Trên thực tế, từng có tiên hiền cùng Chân Đế của Cửu Bí đạo thống đoán rằng, trong thời đại xa xưa, bất kể là thủy tổ Cửu Bí hay là những cổ tổ khác, bọn họ dùng tới Hồng Hoang Thiên Lao không phải là muốn nhốt một ai đó, mà chính xác hơn là bọn họ dùng những người này để thăm dò, những người bị nhốt chỉ là những đối tượng thử nghiệm mà thôi.
Vì vậy, có người suy đoán rằng bên trong Hồng Hoang Thiên Lao có thứ gì đó mà ngay cả thủy tổ Cửu Bí cũng muốn có. Chỉ là, thủy tổ Cửu Bí cũng không thể lấy được.
- Người khác gặt hái không được, vậy thì để ta.
Lý Thất Dạ nhìn Hồng Hoang Thiên Lao, mỉm cười, sau đó xoay người đi vào bên trong cung điện đá.
Cứ thế Lý Thất Dạ vào ở Hồng Hoang Sơn. Mặc dù Lý Thất Dạ là khách của Cửu Liên Sơn, thế nhưng Cửu Liên Sơn không phái bất cứ đệ tử nào tới hầu hạ cả.
Trên thực tế, bất kể ai tới Cửu Liên Sơn, làm khách cũng vậy, ngộ đạo cũng vậy, Cửu Liên Sơn đều không hầu hạ. Cho dù Thái Thanh Hoàng đích thân giá lâm Cửu Liên Sơn thì Cửu Liên Sơn cũng không phái đệ tử hầu hạ, Cửu Liên Sơn nhiều nhất chỉ lập danh sách mà thôi.
Những việc còn lại thì sao cũng được. Vì vậy khi Thái Thanh Hoàng muốn ở lại Cửu Liên Sơn ngộ đạo thì cũng phải tự mang tới người hầu, Cửu Liên Sơn căn bản sẽ không phái đệ tử đến hầu hạ hắn.
Không chỉ có Thái Thanh Hoàng bị đối xử như vậy mà ngày trước, kinh diễm vô song như Trịnh Đế đến Cửu Liên Sơn thì Cửu Liên Sơn cũng không phái đệ tử đến hầu hạ hắn.
Trước giờ Cửu Liên Sơn luôn là như thế, đây cũng chính là điểm độc đáo nhất của Cửu Liên Sơn.
Mặc dù là như thế thì trước giờ chưa từng có ai lại giận dữ chuyện này. Trên thực tế, trăm nghìn vạn năm nay, không có nhiều người dám ngang ngược ở Cửu Liên Sơn, ngay cả Chân Đế vô địch đi tới Cửu Liên Sơn cũng phải biết điều, không dám làm càn.
Sau khi vào ở Hồng Hoang Sơn thì Lý Thất Dạ cũng không quan tâm có người hầu hạ hắn hay không, với hắn, cho dù ăn gió nằm sương thì cũng không phải là chuyện gì lớn lao cả.
Sau khi vào ở Hồng Hoang Sơn thì Lý Thất Dạ không thăm dò Hồng Hoang Thiên Lao ngay, mà là ngày ngày ăn mây ngộ đạo. Hơn nữa mỗi ngày khi mặt trời mọc thì hắn sẽ ngồi trên núi, ngồi đối diện Hồng Hoang Thiên Lao, đả tọa nhập định, thần du thái hư.
Đương nhiên, Lý Thất Dạ đả tọa nhập định không hề có thần quang, cũng không hề có tường thụy, không hề khác gì người bình thường đả tọa cả.
Thế nhưng bên trong mệnh cung của Lý Thất Dạ thì Thái Sơ Thụ xuất hiện, Tùng Tháp đạo quả cùng Tượng Tử đạo quả no đủ thành thục, dường như có thể chín muồi bất cứ lúc nào.
Mà lúc này, Thái Sơ Thụ nở ra đóa đạo hoa thứ ba. Đóa đạo hoa này lấp lánh ánh vàng, giống như được đúc từ hoàng kim, vô cùng thuần chất.
Đóa đạo hoa thứ ba nở rộ, thái sơ tràn trề, Thái Sơ Thụ phấn chấn như được sinh ra thêm lần nữa.
Trên thực tế, đóa đạo qua thứ ba cùng Thái Sơ Thụ cần có sức mạnh khổng lồ để chèo chống, bằng không thì sẽ không có cách nào trưởng thành. Đương nhiên, chút sức mạnh này Lý Thất Dạ vẫn có thể cung cấp nổi.
Thái Sơ Thụ cần sức mạnh khổng lồ chèo chống, nhưng cũng mang tới thái sơ khí vô tận cho Lý Thất Dạ, để Lý Thất Dạ luyện hóa thái sơ khí thành của mình. Mỗi sợi thái sơ khí hòa vào trong máu thịt của Lý Thất Dạ đều khiến máu thịt của Lý Thất Dạ trở nên khác với mọi người, cũng sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ.
Lý Thất Dạ ngày ngày nhập định ngộ đạo trên núi, vô cùng yên tĩnh, không có bất cứ ai tới quấy rầy, như thể thiên địa này vốn là yên tĩnh như vậy.
Dù sao thì Hồng Hoang Sơn cũng nằm ở cực nam Cửu Liên Sơn, cũng là nơi hoang vắng nhất Cửu Liên Sơn, trước giờ rất ít người đặt chân tới nơi này nên đương nhiên là không có ai tới quấy rầy Lý Thất Dạ rồi.
Thế nhưng không phải chỉ có một mình Lý Thất Dạ đối mặt với Hồng Hoang Thiên Lao nhập định ngộ đạo. Ngoại trừ Lý Thất Dạ ra thì còn có một người ngồi đối mặt với Hồng Hoang Thiên Lao đả tọa nhập định.
Người này là một ông lão, ông lão này mặc quần áo vải thô, quần áo trên người chuẩn kiểu tiều phu, áo vải cột dây thừng, bên thông còn có một cây búa, cây búa này là búa bổ củi bình thường nhất thế gian, cả cây búa toàn màu gỉ sét, thế nhưng lưỡi búa thì lại được mài trắng sáng như tuyết, bổ củi rất là tiện lợi.
Khuôn mặt của ông lão này đầy những vết nhăn, mặt mày vàng úa đen đúa. Thế nhưng dường như màu vàng này đã được đánh bóng, vì vậy rất có xúc cảm. Cứ như khuôn mặt già nua của hắn trải qua vô số sương gió đánh bóng, mỗi một nếp nhăn đều trải qua thời gian lắng đọng.
Đôi mắt của ông lão này không hề có điểm nào xuất chúng, chỉ có thể nói đôi mắt của hắn rất trong suốt, trong vắt giống như nước suối trong khe. Nhìn đôi mắt này, cho dù oi bức cách mấy thì ngươi cũng sẽ cảm thấy mát mẻ.
Mỗi ngày khi mặt trời vẫn chưa mọc lên thì ông lão này đã đi tới bên dưới chân núi Hồng Hoang Sơn, nhìn Hồng Hoang Thiên Lao từ xa, đả tọa nhập định, đối mặt với sát khí Hồng Hoang Thiên Lao phun ra. Dường như hắn muốn nuốt những sát khí này vào trong bụng.
Khi mặt trời lên thì hắn thu công, bắt đầu đốn củi dưới chân núi Hồng Hoang Sơn. Sau khi chém đầy gánh củi thì tới trước hồ nước phía sau Hồng Hoang Sơn rửa mặt, sau đó vác gánh củi rời khỏi.
- Ta vốn là phàm nhân, không lên tiên lầu các...
Khi ông lão này vác gánh củi rời khỏi thì rướn giọng hát sơn ca.
Ánh nắng ban mai chiếu khắp dãy núi chập trùng, tiếng ca hùng hậu vang khắp núi non. Hình ảnh này tựa như ngắt quãng, trở thành vĩnh hằng.
Một ông lão hằng ngày đi tới đây đả tọa, mỗi ngày chỉ chặt một gánh củi, sau đó hát vang một khúc rồi rời khỏi. Là tự nhiên như thế, là tự tại như thế, tất cả như là một phần của chốn sơn dã này vậy.
Nhìn thấy vậy, Lý Thất Dạ cười nhạt, lẳng lặng thưởng thức cảnh đẹp này, như thể đây là một bức tranh thủy mặc, là một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ.
Một hôm, sau khi ông lão đả tọa xong thì lại bắt đầu đốn củi. Lý Thất Dạ cũng tỉnh dậy khỏi nhập định, hắn ung dung đi đạo, đi vào trong rừng, gặp phải ông lão đang đốn củi trong này.