Ngày mười lăm tháng tám. Trung thu.
Những ngày mùa hè nóng bức đã qua đi, tiết thu mát mẻ đến muộn rốt cuộc cũng đã giáng lâm xuống thành Hàng Châu. Khi những chiếc lá vàng óng ánh rụng xuống trong gió, nó luôn có thể khiến người ta sinh ra cảm giác lười biếng, nếu quay lại thời gian của mấy tháng trước khi Ninh Nghị và Tô Đàn Nhi khởi hành từ Giang Ninh thì họ chính là muốn hưởng thụ bầu không khí như thế này đây... Hoặc chí ít thì đây là một trong số những thứ họ muốn hưởng thụ. Nhưng suốt thời gian mấy tháng nay, biết bao nhiêu chuyện hỗn loạn vây lấy họ, cuối cùng thực tế lại trở thành cái kết quả không ai ngờ tới như hiện tại đây.
Ninh Nghị còn đang hưởng thụ tiết trời mùa thu dễ chịu này, nói văn vẻ một chút thì cũng có một chút cảm giác cô đơn. Nhưng cho dù là thế nào đi nữa, chí ít thì ở bề ngoài hắn vẫn phải cảm thụ những thứ này với một thái độ hưởng thụ. Nếu như oán hận không có tác dụng gì, vậy thì những tâm tình oán giận tốt nhất vẫn nên che giấu bên dưới vẻ hưởng thụ sung sướng kia thì hơn.
Hai ngày trước Phương Tịch đã chính thức đăng cơ làm hoàng đế, bầu không khí vui mừng của đại lễ đăng cơ vẫn còn kéo dài trong thành chưa ngưng. Đối với Ninh Nghị mà nói thì với thân phận hiện giờ của hắn, vừa không thể nào cảm nhận được nhiều niềm vui cho được, nhưng cũng không cần có quá nhiều thương cảm. Ảnh hưởng duy nhất của đại lễ đăng cơ này với hắn chính là việc hai ngày nay trong thư viện được nghỉ, không phải dạy học, cho nên ngày hôm qua hắn bèn dẫn Tiểu Thiền ra ngoài dạo phố ngắm cảnh một chút cho thư thả đầu óc.
Từ khi trở lại Hàng Châu lần thứ hai, đây được xem như là lần đầu tiên hắn ra ngoài với mục đích nhàn nhã thư thả, cũng báo hiệu rằng những căng thẳng trong suốt thời gian qua tạm thời đã có thể buông lỏng một chút rồi. Tâm tình của Tiểu Thiền rõ ràng là cũng nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Lúc này thành Hàng Châu chỉ vừa mới được nghỉ ngơi một chút xíu sau chiến loạn lúc trước, nhưng hàng hóa đã bắt đầu khôi phục lưu thông được ít nhiều rồi. Ninh Nghị và Tiểu Thiền dắt nhau đi dạo qua mấy con phố được hồi phục lại sức sống nhờ lễ mừng triều đình mới. Ngoại trừ các loại hoa hòe màu mè, hoành phi được làm ra để chúc mừng đại lễ thì khắp nơi chủ yếu là các thể loại khung gỗ giàn giáo, các công nhân túm năm tụm ba. Trong thành thị thời hậu chiến này, không khí ấy thực sự tạo được một thứ diện mạo sôi nổi chờ ngày khôi phục.
Lúc này giá hàng hóa ở Hàng Châu rất đắt đỏ, nhưng Ninh Nghị đi ra ngoài tự nhiên phải có hai người A Thường A Mệnh đi theo bên cạnh, mua vài thứ đồ linh tinh vặt vãnh để sử dụng hằng ngày, đại khái cũng coi như là tiền công. Nhà mới khó có được cảm giác của gia đình, có điều mấy ngày ngay Tiểu Thiền loay hoay mang vật dụng tới bố trí sắp xếp, giống như một chú kiến nhỏ chăm chỉ vậy, cũng khiến cho người ta cảm thấy đáng yêu. Lúc trước còn ở nhà họ Tô nàng cũng là một tiểu quản gia đa năng tài giỏi, lúc này theo đó mà thu dọn chỉnh đốn lại mọi thứ trong nhà, cho nên cuối cùng cũng khiến người ta có được cảm giác thân thiết của gia đình.
Bây giờ Tiểu Thiền vẫn tiếp tục làm việc ở trong tiệm thuốc cách một bức tường kia, đồng thời cũng vừa tranh thủ học một chút y lý dược lý từ lão đại phu họ Lưu kia. Lão đại phu ấy tính tình cũng không tệ lắm, nhưng rất khó chịu với Ninh Nghị, chủ yếu là vì lúc trước Ninh Nghị có lý luận với lão về việc khâu lại vết thương gì gì đó, lão đại phu cảm thấy hắn nói khoác không biết ngượng, cho nên lần nào cũng mắng mấy câu bảo hắn vô học. Nhưng Tiểu Thiền thì rất ngoan ngoãn, cho nên mấy ngày qua lão nhân gia vẫn đối xử với nàng như thể cháu gái trong nhà. Ninh Nghị không biết sau này liệu Tiểu Thiền có thành một tiểu thần y gì gì đó không nữa.
Vào mỗi buổi chiều hoặc buổi tối mỗi ngày lúc ở cùng nhau, Ninh Nghị bèn tỏ ra hào hứng hỏi những thứ mà Tiểu Thiền học được ở bên tiệm thuốc. Bởi vì nếu như hắn không hỏi thì Tiểu Thiền cơ bản là sẽ không nói. Cô thiếu nữ vẫn nghiêm túc thực hiện bổn phận của mình, hằng ngày mỗi lúc được ở cùng Ninh Nghị thì đều nấu cơm rửa bát nấu nước giặt quần áo pha trà cho hắn, thậm chí còn giúp Ninh Nghị chuyển bàn ghế nữa, mặc dù cũng có nhiều lúc cằn nhằn mãi không thôi, nhưng đều là những chuyện mà mình thấy thú vị, chứ không nhẩm lại bài học mà lão đại phu dạy cho nàng vào lúc ấy... Đối với nàng mà nói, cái đó dù sao cũng chỉ là chuyện thứ yếu.
Tết Trung thu, các lớp học đều được cho nghỉ, nhưng bên tiệm thuốc vẫn còn có một số việc, cho nên buổi sáng Tiểu Thiền phải qua tiệm thuốc phụ giúp. Ninh Nghị ở nhà không có việc gì làm, bèn lấy giấy bút ra viết lại mấy thứ mà gần đây mình đang nghĩ tới, nhưng lại thấy kiểu này quá tẻ nhạt nhàm chán, hắn cũng chẳng phải đệ tử Nho gia, cho nên chẳng hứng thú gì với vụ lập ngôn cả. Nhưng gần đâu, sau khi thông qua Bá Đao doanh thực sự hiểu hơn về tình hình quân đội của Phương Tịch, trong đầu thỉnh thoảng lại có một vài suy nghĩ đại loại như "Nếu mình tạo phản thì sẽ làm như thế nào" thoáng qua trong đầu, nếu có thể coi đây là cơ sở để viết thành một chương trình, xem ra nhất định sẽ là một chuyện thú vị. Hắn cảm thấy hạ bút xuống viết rất buồn chán chung quy cũng là vì chưa tìm thấy điểm đột phá then chốt.
Còn đang mải nghĩ ngợi chuyện này thì đột nhiên bên ngoài có người gõ cửa, Ninh Nghị bèn ra ngoài xem thử. Một đạo sĩ cầm một lá cờ đang nói chuyện với A Thường, té ra là đến chào mời khách hàng mua lá bùa với tài thần của mình làm nhân dịp Trung thu. Lúc này ở thành Hàng châu rất nhiều loại người thuộc tam giáo cửu lưu hỗn tạp như vậy, đạo sĩ vừa mới đi xong, chỉ chốc lát sau đã thấy có hòa thượng tới cửa, ăn xin kiêm bán đồ, đầu đường thỉnh thoảng lại có người giang hồ mang binh khí đi qua.
Một xã hội sẽ có một sinh thái tương ứng với xã hội đó, Ninh Nghị ngồi phơi nắng trên chiếc ghế đá trước cửa, trong đầu cũng đang suy nghĩ về một số chuyện mà gần đây hắn muốn làm.
Chuyện quan trọng nhất hiện tại, cũng là trung tâm của tất cả mọi chuyện, đó là hắn phải đưa Tiểu Thiền đi, về lại bên cạnh Tô Đàn Nhi. Trạng thái lý tưởng nhất đương nhiên là mình cũng đi theo luôn, nhưng để làm được như vậy là vô cùng khó khăn. Tiểu Thiền ở đây chính là con tin của mình, nhưng muốn đưa nàng đi cũng không phải là không có khả năng, có điều chuyện này cũng tồn tại hai giai đoạn, trước hết là phải đưa Tiểu Thiền ra khỏi thành, sau đó phải tìm cách cho Tiểu Thiền đi qua lộ trình mấy trăm dặm về đến Hồ Châu. Giai đoạn thứ nhất thì tính khả thi rất cao, phương pháp cũng có nhiều, vấn đề không lớn, nhưng muốn để Tiểu Thiền một mình đến Hồ Châu thì hiện tại tạm thời Ninh Nghị vẫn chưa nghĩ ra được biện pháp nào có thể yên tâm cả.
Tất cả những chuyện còn lại đều là những vấn đề phụ sinh ra xoay quanh vấn đề trước mà thôi. Giả như Tiểu Thiền bỏ trốn không thành, vậy thì mình làm thế nào để có thể bảo vệ tính mạng của nàng và của mình, còn nếu như Tiểu Thiền bỏ trốn thành công, vậy thì mình làm sao để có thể giữ được tính mạng. Liên quan đến vấn đề này có thể tóm lại ở một mục đích là nâng cao giá trị của bản thân lên, hoặc tăng cường thành ý trợ giúp đối phương của mình, những thứ này đều là việc nhàn rỗi trong ngày thường, không phải động tác võ thuật cố định. Trong những thứ hắn muốn viết thì đây chính là một phần.
Thực sự thì hắn viết không phải vì dao động, mà bởi vì trong lòng hắn quả thực đã từng nghĩ tới những điều này. Nếu như phải ở chỗ này thêm một thời gian dài nữa, như vậy thì phải tìm một số việc mà làm, chứ chỉ đơn giản là dạy vài đứa học trò thôi thì e là quá tẻ nhạt nhàm chán. Bây giờ trước mắt chính là một ví dụ sờ sờ của khởi nghĩa nông dân, tuy rằng hiện tại chưa đặt bút viết được, nhưng nếu nói là bộ khung ý nghĩ cơ bản thì trong lòng Ninh Nghị cũng đã có rồi.
Dã tâm, hay còn gọi là lý tưởng, ở thời hiện đại được gọi là tính năng động chủ quan, trên một quy mô thật sự lớn có thể trở thành nhân tố quyết định cho sự kiện lớn mà một người hoặc một nhóm người không làm được. Cách nói này dĩ nhiên không thể chuẩn xác cho mọi trường hợp và ở mọi nơi được, nhưng ít nhất thì trong cuộc khởi nghĩa ở trước mặt kia thì đây chính là điểm hạn chết lớn nhất hiện tại. Một đám nông dân không có tính năng động chủ quan cao, phần lớn là binh sĩ cướp bóc giết chóc, luôn có lúc sẽ cảm giác rằng mình "cướp được rồi", bọn họ không phải văn nhân luôn muốn mở ra thái bình vạn kiếp, cũng không phải binh sĩ có thể chỉ cần nghe mệnh lệnh là xông lên phía trước. Trong đội ngũ này tỷ lệ nông dân quá lớn, luôn có một thời điểm, bọn họ sẽ bắt đầu dần dần dừng lại.
Nhìn chung toàn bộ lịch sử, khởi nghĩa nói chung hoặc là khởi nghĩa nói riêng thực sự thành công, thì trước hết, chiều hướng phát triển thực sự của họ khi đã đạt đến một trình độ nào đó rồi, luôn phải nhờ đến một đám văn nhân khóc lóc hô hào rằng thế đạo này cần phải bị tiêu diệt mới được. Điểm thứ hai nữa là ở chỗ người khởi nghĩa có thể huấn luyện nông dân thành binh sĩ, cũng chính là để bọn họ có thể nghe lệnh cấp trên mà không phải hỏi rằng "Chúng ta đi cướp cái gì đây". Hai cái đều có mức độ quan trọng khác nhau, cái đầu tiên là quan trọng nhất, đương nhiên cũng có ngoại lệ, chẳng hạn như đời sau triều Minh có cuộc khởi nghĩa của Chu Lệ, nhưng đây không phải là khởi nghĩa nông dân. Trong một cuộc khởi nghĩa nông dân, tầm quan trọng của điểm đầu tiên hầu như không thể thay thế được.
Mà ở trên toàn bộ dòng chảy lịch sử, đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, nhân nạn đói, nhân bệnh dịch, nhân bạo loạn, chỉ cần có người vung tay lên hô hoán thì liền sẽ có mấy trăm ngàn người xông lên đi theo, bọn họ xông xáo như bầy châu chấu, sau đó lại im ắng. Nhưng hầu như toàn bộ những người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa đều chưa từng thực sự nghĩ đến chuyện làm thế nào để vận dụng được hết sức mạnh của mỗi người. Còn người thực sự biết sử dụng khái niệm tính năng động chủ quan hoặc thậm chí là lý tưởng áp đặt lên trên những người nông dân khởi nghĩa, từ cổ chí kim, trong toàn bộ dòng chảy lịch sử, theo như Ninh Nghị biết thì chỉ có một lần duy nhất.
Đó là khởi nghĩa ... ở đời sau.
Cho dù hậu thế có đánh giá cuộc cách mạng ấy thế nào đi nữa, thì chí ít ở lúc đó, sức mạnh lúc khởi đầu của một đám nông dân kia cũng là lớn nhất, cũng tạo ra đội ngũ cách mạng thanh bạch liêm khiết nhất trong lịch sử nhân loại.
Ninh Nghị cũng đã từng có thời điểm cảm thấy căm phẫn. Lúc đó hắn từng tìm kiếm một số tư liệu có liên quan đến đội phi công cảm tử Thần Phong (Kamikaze) của Nhật Bản, đó là lúc thế chiến thứ hai sắp sửa kết thúc, người Nhật Bản hô lớn khẩu hiệu "nhất ức ngọc toái", chuẩn bị chặn người Mỹ lại ngoài cửa. Lúc ấy phi công Nhật Bản thường dùng máy bay ném bom hoặc máy bay chiến đấu loại nhẹ, chở bom và một lượng lớn xăng dầu, đâm thẳng vào máy bay lớn hoặc tàu thuyền của Mỹ. Bởi vì bọn họ sử dụng lối chiến đấu quyết tử như thế, cho nên thậm chí có một số phi công lão luyện của Mỹ cũng phải chịu ảnh hưởng về tâm lý rất lớn, có người vì tâm lý không ổn định lúc hạ cánh xuống mẫu hạm nên dẫn đến việc máy bay rơi và nổ.
Mà ngoại trừ đội phi công cảm tử Thần phong này ra, khi đó ở vùng duyên hải Nhật Bản, bọn họ còn buộc cả ngư lôi vào tay lái, huấn luyện thủy quân lái xe, dự định sử dụng cách này để vọt thẳng tới đâm vào thuyền của quân Mỹ. Đương nhiên, phương thức chiến đấu này là để chuẩn bị cho việc phòng thủ khi quân đội Mỹ đổ bộ vào với quy mô lớn mà thôi, nhưng mãi sau này quân Đồng minh vẫn chưa đổ bộ, khiến đống ngư lôi này chưa phát huy được tác dụng.
Lúc đó sau khi đọc và hiểu những tài liệu ấy, Ninh Nghị đã từng cảm thấy sợ hãi từ trong nội tâm, đương nhiên, hắn cũng từng nghĩ tới việc phải làm gì thì mới có thể khôi phục lại dân tộc như vậy, hoặc tham khảo một số kinh nghiệm trên phương diện quản lý xí nghiệp. Cho đến mãi tận sau này hắn mới đọc được ghi chép về chiến dịch hồ Trường Tân (Chosin) của Viên Hướng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Khi đó quân tình nguyện tiến vào Triều Tiên gặp phải một mùa đông khắc nghiệt, quần áo ấm mùa đông bị thiếu nghiêm trọng, lúc đó vì để đối phó với những cuộc tấn công du kích của quân Mỹ, nên một đội quân được phái ra trận địa mai phục trước, dưới cái lạnh âm bốn mươi độ của mùa đông, tuyết lớn, đóng băng, tất cả đội ngũ đều bị đông cứng mà chết ở trên trận địa như thế. Mãi cho đến khi bị đông cứng rồi chết, những người này đều duy trì tư thế ngắm bắn, chưa từng buông vũ khí của mình, chỉ là bọn họ không đợi được kẻ thù tới mà thôi.
Nếu như nói tinh thần của người Nhật Bản đến từ sự "cuồng nhiệt" thì rất khó có thể hình dung được tinh thần của những quân tình nguyện này đến từ cái gì, mà trong toàn cuộc kháng chiến cùng với giai đoạn chiến tranh trong nước, tinh thần của những người này ra sao thì ai cũng có thể thấy được, không ai có thể phủ nhận tấm lòng muốn cứu Trung Quốc lúc trước của những người kia. Lúc đó bởi vì sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho nên ở trên chiến trường, sức người đơn thuần đã phải chịu sự áp chế cực lớn. Nếu như có thể tạo lại được một đội quân dựa vào nhân lực cực mạnh như thế ở thời cổ đại này, cho dù là chỉ phục hồi được một phần, hoặc nung nấu ngọn lửa chiến tranh cuồng nhiệt cho đến châu Âu như quân đội của Thành Cát Tư Hãn, thì đội ngũ trước mắt e là chẳng đáng vào đâu.
Không cần phải có khoa học kỹ thuật phát triển, không cần bom đạn xe tăng súng trường, cho dù chỉ cần dùng đao kiếm thông thường thôi, nhưng quân đội này cũng vẫn có thể bình định triều Vũ, bình định nước Liêu. Đương nhiên, thứ tinh thần xuất hiện ở thời hậu thế kia cũng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng cũng như hạn chế, muốn tạo được cái tinh thần ấy là vô cùng khó khăn, nhưng một phần trong đó thì vẫn có thể cố gắng để mô phỏng theo, học tập theo.
Phương Tịch đã từng giảng về "Pháp luật bình đẳng, không phân cao thấp" trong quân đội của mình, nhưng xét về mặt bản chất, đây là thứ mà ngay cả ông ta cũng không thể nào tin được, cho nên cuối cùng chỉ có thể làm một khẩu hiệu rỗng tuếch chỉ để hô hào mà thôi. Muốn người ta thực sự tin tưởng vào điều mình sẽ làm, muốn nghiêm túc có một bộ cương lĩnh để cho mọi người cùng đọc cùng hiểu cùng nghe theo thì phải có một tập những lời giải thích đủ để khiến người ta tin tưởng, để những người kia thật tâm tin tưởng rằng bọn họ đang tạo nên một sự nghiệp vĩ đại, từ đó mà nỗ lực hết mình, cũng khiến cho những thư sinh kia thật lòng tin rằng mình đang "Mở ra thời thái bình vạn kiếp." Như vậy thì những thứ này mới có thể bắt đầu được.
Trích dẫn "Tư bản luận" thì rất phức tạp, nhưng tham khảo một chút thì vẫn nên, chắp vá, tập hợp những tư tưởng về xã hội học thời hậu thế lại với nhau, tạo ra một bộ cương lĩnh lấy "Công bằng" làm cốt lõi, cũng không phải là không làm được. Bản thân Ninh nghị không tin tưởng, bây giờ mà muốn thực sự biến đổi quân đội Phương Tịch thành như thế thì có lẽ cũng đã muộn rồi, nhưng nếu làm cho người ta có thể nhìn thấy thì không hẳn đã không thể làm người khác dao động. Điều quan trọng là có vài người đã nhìn thấy, việc không có tín ngưỡng và dã tâm ảnh hưởng đến bọn họ thế nào, nếu mình có thể làm cho triệt để thì ắt sẽ có người thấy hứng thú.
Xác định chủ đề thì phải hơi cao một chút, cơ sở nền móng thì phải thông tục hơn một chút, đại chúng hơn một chút. Đây là điều mà lúc hắn ngồi híp mắt phơi nắng trên chiếc ghế đá ngoài bậc cửa vào buổi sáng tiết Trung thu, đã nghĩ tới.
Sau đó nghĩ lại, để bảo vệ cho mình và Tiểu Thiền mà lại dự định đi truyền thụ một thứ tôn giáo mới, động tĩnh này không tránh khỏi quá lớn. Đương nhiên, lúc này thì đây cũng chỉ mới là suy nghĩ trong lòng hắn, còn tất cả thì vẫn phải tùy cơ ứng biến, nếu như thời gian ở đây đủ lớn thì dù thế nào đi nữa, cũng phải kiếm vài chuyện mà làm mới được.
Nghĩ như vậy xong, hắn đang định qua bên tiệm thuốc xem Tiểu Thiền thế nào, vừa mới đứng dậy thì phát hiện ở bên kia đường có một nam tử tựa hồ như đã quan sát hắn từ rất lâu, lúc này đang đi sang bên này.
Nam tử ấy mặc áo đen từ trên xuống dưới, trông giống như một người giang hồ, nhưng không thấy mang binh khí, vóc người cao gầy, trên mặt có vẻ nghiêm nghị, cau mày nhìn Ninh Nghị. Ninh Nghị cũng nhíu nhíu mày, nhìn vẻ mặt của A Thường ở cách đó không xa thì đại khái cũng biết chắc chắn là người này đến tìm mình. Hắn đã tiếp xúc với tài liệu của Bá Đao doanh được mấy ngày rồi, cho nên cũng biết một chút về hình dáng của những người trong quân đội Phương Tịch, lúc này trong đầu thoáng hiện lên một cái tên, đối phương đã ở trước mặt chắp tay nói:
"Các hạ chính là Ninh Nghị, Ninh Lập Hằng ư?" Giọng nói của người này có cảm giác cực kỳ lễ phép.
"Đúng vậy, các hạ là..."
"Tại hạ là An Tích Phúc."
Ninh Nghị thở dài, đá quán.
Hắn bèn cười hỏi:
"Đã ăn chưa?"
-------------
Chú thích của người dịch:
Trong chương này có nhắc tới một cuộc khởi nghĩa của đời sau, nhưng Tiểu hài nhi tìm mãi không ra. Theo nội dung ở dưới thì đây có lẽ là cuộc khởi nghĩa của những người nông dân thuộc đội quân tình nguyện đi cắt đường quân đội Mỹ ở hồ Trường Tân (Chosin) thuộc lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Đây là một trận chiến mang tính quyết định trong cuộc chiến Nhân Xuyên (Incheon), khiến quân đội Mỹ thất bại cay đắng, phải từ bỏ và rút quân. Nội dung lịch sử này mọi người có thể tìm đọc thêm. Vì tài liệu lịch sử về trận chiến hồ Trường Tân này Tiểu hài nhi không tìm được nhiều nên vẫn chưa thể xác định chỗ ... trong chương này phải điền vào là cái gì, nên rất mong mọi người thông cảm.
Chương trình ủng hộ thương hiệu Việt của Tàng Thư Viện:
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK