Mục lục
Quỷ Tam Quốc
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Năm Thái Hưng thứ tám, mùa thu.

Tại Giang Đông.

Mùa thu hổ đổ lửa, cái nóng hầm hập tựa hồ muốn đem cả Giang Đông bỏ vào một cái nồi lớn, đậy kín nắp rồi ninh cho nhừ.

Khắp Giang Đông, nhất là tại Ngô Quận, mọi tầng lớp đều dõi theo diễn biến ngoài tiền tuyến. Nhưng thật trái ngược, những người giữ trọng trách lại trở nên lặng lẽ và kín đáo, trong khi đám binh sĩ, tướng tá cấp thấp cùng các hương thân thì mải miết cãi vã. Bất đồng ý kiến khiến mặt đỏ tía tai, thậm chí có kẻ phun cả nước bọt vào mặt nhau, nhưng tuyệt nhiên không ai dám động thủ.

Ngoài tiền tuyến, các cuộc tiến công liên tục kéo dài mà không mang lại chiến quả rõ ràng, trong khi đó quân Tào ở phương Bắc lại thất hứa, không xuất binh đánh vào Hà Lạc như đã cam kết. Những tin tức rối ren này chẳng mấy chốc đã lan khắp Giang Đông, không chỉ trong quân đội mà cả dân gian cũng bị khuấy động, khiến lòng người hoang mang lo lắng.

Nếu bảo rằng chiến dịch của Giang Đông hoàn toàn vô ích thì cũng không hẳn, nhưng cái gọi là thành tựu lại không đáng kể.

Trong bầu không khí ngột ngạt đó, sự bồn chồn, bất an, sợ hãi như những đám mây đen ùn ùn kéo đến, ngày càng nhiều và nặng trĩu.

Tiến tới hay lui về? Đầu tư thêm lực lượng hay chấp nhận cắt lỗ rút lui? Đây là vấn đề khiến mỗi người tham gia cuộc chơi sinh tử này phải cân nhắc. Việc quân Xuyên Thục thất bại liệu có phải chỉ là ảo vọng nhất thời, hay thực sự báo hiệu tai ương? Thất bại của các tướng lĩnh là một cú sốc tạm thời hay đã hé lộ điềm dữ? Người Giang Đông mỗi kẻ một ý, không ai thuyết phục được ai, tựa như một hội nghị toàn những kẻ hiếu thắng cãi nhau mãi không dứt.

Có kẻ cố công tìm kiếm sự thật, kẻ khác lại lo tìm đồng minh để bàn bạc đối sách.
Người này chỉ muốn tranh biện, kẻ kia thì tìm nơi để trút cơn giận.

Đúng lúc này, tin tức về cái chết của Trần Vũ truyền đến Giang Đông, như một tiếng sét giữa trời thu. Ngay sau đó, một trận mưa lớn đổ xuống, cuốn Giang Đông vào cảnh hỗn loạn.

Một đời hiệp khách đã qua đi.

Trong thời đại này, bị phỏng nặng gần như là án tử. Vết bỏng nhiễm trùng dẫn đến nhiễm độc máu, làm tạng phủ suy kiệt, dù là thần tiên cũng không cứu nổi.

Khi còn sống, Trần Vũ chẳng được mấy ai quý mến. Nhưng khi chết đi, người ta lại bắt đầu nhắc nhớ về y với bao lời lẽ tốt đẹp:

Rằng Trần Vũ đã từng hành hiệp trượng nghĩa nơi Giang Đông, giúp người này, cứu kẻ nọ. Còn những việc bẩn thỉu, bất chính y từng làm thì tựa như tất cả đều đã quên lãng, chẳng ai còn nhắc đến.

Tất cả những lời đồn đãi ấy, suy cho cùng chỉ để nói một điều: Trần Vũ chết thật oan uổng!

Tôn Quyền mặt mày co giật, nhưng ngoài mặt vẫn phải tỏ ra đau buồn. hắn phái người đến an ủi gia quyến Trần Vũ, rồi hứa sẽ đích thân đến phúng viếng. Chỉ bằng cách này, hắn mới tạm thời xoa dịu được những tiếng oán thán trong dân chúng.

Tâm trạng bất an như lớp bọt trắng trào lên từ nồi nước sôi. Những bọt khí đó nhìn có vẻ lớn, nhưng thực ra chỉ là lớp vỏ rỗng, khiến chẳng ai nhìn rõ trong nồi đang chứa những gì.

Tôn Quyền biết rõ trong “nồi” Giang Đông toàn là những thứ ô tạp, nhưng bên ngoài vẫn che đậy bằng vẻ trong sạch.

Hắn cũng không tin vào cái gọi là “một thế hệ chỉ làm được việc của thế hệ mình”. hắn hiểu rõ giới sĩ tộc Giang Đông, từ trên xuống dưới, đều toan tính truyền đời sự nghiệp chứ không dại gì chỉ lo cho một đời người.

Kẻ như Trần Vũ – ngây ngô và dại khờ, chỉ biết sống cho một đời của mình – cuối cùng cũng chỉ để lại một cái xác rồi biến mất, như lá rụng cuối thu.

Liệu có phải Trần Vũ không nghĩ đến đời sau?

Rõ ràng là không phải.

Nhưng điều chắc chắn là, y không tính xa. Thậm chí, y chẳng chuẩn bị gì cho tương lai cả.

Vậy nên sau khi Trần Vũ chết, mọi người chỉ vờ trao cho y những danh hiệu, lời tán dương. Nhưng thực tế, đám tài sản béo bở mà y để lại đều nhanh chóng bị chia chác sạch sẽ.

Ai bảo Trần Vũ không biết tính trước?

Y đã không lo cho đời sau, chẳng sắp xếp gì cho con cháu. Chẳng lẽ còn mong người khác sẽ vì y mà lo liệu? Nghĩ rằng thiên hạ đều là cha mẹ nuôi, cha đỡ đầu của mình chắc?

Vì Trần Vũ không sớm an bài, nên cũng không thể trách kẻ khác vô tình.

Tôn Quyền cũng không ngoại lệ.

Trong lễ tang, Tôn Quyền khóc lóc đau thương, tay vịn vào quan tài mà nghẹn ngào. Nhưng quan tài của Trần Vũ chỉ có bộ áo mão tượng trưng, vì thi thể y đã phân hủy ở Tỷ Quy. Xác y bị thiêu rụi, chỉ còn lại tro tàn, và số tro ấy đang được vận chuyển về Giang Đông, có lẽ tháng sau hoặc tháng sau nữa mới tới.

Nhưng tang lễ không thể đợi lâu.

Tôn Quyền lau đi những giọt nước mắt (thật hay giả không rõ), rồi hỏi phu nhân của Trần Vũ muốn gì. hắn dặn rằng đừng khách sáo, chỉ cần nói ra, nếu có thể làm được thì hắn nhất định sẽ đáp ứng.

Phu nhân của Trần Vũ chỉ lạnh lùng liếc nhìn sang một bên, sau đó quỳ xuống dập đầu trước mặt Tôn Quyền, cầu xin hắn để Trần Vũ dưới suối vàng vẫn được cảm nhận tình yêu ấm áp của nhân gian.

Ngay bên cạnh, thiếp yêu của Trần Vũ run rẩy, chưa kịp nói gì thì bị một nữ tỳ to khỏe (thuộc phe của phu nhân) đè mạnh xuống đất. “Bốp!” Một cú tát trời giáng làm cô ta đập đầu xuống nền và ngất lịm tại chỗ.

Nữ tỳ cúi đầu bẩm báo: thiếp yêu của Trần Vũ xin được tuẫn táng theo chủ, mong Tôn Quyền thành toàn cho tình yêu ấy.

Tôn Quyền nhìn thiếp yêu đang nằm bất tỉnh, khẽ nhún vai. Còn biết nói gì nữa?

Thành toàn thôi.

Sau đó, hắn phong cho con trai Trần Vũ chức Giáo úy, một chức quan quân tầm thường không có danh hiệu gì đặc biệt. Kèm theo đó, hắn cấp cho y 500 quân tạp binh, toàn là lính đồn điền người Man.

Những lính này chỉ giỏi trồng trọt, làm việc lặt vặt, chứ ra trận thì vô dụng. Thông thường, sau khi cấp cho ai đội quân này, chẳng bao lâu sẽ có báo cáo rằng đám lính đã bỏ trốn hoặc thất lạc, nhờ vậy chủ nhân không còn giữ tư cách có quân riêng, và những binh sĩ thực thụ có thể được bổ sung vào danh sách quân đội chính quy.

Nhưng sau khi Trần Vũ chết, con trai y không để đội quân này biến mất. Y cẩn thận duy trì đủ 500 người mỗi năm, không thiếu một ai, khiến Tôn Quyền và những kẻ khác yên tâm rằng y không có dã tâm quân sự.

Cả phu nhân và con trai của Trần Vũ đều hiểu rõ một điều: Từ đây, dòng họ của họ không còn dính dáng gì tới quân đội Lư Giang. Tước hiệu “Thượng Giáp Lư Giang” nay đã trở thành dĩ vãng.

Có thể trong lòng phu nhân và con trai Trần Vũ vẫn bất mãn, nhưng biết làm gì khác?

Trần Vũ ra đi quá sớm, không kịp an bài hậu sự, để lại tất cả cho vợ con tự xoay xở. Phu nhân của y đã tận dụng cơ hội này để thanh trừng nội bộ và loại trừ mọi hiểm họa phân chia gia sản. Còn con trai y, bằng việc kiên trì giữ nguyên số quân tạp binh mỗi năm, đã khéo léo tỏ ý rằng mình không màng đến binh quyền, khiến Tôn Quyền cùng các thế lực khác càng thêm yên lòng.

Khi lễ tang kết thúc, những lời ca ngợi về Trần Vũ – nào là anh hùng khi sống, thanh thản khi chết – cũng chìm vào quên lãng. Chỉ còn lại tiếng nhai tóp tép, như tiếng của những kẻ đang gặm nhấm chút tàn dư còn sót lại từ cuộc đời y.

Phần lớn những việc Trần Vũ bỏ lại sau lưng, chưa kịp sắp xếp rõ ràng, đều đã bị người khác chia chác gọn ghẽ. Khi lợi ích đã vào tay, chẳng ai còn phải giữ vẻ khách sáo nữa.

Vài ngày sau…

Trần Vũ là ai?

Trong những ngày đó, sau khi dự xong tang lễ của vài người, Tôn Quyền lần lượt gặp mặt một số nhân vật, nhưng phần lớn những cuộc gặp này chẳng có gì cụ thể. Nếu có bàn đến chuyện quân sự, cũng chỉ là vài câu xã giao, bề ngoài chẳng mấy sâu sắc.

Ngoại trừ một người: Lục Tốn.

Cuộc gặp giữa Tôn Quyền và Lục Tốn kéo dài rất lâu – lâu đến mức ai ai cũng nghe đến. Nhưng nội dung cụ thể bên trong thì không ai hay biết. Chỉ biết rằng, khi tiễn Lục Tốn ra cửa, Tôn Quyền nắm chặt tay hắn, chân thành nói:

“Khi ở Sài Tang, Công Cẩn rất xem trọng khanh… Nay thời thế đã đến, tất cả trông cậy vào Bá Ngôn… Cẩn trọng hành sự nhé.”

Lời tiễn biệt ấy khiến người ngoài nghe được, và tin đồn nhanh chóng lan ra khắp nơi.

Có người chửi bới, có kẻ lẩm bẩm phàn nàn, người khác thì rì rầm suy đoán. Trong bối cảnh đó, Chu Trị được chỉ định làm thống soái đợt ba của Giang Đông, còn Lục Tốn trở thành quân sư, dẫn đại quân hội binh với Hoàng Cái.

Lại có lời đồn rằng Hoàng Cái vì thất bại trên chiến trường sẽ bị cách chức.

Ở Giang Đông, có một đặc điểm thú vị: tin đồn không bao giờ được chính thức thừa nhận. Những công văn từ quan phủ luôn khác xa với lời đồn. Nhưng kỳ lạ là, trong đám tin đồn ấy, luôn có một phần là sự thật.

Chu Trị hiểu rõ: Nếu lần này không dốc toàn lực, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng.

Ví dụ ngay trước mắt chính là Trần Vũ – thiếp yêu của y đã phải tuẫn táng dưới đất sâu, còn tiếng than oán của nàng vẫn vọng lên trong cõi âm.

Chu Trị biết rằng hắn sẽ thay Hoàng Cái làm Đô đốc của đại quân Giang Đông. Đây tuyệt đối không phải chuyện may mắn.

Dù Hoàng Cái có thất bại và mất đi một số tướng tài, nhưng việc này chưa hẳn là đại họa. Trong chiến trận, ai có thể mãi mãi chiến thắng?

Hoàng Cái tuy thua trận, nhưng đã chiếm được Di Đạo và Tỷ Quy, đây là điều không ai có thể phủ nhận. Do đó, cái chết của Trần Vũ cũng không thể quy hết tội lỗi cho Hoàng Cái. Bởi lẽ, Hoàng Cái từng nhiều lần cảnh báo Trần Vũ, nhưng chính y đã liên tục vi phạm quân lệnh. Nếu không bỏ mạng trên chiến trường, sớm muộn gì y cũng sẽ phải chịu quân pháp xử trí.

Đám du thủ du thực, lãng tử giang hồ như Trần Vũ chỉ biết lo chuyện trước mắt, đâu hiểu được việc suy nghĩ lâu dài. Nghĩ rằng chỉ cần tụ họp và bầu lên một thủ lĩnh là có thể ngồi chung bàn tiệc với các đại nhân?

Không đâu – bị đem ra làm thịt thì có!

Chu Trị cười lạnh:

“Ta hiểu rồi. Lần này Hoàng Công Phúc tất phải thua. Dù không bại trận ở Tỷ Quy, cái chết của Trần Vũ cũng sẽ bị viện cớ mà thành một trận thất bại, buộc đại quân phải rút về Giang Đông…”

Chu Nhiên, trưởng tử của Chu Trị, nhíu mày hỏi:

“Phụ thân, ý người là…”

Chu Trị cũng nhíu mày, không nói gì thêm, chỉ trầm ngâm suy nghĩ.

Hắn có năm người con, nhưng chỉ ba người còn sống. Chu Nhiên là con cả, nhưng thực ra không phải con ruột của hắn, mà là ngoại điệt – cháu trai bên họ ngoại, được hắn nhận làm con nuôi và đổi sang họ Chu.

Thời trẻ, khi đi theo Tôn Kiên chinh chiến, Chu Trị đã xem tính mạng như treo trên dây lưng quần. Không ai biết được ngày mai sẽ ra sao – còn sống hay đã bỏ mạng. Do đó, để có người nối dõi, hắn quyết định nhận Chu Nhiên làm con thừa tự, phòng khi bất trắc xảy ra.

Trong đại Hán, tình cảnh như thế này vốn không phải chuyện lạ. Với tuổi thọ trung bình chỉ khoảng bốn mươi năm, con người thường vừa đạt được chút thành tựu đã phải đối mặt với tử thần. Nếu không sinh con sớm, hoặc không sinh đủ nhiều, gia tộc sẽ sớm rơi vào cảnh tuyệt tự.

Khi Chu Trị quyết định nhận Chu Nhiên làm con nuôi, hắn không hề ngờ rằng về sau mình vẫn có thể sinh thêm vài đứa con ruột. Nhưng, trong điều kiện sinh nở khó khăn của đại Hán, đặc biệt ở Giang Đông, mọi thứ đều lạc hậu hơn so với những nơi phát triển như Trường An, nơi có y quán chuyên khoa. Hai người con thứ tư và thứ năm của Chu Trị vì thế mà sớm yểu mệnh.

Giờ đây, Chu Trị chỉ còn lại hai con trai ruột, nhưng cả hai tuổi còn nhỏ và tài năng không thể sánh với Chu Nhiên.

Điều này khiến Chu Trị vừa vui mừng vừa bất an.

Chu Nhiên có bản lĩnh, đó là điều tốt. Chu Trị nghĩ: “Ta còn sống, có thể dìu dắt nó một đoạn đường, giúp nó giành được quyền lực riêng, để sau này nó không cần phải tranh giành chút tài sản nhỏ nhoi của nhà họ Chu.” Nhờ đó, tước vị của hắn sẽ có thể truyền lại cho con ruột một cách thuận lợi.

Nhưng Chu Nhiên lại quá tài giỏi, khiến Chu Trị lo rằng về sau Chu gia sẽ lấy Chu Nhiên làm chủ, còn con ruột của hắn sẽ chỉ là cái bóng bên lề.

Để chuẩn bị, thời gian gần đây Chu Trị cố tình giảm bớt công việc của Chu Nhiên, đồng thời giao cho con ruột những nhiệm vụ đơn giản hơn như đi dẹp thổ phỉ, để chúng rèn luyện bản lĩnh. Tuy các con hắn đã hoàn thành nhiệm vụ khá tốt, nhưng vẫn chưa đủ khả năng để tham gia chiến dịch phạt Thục lần này.

Chiến dịch này quá nguy hiểm, buộc Chu Trị phải mang theo Chu Nhiên.

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Chu Trị bắt đầu chia sẻ với Chu Nhiên về những chuyện bí mật nơi triều đình:

“Đợt viện quân thứ ba này sẽ do những thế gia đại tộc Giang Đông phụ trách…” Chu Trị chậm rãi nói. “Người dẫn đầu chính là Lục Bá Ngôn.”

Chu Nhiên hơi ngẩn người, rồi lập tức hiểu ra:

“Lục Bá Ngôn… Liệu hắn có chịu nhận nhiệm vụ này?”

Câu hỏi của Chu Nhiên thực chất không chỉ nhắm vào Lục Tốn, mà còn ám chỉ các thế gia hào tộc ở Giang Đông. Chu Nhiên biết rõ rằng Lục Tốn chỉ là người đại diện tạm thời cho những thế lực này. Các đại tộc Giang Đông muốn chia phần lợi ích, nhưng lại không muốn giao tài sản của mình trực tiếp cho Tôn Quyền. Do đó, họ chọn Lục Tốn – người từng có thời thất thế, không có căn cơ vững chắc – làm nhân vật trung gian mà hai bên đều tạm chấp nhận.

Chu Trị cười lạnh:

“Lục Bá Ngôn bề ngoài tỏ ra nhũn nhặn, nhưng bên trong tâm cơ sâu sắc. Tuy nhiên, lần này, hắn cũng không có lựa chọn… Vì không ai phù hợp hơn hắn cả.”

Ở Giang Đông, mọi thứ đều là một cuộc mua bán.

Nếu đã là mua bán, sẽ có người mua mạng và người bán mạng.

Lục Tốn không muốn gia tộc mình mãi mãi chìm trong vô danh, nên hắn chắc chắn sẽ mạo hiểm. Nếu hắn thành công, vị thế của hắn sẽ được nâng cao, và khi đó, địa vị của Chu Trị sẽ trở nên hết sức khó xử.

“Đây là âm mưu!” Chu Nhiên trầm giọng nói. “Phụ thân, đây rõ ràng là âm mưu nhằm vào người!”

Chu Trị hừ lạnh:

“Con chỉ đoán đúng một nửa… Đây không phải là âm mưu, mà là ‘dương mưu’!”

Dương mưu?

Chu Nhiên im lặng, ngẫm nghĩ một lát rồi chợt nhận ra: đúng vậy.

Âm mưu thì còn sợ bị vạch trần, nhưng dương mưu… thì cứ việc thực hiện công khai!

Chu Trị từng là cầu nối quan trọng giữa nhà Tôn và thế gia hào tộc Giang Đông từ thời Tôn Kiên. Một đầu của cây cầu ấy bám rễ trong quyền lực nhà họ Tôn, đầu kia lại thấm đẫm màu sắc của các thế gia Giang Đông. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, cây cầu này đã có ý thức riêng. Từ chỗ phục vụ miễn phí, nay đã chuyển sang thu phí cả hai đầu.

Cái gọi là “thu phí hai đầu” vốn là nghệ thuật truyền thống xưa nay, từ Đông sang Tây. Ai làm cũng biết, nhưng chẳng ai thừa nhận.

Những phán quan của nước tư bản nghe đến đó chắc sẽ ho khan vài tiếng, khẳng định mình công bằng, liêm chính, tuyệt đối không nhận tiền của cả nguyên cáo và bị cáo. Các tập đoàn tư bản cũng sẽ lớn tiếng phản đối, cho rằng đó là vu khống, bởi họ chỉ theo nguyên tắc tự do, công khai, bình đẳng giữa người bán và người mua.

Chu Trị tất nhiên cũng giận dữ, nói rằng đó chỉ là lời đồn thất thiệt.

“Nhà họ Chu sao có thể làm những chuyện như vậy?!”

Chu Trị khẳng định rằng những khoản thu của hắn chẳng qua là phí quảng bá, phí giới thiệu, phí nhân công, phí vật liệu, phí nước nôi, điện đóm… Tất cả đều là chi phí hợp lý. Thậm chí, nhà họ Chu còn bỏ tiền túi ra, không kiếm lời chút nào! Thật đấy, không hề có lợi nhuận!

Nhưng Tôn Quyền chỉ lạnh lùng nhìn, còn thế gia Giang Đông thì cười nhạt.

Nếu Chu gia thực sự không kiếm lời, thì đám tư binh ở Nam Sơn của họ đang ăn gió Tây Bắc mà sống ư? Chu gia năm nào cũng kêu lỗ, nhưng đất đai lại ngày càng mở rộng, thế lực càng ngày càng lớn…

Cả Tôn Quyền lẫn thế gia Giang Đông đều nhận thấy đã đến lúc cần phải tìm một cây cầu mới.

Với Tôn Quyền, nếu có một cầu nối mới, đó sẽ là điều tốt nhất. Nhưng nếu không có, thì đây cũng là cơ hội để răn đe cả Chu Trị lẫn các thế gia. Dù sao, lúc này Tôn Quyền vẫn giữ thái độ nhún nhường, cho thấy hắn không vội vã gì.

Còn về phía thế gia Giang Đông, họ cũng không muốn Chu Trị lợi dụng danh nghĩa của mình mà không chia phần. Nếu có thể đánh hạ đất Xuyên Thục, họ sẽ vươn bàn tay tới đó. Mà nếu thất bại, cũng chẳng sao – chiến tranh không nhất thiết phải thắng. Đôi khi, thất bại cũng có thể là một kiểu chiến lược.

Dù thắng hay bại, Chu gia là bên chịu thiệt nhiều nhất.

Chu Trị không thể từ chối.

Hoàng Cái đã thất thế, còn Trình Phổ phải đề phòng Tào Tháo.

Ngô Cảnh – nhân vật chủ chốt của tộc Ngô – sẽ không dễ dàng ra trận khi Ngô gia vẫn đang ổn định. Tôn Bí, người cao tuổi trong dòng họ Tôn, phải ở lại trấn thủ Giang Đông, nên cũng không thể xuất quân. Trong số các lão tướng, chỉ còn Chu Trị là người có tuổi trẻ, binh hùng và lực mạnh.

Chu Trị không thể khước từ. Trừ phi hắn từ bỏ toàn bộ quyền lực trong tay.

Nhưng đó có thể là chuyện khả thi sao?

Trong tình hình này, Hoàng Cái sẽ quay lại chỉ huy thủy quân, với Tưởng Khâm làm phó. Nếu Chu Trị muốn lập công, hắn buộc phải đối đầu trực tiếp với quân Xuyên Thục trên bộ. Còn các trận dễ đánh, Hoàng Cái đã làm xong cả rồi. Giờ đây chỉ còn lại những trận chiến khó nhằn đang chờ.

Trước mắt Chu Trị là hai con đường:

1.Không giao binh quyền cho Lục Tốn, chỉ giữ hắn làm quân sư. Như vậy, mọi trách nhiệm đều dồn lên vai Chu Trị. Nếu thành công, công lao là công lớn; còn thất bại, tội cũng là tội lớn.
2.Chia một phần binh quyền cho Lục Tốn, nhưng nếu hắn thành công, thế lực của hắn sẽ không thể thu hồi được nữa.

Chu Nhiên thăm dò:

“Phụ thân, binh giả hiểm đạo. Nếu như…”

Chu Trị híp mắt lại, trầm tư hồi lâu rồi đáp:

“Ta cũng nghĩ đến chuyện đó. Nhưng nếu đã giao đi, mà hắn thành công… thì còn cách nào thu lại được?”

Chu Nhiên chậm rãi hỏi:

“Vậy ý của phụ thân là sao?”

Chu Trị im lặng hồi lâu, cuối cùng thở ra một hơi dài:

“Giờ đây, ta chỉ còn cách tùy cơ mà hành. Hãy truyền ra ngoài: Ta chỉ mong có thể tận trung, không cầu lưu danh hậu thế. Vì tương lai của Giang Đông trăm đời, Chu gia dù có tan nát cũng không đáng tiếc!”

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
Nguyễn Minh Anh
11 Tháng một, 2020 11:56
Lượng đã biết về cực Tây đâu
xuongxuong
11 Tháng một, 2020 11:33
Lượng muốn đi Cực Tây. Lấy trí như yêu chi tài mà dựng thiên niên chi đại thống. T mạnh dạn đoán vậy :)))
xuongxuong
11 Tháng một, 2020 09:57
cùng ĐNA với nhau mà :V
Nhu Phong
11 Tháng một, 2020 09:55
Cám ơn nha mấy cha nội. Tui convert cả năm không đủ 10k vàng....Haizzz Công nhận phục mấy bạn convert 1 tháng cả k, 10k chương....
Nhu Phong
11 Tháng một, 2020 09:54
Muốn biết nguyện vọng của Trư ca....Xin mời xem chương sau sẽ rõ.... Tối cổ vũ Thái dúi thua nào....Thái dúi thua úp chương luôn
trieuvan84
11 Tháng một, 2020 07:59
+1 rồi nhé :3
trieuvan84
11 Tháng một, 2020 07:50
Hôm qua đi nhậu mà ngồi chung bàn toàn CSGT, uống nhấp nhấp có ông anh ổng đùa là [Không uống anh kêu lính nó đặt máy trước cửa quán, thằng nào ra không đủ 1 két bia anh kêu nó giữ xe, mai lên đồn lấy về] :v
xuongxuong
10 Tháng một, 2020 18:34
:))) không có chổ cho nó thành 18 hén
Nhu Phong
10 Tháng một, 2020 15:07
Hôm nay đi nhậu Tất niên và xem Việt Nam đá nhé... Các ông cũng nhậu toẹt ga đi... Nhậu say thì đi Grab nhé... Đợt này giao thông không tha đâu. PS: Các ông thấy 19 đề cử thấy ngứa mắt không???
Longkaka
10 Tháng một, 2020 13:02
Mạch truyện quá là chậm
xuongxuong
10 Tháng một, 2020 07:30
Như Mỹ ấy, thỉnh thoảng phải quậy Trung Đông phát, sợ người ta quên mình là cường quốc.
Nguyễn Minh Anh
10 Tháng một, 2020 00:32
Thế lực nào muốn phát triển thì đều cần phải đồng thời tăng lên tự thân và phá đối địch. Như nước Mỹ cũng hay đi phá lắm.
Trần Thiện
09 Tháng một, 2020 12:28
Nhàn rỗi kiếm chuyện cho người khác làm, đúng kiểu tung quốc
trieuvan84
08 Tháng một, 2020 21:54
nhưng mà lại đoán đúng :v
kxbqk
08 Tháng một, 2020 21:03
3000 kỵ thật cơ à, đúng là Phí Tiền
Nhu Phong
08 Tháng một, 2020 18:02
Trích Chương 84: 3 năm đổ ước... Cho nên Phỉ Tiềm nói ra: "Tiềm cũng không biết, bất quá không ngại lập cái đổ ước. . ." Quách Gia không có nhận lời nói, chỉ là lẳng lặng nghe, biểu thị vẫn có chút hứng thú. —— xem ra hố một lần, tiểu tử này đã có kinh nghiệm a, không có lập tức đáp ứng, mà là trước nghe rõ ràng rồi quyết định, bất quá a. . . Phỉ Tiềm nói ra: "Tiềm lần này phụng sư mệnh du học, ít thì một năm, nhiều thì ba năm, như tại trong lúc này, như ta giải chi, ta thắng, như nhữ giải chi, nhữ thắng, như thế nào?" —— cái này giải ý tứ cũng không phải là một câu hai câu nói, mà là phải có trình tự giải quyết, nếu không liền nói là trên miệng "Đáp", mà không phải sách trên mặt "Giải". Quách Gia cẩn thận cân nhắc một cái, tựa hồ rất công bằng, dùng học vấn làm cược, cũng là một cái nhã sự, liền nói ra: "Tặng thưởng vì sao? Nếu có giải, như thế nào tìm nhữ?" —— ngụ ý chính là ta khẳng định là bên thắng! "Trăm vò rượu ngon như thế nào? Ta tại Kinh Tương du học, UU đọc sách www. uukan Shu. com như ta có giải, lại như thế nào tìm nhữ?" —— Phỉ Tiềm trả lời ý tứ liền đúng đúng ai thua thắng còn chưa nhất định đâu! Quách Gia cười ha ha một tiếng, "Thiện! Nhữ không cần lo lắng, ta định giải chi!" Nói xong chắp tay một cái muốn đi. "Phụng Hiếu chậm đã!" Phỉ Tiềm quay người đến một bên Tuân gia cung ứng giấy bút chỗ, cầm giấy bút, ngẩng đầu viết xuống "Chiêu Ninh nguyên niên tháng chín tại Tuân gia biệt quán —— sơ giảng Tuân Úc, chủ giảng Tuân Sảng" chữ, sau đó lại phía dưới bên trái một bên viết "Hà Lạc Phỉ Tiềm" chữ, lại đem giấy bút đưa cho Quách Gia. Quách Gia xem xét không cần Phỉ Tiềm giải thích liền hiểu, vỗ tay nói: "Vẫn là Tử Uyên tâm tư cẩn thận, phương pháp này rất hay!"
xuongxuong
07 Tháng một, 2020 23:18
Dự là Tiềm không giúp Bị, hoặc nửa đường có biến làm Bị chạy về Kinh Châu. Kinh Châu cũng có biến, mấy họ (trừ Hoàng) lật Lưu Bựa đổi Lưu Bị lên làm chúa Kinh Châu :)) Tào nhờ lính Tiềm mà ăn Viên, Tôn Quyền bỏ cái quyền lực mà Tiểu Bá Vương gôm về mà chia xuống cho quý tộc thành chúa Giang Nam. 3 anh quay về lịch sử mà thành chân vạc, hoặc hợp nhau mà chống ông kẹ Tiềm :)))
Trần Thiện
07 Tháng một, 2020 20:48
Các cụ lại đoán già đoán non rồi, trên cơ bản ku thuật nhìn thấy cờ ku tiềm là sợ nghĩ ngay kỵ binh phiêu kỵ thôi. Nhắc tới phiêu kỵ là nghĩ ngay 1 ngựa tuyệt trần thái sử tử nghĩa thì thằng nào chả liên tưởng ngay kỵ binh
trieuvan84
07 Tháng một, 2020 13:08
nói không chừng có Quốc sư đi sứ Phí trưởng lão, à, Phí Phiêu Phiêu,à, bất quá là cái này ý tứ, xin làm phiên quốc trao đổi nam nhân, à, trao đổi, thực dân thì cũng là 1 đường ra
Nguyễn Minh Anh
07 Tháng một, 2020 12:25
Đường trưởng lão từ chối lời mời của Nữ vương có lẽ khó, chứ từ chối lời mời của tù trưởng chắc ko cần suy nghĩ nhiều. Mà khi đó có thể tù trưởng cũng không có ý định mời nhẹ nhàng.
Hoang
07 Tháng một, 2020 11:49
*hất bàn* hahaha cạn lời với phượng béo
trieuvan84
07 Tháng một, 2020 09:43
theo như lúc trước tác giải thích về binh chủng thì tỷ lệ là 1:3:6 tức là tinh binh của 1 binh chủng chỉ có 1 phần, 3 phần là dự bị, còn 6 phần là phụ binh. cho nên Phí tiền trao cho Tào Tháo chỉ tầm 1k kỵ binh có thể tác chiến, 2k còn lại là phụ binh. trong 1k thì chỉ tầm 300 quân thường trực, còn lại là bộ binh dự bị.
xuongxuong
06 Tháng một, 2020 20:01
Chi li như thế thì đã k gọi Phí Tiền :))) (Phỉ Tiềm)
Nguyễn Quang Anh
06 Tháng một, 2020 17:41
3000 binh mã thôi chứ không phải kỵ binh. Theo tỉ lệ bình thường sẽ có khoảng 1 200 kỵ binh trang bị đầy đủ, hợp với kỵ hinh tào nữa được 5 600 cũng ok đủ chơi loanh quanh rồi. Một đội 500 kỵ binh này tập kích cũng đủ chống 3000 bộ binh chứ đừng nói vài trăm người dân phu vận lương.
Chuyen Duc
06 Tháng một, 2020 17:39
Hoặc là ổng suy nghĩ rằng chúng ta tất nhiên nghĩ điều đó là như thế :)))
BÌNH LUẬN FACEBOOK