“Không phải chuyện của cậu!”.
Một câu nói của Từ Uy khiến Bành Lượng im bặt không nói được gì, Bành Lượng rụt đầu lại, không dám nói nữa, cậu ta biết Từ Uy đã thực sự tức giận rồi.
“Được, được lắm, tôi dạy học bao nhiêu năm nay, đây là lần đầu tiên tôi gặp phải học sinh như cậu!”.
“Đến trường không chăm chỉ học đã đành, ngủ gật trong lớp, bị phát hiện lại còn nói năng không lễ độ!”.
Ông ta tức giận hỏi lại: “Nếu cậu cảm thấy ngồi học rất chán, vậy tôi hỏi cậu đến trường làm gì? Sao không về nhà mà ngủ đi cho rồi?”.
“Đến trường không chịu phấn đấu học, còn không biết lễ phép, không tôn trọng giáo viên, loại học sinh như cậu có giữ lại trường cũng không có ý nghĩa gì, từ nay về sau cậu không cần đến lớp nữa!”.
Từ Uy là tổ trưởng tổ Toán học, đồng thời cũng là phụ trách giáo vụ, ông ta đương nhiên có quyền quyết định việc nhận hay đuổi học sinh.
Đỗ Giai Giai suýt nữa thì cười lên thành tiếng, chỉ cảm thấy vô cùng sung sướng, Từ Uy nói như vậy có nghĩa là định ‘tội chết’ cho Diệp Thiên.
“Cậu giỏi võ thì đã sao? Quen với Tiếu Văn Nguyệt thì đã sao? Bây giờ chẳng phải là vẫn phải ngoan ngoãn cút ra khỏi trường hay sao?”.
Nghĩ đến chuyện sau này không phải gặp cái tên đáng ghét này trong trường nữa, trong lòng Đỗ Giai Giai cảm thấy vô cùng vui sướng.
“Hừ, một ngày cũng không học nổi lại muốn được cùng lớp với Giai Lệ?”.
Âu Hạo Thần cười khẩy trong lòng, chỉ cảm thấy cậu ta hình như đã quá đề cao đối thủ là Diệp Thiên này rồi.
“Thưa thầy, hôm nay em vừa mới đến trường Tam Trung này, việc ngủ trong giờ học đúng là em đã sai, em xin lỗi thầy, nhưng chỉ vì chuyện này mà đuổi học em thì có phải hơi quá không?”.
Đối mặt với lời tuyên bố đuổi học của Từ Uy, Diệp Thiên không hề cảm thấy hoang mang lo sợ, ngược lại ánh mắt vô cùng điềm tĩnh, nói với giọng đúng mực.
“Đúng vậy, ngủ trong giờ học không phải là lý do để đuổi học cậu, nhưng cậu đã nói ngủ trong lớp là vì nhàm chán, có nghĩa là tiết học này không có ý nghĩa gì đối với cậu, vậy cậu còn ở lại trong trường làm gì?”.
Từ Uy lạnh lùng nói, căn bản không có ý thay đổi quyết định.
“Thưa thầy, em đến trường đương nhiên có lý do của em!”.