Ngày hôm qua, anh vừa đến Chùa Bái Đính đã nghe người ta nói về cái tên Luân Châu, mọi người trong chùa đều cực kỳ kính trọng vị đại sư huynh kia. Nên đương nhiên là Đường Tuấn muốn gặp để biết được Luân Châu dựa vào cái gì mà có thể sánh vai với đám Trương Tĩnh Hòa và Mục Phương.
Trên mặt Phù Hưng lộ ra vẻ khó xử, Pháp Âm thì vẫn bình chân như vại, đáp: "Luân Châu đúng là học trò của tôi, thằng bé cũng có chút tư chất trời cho trên con đường võ thuật, nhưng có Đạo Thể ở đằng trước thì những thiên tài khác đều chỉ có thể ảm đạm không ánh sáng."
"Đằng trước chính là động Bích Ngọc, bên trong là nơi các thế hệ trụ trì chúng tôi mất. Tuy Hàn Nhật Long không phải trụ trì, nhưng người có thân phận đặc biệt. Sau khi mất, di hài của người cũng được chôn cất bên trong." Pháp Âm không định nói tiếp về đề tài kia, chỉ vào cửa động phía trước nói.
Ngoài cửa động có hai vị Tông Sư Cảnh giới Chân Khí đang đứng, thấy Pháp Âm và Phù Hưng đến bèn cúi người chào hai người.
"Động Bích Ngọc kéo dài trăm mét dưới lòng đất, bình thường ngoài tôi và một số người trong chùa đôi khi vào thì không ai vào nữa." Pháp m bước vào cửa động, nói với Phù Hưng: "Phù Hưng sư đệ, đệ chờ chúng ta ở trên là được."
Phù Hưng đồng ý.
Trong động Bích Ngọc không có cầu thang, nó giống như một cái giếng sâu, cứ cách khoảng mười mét là có một bãi đá nhô ra. Muốn vào động Bích Ngọc, một là chậm rãi nhảy xuống tầng bãi đá, hai là dựa vào khả năng bay lượn của cao thủ Cảnh giới Thần Hải bay xuống. Hiển nhiên, Đường Tuấn và Pháp m đều dùng cách thứ hai.
Hai người bước trên không, từng bước một đi xuống. Động Bích Ngọc càng xuống dưới càng rộng, trên vách động được khảm một số tảng đá chiếu sáng. Thậm chí Đường Tuấn còn thấy được một vài chữ như kinh Phật trên vách đá. Có một số từ đã nhòe đi, có thể thấy đã trai qua dòng thời gia xa xưa.
Mặt mày Pháp Âm tràn ngập vẻ nghiêm túc, cúi đầu, trông rất cung kính. Lịch sử trong động Bích Ngọc gián tiếp cho thấy truyền thừa xa xưa của Chùa Bái Đính, trụ trì có thể mất trong động gần như đều là cao thủ Cảnh giới Thần Hải. Dù võ thuật đã dần lụn bại, nhưng Chùa Bái Đính vẫn chưa từng mất đi cao thủ Cảnh giới Thần Hải.
Khi đi xuống khoảng một trăm năm mươi sáu mét!
Xuống đến đây thì trong lòng Đường Tuấn chợt hiện lên vẻ kinh ngạc. Có thể đào một cái động sâu như vậy vào mấy trăm năm trước, cho thấy khả năng phi phàm của Chùa Bái Đính lúc ấy. Đương Tuấn giương mắt nhìn thì thấy từng cơ thể đã hóa thành bộ xương khô ngồi trong những lỗ hổng trên vách động, giống như một bức tượng được thờ trong điện. Có bộ xương còn khoác trên mình tấm áo cà sa rách bươm, máu thịt của họ đã hóa thành bụi bặm, chỉ còn thừa lại khung xương cứng cỏi. Hầu như mỗi bộ xương khô đều hiện lên ánh kim, trông như ánh kim được mạ trên người Phật Đà.
"Bọn họ hẳn là các thế hệ trụ trị của Chùa Bái Đính. Công pháp trấn phái của Chùa Bái Đính chính là Đại Nhật Kim Cương Thân, sau khi tu luyện, nghe nói cơ thể sẽ như Kim Cang Phật Đà, có khả năng vượt qua bể khổ." Đường Tuấn nghĩ thầm. Cái gọi là bể khổ chính là Thần Hải. Sau khi tu luyện thành Đại Nhật Kim Cương Thân, có thể dựa vào cơ thể bước vào Thần Hải!
Cho dù là ở thời nay, e rằng Đại Nhật Kim Cương Thân đều là cách tu luyện cơ thể số một số hai. Nếu cho Đường Tuấn thời gian, anh còn có thể suy diễn ra bản đầy đủ của Đại Nhật Kim Cương Thân từ những bộ xương khô kia. Đáng tiếc, đây không phải mục đích lần này của anh.
Ánh mắt anh nhìn thoáng qua bộ xương khô ánh kim kia, cuối cùng dừng lại trong một góc.
Nơi đó đặt một bộ di hài đầy đủ, nó cũng không được đặt trong một cái lỗ hỗng trên vách động như các thi thể khác, mà ngồi khoanh chân trên một cái đệm cói, giống như làm vậy để cho thấy sự khác biệt của nó với những thi thể khác. Trông di hài chỉ khoảng bốn năm mươi tuổi, trên người mặc một bộ áo cà sa đã rách tung tóe, lộ ra da thịt. Tuy làn da của di hài nhìn có hơi xám trắng, nhưng vẫn có thể thấy rõ vân da. Dáng người của người này cũng không cao to, nhưng ngồi khoanh chân ở đó lại khiến cho người ta có cảm giác không thể đánh bại.