng có hầu hết tế tửu đưa người nhà đi ra ngoài, trong đó có cả một nhà Đại Tế Tửu Tô Văn.
Dù chuyện Giang Siêu giết chết hoàng đế thật sự là đại nghịch bất đạo, nhưng đối với Tô Văn, ông ta cũng không hề bảo thủ để có suy nghĩ muốn trung thành tận tụy với một hoàng đế ngu dốt.
Sự quả quyết của Giang Siêu ngược lại mới càng làm ông ta kính nể và thần phục. Có lẽ nhân vật anh hùng như thế này, mới xứng để ông ta thần phục.
Khi phần lớn người trong kinh thành đã rời đi, không khí kinh thành ngay lập tức trở nên trầm lặng đầy tử khí, một sự yên ắng bao phủ toàn bộ kinh thành, mà Đại Triệu cũng giống như bầu không khí của kinh thành này vậy, đã đến cảnh mặt trời lặn về phía tây rồi.
Mà Đổng Quán với Dương Lâm thì chống đỡ tộc Khiết Đan ở An Tây phủ, vì sự trấn thủ vững chắc của Đổng Quán, tộc Khiết Đan trong nhất thời cũng không có cách nào.
Cùng lúc đó, tộc Nữ Chân cũng phái đại quân tấn công về hướng tộc Khiết Đan. Hai bên phát động chiến tranh kịch liệt, tộc Khiết Đan gặp phải tộc Nữ Chân từ nơi khỉ ho cò gáy đi ra, bị đánh lui liên tục.
Mà nội bộ tộc Khiết Đan cũng đang có vấn đề, hoàng đế Khiết Đan Gia Luật Cơ ốm nặng mà chết, Tiêu hoàng hậu cũng nhân cơ hội đó mà nâng đỡ con của mình là Gia Luật Hoằng lên.
Bởi vì gặp phải sự tấn công của tộc Nữ Chân, lại thêm việc có tân hoàng, tộc Khiết Đan không thể không rút lui, nhưng cũng cho Đại Triệu có thời gian để thở dốc.
Về phái thôn Kháo Sơn, từ sau khi Giang Siêu trở về vẫn luôn đi nghiên cứu các loại máy cắt và mũi khoan thép. Muốn tạo ra được súng, kỹ thuật của máy cắt và mũi khoan đều phải được cải tiến.
Mà súng được phát ra trước đó đã bắt đầu được trang bị cho quân Con Cháu. Dù đến giờ mới chỉ có một ngàn cái nhưng sau này cũng sẽ sản xuất kịp mà thôi.
Nhưng Giang Siêu cũng không sản xuất quá nhiều, bởi vì hắn cần là súng tiên tiến của hiện đại, chứ không phải loại súng cổ xưa này. Đây chỉ là thời kỳ quá độ mà thôi.
Các lĩnh vực công nghiệp cũng bắt đầu hỗ trợ nhau để thực hiện.
Ngoại trừ phát triển kỹ thuật ra, Giang Siêu cũng bắt đầu thực hiện cải cách chính trị ở Ninh Châu phủ, việc đầu tiên cần làm đó là thu ruộng đất về chính phủ, rồi lại phân phối lại.