Kiến thức Phật học của hắn rất ít, dường như kiếp trước hắn cũng nghe qua về thuyết Bát Bộ Chúng, nhưng cũng chỉ có vậy, còn Bát Bộ Chúng có gì thần kỳ hắn lại không biết chút gì.
Cũng chính vì thế, khi ở quán cơm, hắn nghe cái tên Dạ Xoa rất quen nhưng lại không biết đó là một trong Bát Bộ Chúng của Phật giáo. Đến như Kiền Thát Bà hắn lại càng không biết gì.
Lúc này, nghe Như Liên nói vậy, hắn mới hiểu, chả trách Dạ Xoa nói có chung nguồn gốc với Kiền Thát Bà. Bọn họ đều là Bát Bộ Chúng, đều thuộc Thiên Thần Hộ Pháp của Phật giáo, đương nhiên cùng nguồn gốc.
Đột nhiên nghĩ đến vị công tử áo lam trong Trung nghĩa trang, mấy năm gần đây, hắn đã thu thập không ít đá và ngọc bài. Hắn đã thu được bốn viên đá trên người Lưu Tụ Quang, Hổ Văn công tử, A Thị Đa và Thái Nguyên Tiêu. Còn về ngọc bài, ngoài miếng của Dạ xoa vương, công tử mặc áo lam cũng có một miếng. Nhưng những thứ đó hắn đều cất kỹ, không mang bên người. Nghĩ đến công tử mặc áo lam có vương phù hắc ngọc, nhất định cũng là một trong Bát Bộ Chúng, hắn liền hỏi Như Liên.
Vương phù hắc ngọc hắn không mang theo nên đành dùng một miếng khác miêu tả họa tiết trên bề mặt cho nàng biết. Sau khi nghe xong, Như Liên không trả lời ngay. Nàng vào phòng mình, một lát sau, cầm ra một cuốn Kinh Phật, giở đến một trang, đưa cho hắn, hỏi:
- Đại ca nói là họa tiết như thế này?
Hắn chỉ nhìn thoáng qua, liền gật đầu:
- Không sai, chính là cái này!
- Đây là Ma Hầu La Già.
Nàng khẳng định.
Hắn hít sâu một hơi. Dù đã chuẩn bị tâm lý, nhưng sau khi nàng xác nhận, hắn vẫn giật mình. Chu Nho có vương phù hắc ngọc, là Dạ xoa vương của Dạ xoa bộ. Công tử áo lam cũng có vương phù. Như vậy, xem ra vị công tử đó là Ma Hầu La Già Vương rồi, cũng là một trong những thủ lĩnh Bát Bộ Chúng.
Vậy thì mấy năm trước, Ma Hầu La Già đã tự tử, lại thêm Dạ xoa vương. Bát Bộ Chúng đã mất đi hai người.
Đây là thế lực mà hắn chưa từng nghe đến. Nhưng hiện tại hắn đã rõ.
Hắn luôn muốn tìm ra thế lực to lớn phía sau những chuyện kỳ lạ mà bản thân mình trải qua, rất có thể là Đại Tâm Tông. Đại Tâm Tông đã hoàn toàn xâm nhập vào Trung Nguyên, nấp trong bóng tối, đang có mưu đồ làm loạn.
Lúc đầu Ma Hầu La Già Vương hành thích Tề Vương Doanh Nhân.
Đối tượng hắn hoài nghi nhất là Thái tử. Dù sao khi đó, Tề Vương tiến về Trung nghĩa trang là chuyện bí mật, lại do Thái Tử dặn dò, chỉ có Thái tử mới biết hành tung của ngài.
Nhưng bây giờ xem ra, trong đó có huyền cơ khác.
Theo thuyết pháp của Thần tướng áo đen, Thiên Võng có một kế hoạch, đó là dùng Lưu Ly tiếp cận Thái tử, giành lấy sự sủng ái của Thái tử.
Sau đó Thiên Võng sẽ ngầm giúp Thái tử kế vị. Tiếp đó, y lợi dụng Thái tử Doanh Tường mở hồ sơ Bạch lâu, từ đó tìm ra tung tích của Long xá Lợi.
Bọn chúng muốn nâng đỡ Thái tử đăng cơ, đương nhiên phải tiêu diệt hết địch thủ của Thái tử. Ngoài Hán Vương ra, Tề Vương đương nhiên cũng trong số đó.
Thiên Võng bị Đại Tâm Tông khống chế. Nếu kế hoạch này là do Đại Tâm Tông chỉ định, thì có thể lý giải tại sao Ma Hầu La Già lại hành thích Tề Vương tại Trung nghĩa trang.
Ma Hầu La Già Vương là phật đồ Tâm Tông, cũng có thể là thành viên của tổ chức Thiên Võng đó. Mục đích của bọn chúng là tiêu diệt Tề Vương và Hán Vương, do đó sẽ luôn chú ý đến đối thủ của Thái tử.
Tề Vương từ Dương Tiến về Vân Sơn rất có thể bị người của Thiên Võng nắm được tin tức. Bọn chúng giám sát chặt tung tích của Tề Vương, khi Tề Vương đi về Trung nghĩa trang, bọn chúng áp sát, đợi thời cơ hành động.
Hình ảnh trong đầu hắn liên tục thay đổi, muốn nối những đoạn này lại. Như Liên thấy hắn trầm tư, bộ dạng như đang suy nghĩ, cũng không nói gì, sợ làm kinh động đến hắn.
Hang đã dưới lòng đất trong dược cốc, hắn biết được không ít tin tức từ miệng của Thần tướng áo đen. Nhưng những lời đó, hắn chỉ tin một phần, nghi ngờ chín phần.
Thần tướng áo đen nói, Tây Xương Vương từng thờ phụng Tâm Tông, cúng bái Đại Khổng Tước Minh Vương. Lão ta là một trong những Phật đồ đầu tiên thờ phụng Tâm Tông, lại có địa vị cao quý, nên đã được Tâm Tông thưởng cho sáu miếng phật ngọc. Với sáu miếng phật ngọc đó, sau khi chết lão có thể vào phật quật. Nhưng từ Mỵ Nương hắn lại biết rằng, cái được gọi là phật ngọc, tên gọi thực sự là Long Xá Lợi.
Hắn hoài nghi, sáu viên Long Xá Lợi kia thực sự chỉ có tác dụng cho người ta vào Phật Quật?
Nếu nói sáu viên Long Xá Lợi đó thực sự chỉ là tín vật để vào Phật Quật.
Vì mất đi tín vật, Di thần Tây Xương không tìm được, cầu xin sự trợ giúp của Tâm Tông, Tâm Tông mới phái Phật đồ đến giúp, tìm tung tích của Long Xá Lợi. Hắn lại không thấy chuyện này có gì nghiêm trọng, dù gì Long Xá Lợi cũng vốn thuộc về Tâm Tông. Bọn họ tìm lại vật của mình, không có gì đáng trách.
Hắn lo lắng, Long Xá Lợi không chỉ đơn giản là tín vật vào phật quật. Đó chỉ là những lời nói dối, sau đó còn ẩn chứa một âm mưu lớn.
Tặng tín vật hắn có thể tin. Nhưng hắn rất nghi ngờ, Long Xá lợi tặng Tây Xương Vương thực sự quan trọng như vậy, cần cử Bát Bộ Chúng đi tìm.
Theo Như Liên, Bát Bộ Chúng chính là Hộ Pháp Thiên Thần mạnh nhất trong phật giáo. Nếu không phải chuyện đó cực kỳ quan trọng, Tâm Tông đương nhiên sẽ không phải cử người quan trọng như vậy đi.
Có thể khiến Bát Bộ Chúng đến Trung Nguyên tìm Long Xá Lợi, hắn khó có thể tin rằng, Long Xá Lợi chỉ là một loại tín vật. Bát Bộ Chúng ra tay, đó nhất định không phải chuyện thường.
Hắn thậm chí còn hoài nghi, cái gọi là sáu khối Long Xá Lợi đó không phải là thưởng cho Tây Xương Vương. Dù lão là phật đồ sùng bái Tâm Tông sớm nhất tại Trung Nguyên, hơn nữa, khi đó địa vị không thấp, nhưng nói cho cùng cũng chỉ là chức vị chư hầu, Tâm Tông cũng có thể tặng cho một số vật tượng trưng, nhưng sao có thể phái Bát Bộ Chúng đi tìm bảo vật làm lễ vật?
Nhưng, nếu như Long Xá Lợi đó không phải Tâm Tông tặng cho Tây Xương vương, vậy thì tại sao Thần tướng áo đen lại phải nói dối? Y tự nhận mình là cha của Lưu Ly, cũng là người trong Thiên Võng lại cũng chỉ coi chuyện tìm Long Xá Lợi là vậy? Nếu Long Xá Lợi không phải là lễ vật mà Tâm Tông tặng Tây Xương vương, vậy sáu miếng Long Xá Lợi đó sao lại thất lạc tại Trung nguyên, bị bọn người Lâm Nguyên Khánh lấy được?
Hắn càng nghĩ càng hồ đồ, dường như có rất nhiều manh mối, nhưng nếu theo những manh mối đó khó có thể phân tích được chuyện phía sau. Hắn thấy mình đang ở giữa sự mơ hồ, lờ mờ thấy được hình ảnh trước mắt, nhưng nhìn kỹ lại bị một màn sương mù che lại hết.
Như Liên thấy hắn buồn rầu, cuối cùng khẽ nói: nguồn t.u.n.g h.o.a.n.h (.) c.o.m
- Đại ca, huynh... huynh có phải có chuyện khó nghĩ?
Hắn thở dài, rồi hỏi:
- Tiểu muội, muội có nghe qua về... Long Xá Lợi?
- Long Xá Lợi?
Như Liên giật mình, liền lắc đầu:
- Muội biết Xá Lợi là phật cốt lưu lại sau khi cao tăng đắc đạo hỏa táng, nhưng chưa từng nghe Long Xá Lợi. Đại ca, Long Xá Lợi là cái gì?
Hắn cười gượng:
- Ta cũng không biết Long Xá Lợi là cái gì. Chính vì ta không biết nên mới buồn.
- Đại ca, cái đó...muội thử tìm lại trong kinh phật, xem có ghi lại gì về Long Xá Lợi không.
Như Liên vội nói:
- Đợi muội tìm thấy rồi sẽ báo cho huynh.
Hắn mỉm cười, dịu dàng nói:
- Không cần phải chuyên tâm tìm chuyện này. Nếu thực sự có ghi chép về mặt này. Muội hãy nói cho ta...!
Thành Đan Dương, Bắc Sơn.
Huyện nha huyện Đan Dương nay đã trở thành sở chỉ huy tiền tuyến.
Trận chiến Giáp Châu, quân Bắc Sơn tổn thất nặng nề, mấy vạn binh mã tán loạn rút về Đan Dương, liền bị Tiếu Hoán Chương coi kỵ binh Bắc Sơn là báu vật của Bắc Sơn. Trải quan trận chiến đó, tổn thất cũng hơn một ngàn, đến nay không còn đến bốn ngàn.
Cũng may sau khi quân Tây Quan đánh đến sông Lương Tử, do băng trên sông bị tan chảy khó có thể qua được nên mới không đánh vào trong Bắc Sơn. Nhưng cái giá mà Bắc Sơn phải trả thực sự là quá thảm. Hơn một ngàn quân vì sông Lương Tử tan băng mà chết tại đó. Ngoài một số quân khỏe mạnh bị chết đuối tại sông, còn có rất nhiều người giẫm đạp lên nhau mà chết. Dù đại chiến đã qua mười ngày, nhưng sông Lương Tử vẫn là một cảnh hỗn độn.
Nhưng điều khiến Tiếu Hoán Chương đau lòng nhất trong trận thất bại đánh lên Bắc Sơn là Tiếu Tĩnh Sanh tử trận. Trong khi rút binh, y bị một mũi tên lạc bắn trúng cổ, mất mạng tại chỗ. Chỉ trong vài tháng mà Tiếu Hoán Chương đã trên 50 tuổi lại liên tiếp mất đi hai người con trai. Đây đương nhiên là đả kích quá mạnh với lão. Đợi đến khi toàn quân lui về giữ thành Đan Dương, Tiếu Hoán Chương lại đổ bệnh.
Mười ngày liên tiếp, dưới sự chỉ huy của La Định Tây, cố thủ thành Đan Dương. Trong khi bị bệnh Tiếu Hoán Chương vẫn ra rất nhiều mệnh lệnh, lệnh cho thân sĩ, gia tộc quyền thế tại Thanh Châu tổ chức gia đinh, chuẩn bị lương thực, sẵn sàng cùng quân đội đánh xuống Tây Quan, liều một trận.
Tin thất bại tại Bắc Sơn đã sớm truyền đi, xuất hiện lo lắng đầu tiên là Thanh Châu, mà trong lòng lo lắng nhiều nhất đương nhiên là các gia tộc danh tiếng tại Thanh Châu.
Các gia tộc đó cũng biết Sở Hoan thi hành chính sách phân chia đồng đều ruộng đất tại Thanh châu, một trong các bước chính là kiểm tra đất. Hắn không những muốn nắm rõ số lượng ruộng đất của danh gia, mà đất công tư hữu cũng sẽ thu về. Điều này đương nhiên khiến các danh gia trong thành đều lo lắng. Gia môn càng lớn, ruộng đất càng nhiều, những ruộng đất che giấu, không báo lên cũng rất nhiều. Nếu kiểm tra thực sự, thì những lợi ích của những hộ đó mất đi càng nhiều.
Hơn nữa, Tiếu Hoán Chương lại đích thân nói, có giấy bút ghi lại, gửi thư cho hơn mười hào gia có thể bảo vệ Thanh Châu, trong đó có phân tích rõ hậu quả nghiêm trọng nếu như Sở Hoan công được thành Thanh Châu. Do đó toàn thành Thanh Châu đều sống trong lo sợ. Rất nhiều hào gia thực sự làm theo dặn dò của Tiếu Hoán Chương, tổ chức gia đinh. Lúc nào cũng có thể tiếp viện cho thành Đan Dương.
Bọn họ chưa chắc đã là thực sự muốn ủng hộ Tiếu Hoán Chương, nhưng để bảo vệ lợi ích của mình không chịu sự đả kích từ phía Sở Hoan, bọn họ đương nhiên phải làm theo lão ta. Hơn nữa, dư luận trong tay những gia tộc này lại luôn nói về sự tàn nhẫn đáng sợ của Sở Hoan, tuyên truyền cho người dân là một khi quân Tây Quan đánh đổ Bắc Sơn, nhất định sinh linh đồ thán, thây ma khắp nơi. Toàn bộ đạo Tây Bắc, ít nhất là Thanh Châu, lòng người hoang mang.
Đại đường huyện nha Đan Dương, mấy chục quan văn võ tập trung.
Sau mười ngày điều dưỡng, Tiếu Hoán Chương dù sức khỏe còn yếu nhưng đã có thể xuống giường đi lại. Hôm nay lão triệu kiến các quan văn võ trong thành đến, chuẩn bị thương lượng đối sách tiếp theo.
Các quan viên thấy Tiếu Hoán Chương yếu ớt bước vào, đều nhìn nhau. Chỉ trong mười ngày ngắn ngủi, lão như đã già đi mười tuổi. Lão yếu đến nỗi, chỉ cần một cơn gió thổi qua có thể bị ngã.