Nhưng bộ châm này có ý nghĩa đặc biệt đối với nhà họ Bạch. Nó là đồ cung đình ban cho, là vật tượng trưng cho niềm vinh dự của nhà họ Bạch giống như tấm biển Bách Thảo Đường kia vậy.
Cho dù có ra giá bao nhiêu tiền thì Bạch Kính Đình cũng không thể mà cũng không dám bán bộ châm này đi.
Lý Dục Thần ngẩng đầu nhìn cửa Bách Thảo Đường, nói: “Đổi thành mười phần trăm cổ phần của Bách Thảo Đường thì sao?”
“Cái gì?”
Lần này, không chỉ Bạch Kính Đình mà tất cả người nhà họ Bạch đang có mặt ở đây đều lấy làm kinh hãi.
Trong đám đông, mắt ông chủ Hầu lại sáng lên, ông ta âm thầm bật ngón tay cái.
Cao tay! Đúng là cao tay!
Không hổ là con cháu nhà họ Lý!
Ông chủ Hầu đã nhìn ra được dụng ý của Lý Dục Thần.
Nhà họ Lý muốn phục hưng, muốn quật khởi, không phải chỉ dựa vào mấy lời nói suông. Vài tỷ ở trong mắt người bình thường là một con số trên trời nhưng đối với những gia đình giàu có hàng đầu ở kinh thành thì nó chỉ là con bò rụng lông, cây me rụng lá.
Nếu như có thể lấy được mười phần trăm cổ phần của Bách Thảo Đường thì chẳng khác nào trói được nhà họ Bạch lên trên cỗ xe phục hưng nhà họ Lý. Điều này còn có ích hơn năm tỷ nhiều.
Suy nghĩ của Lý Dục Thần không khác ông chủ Hầu đoán là bao.
Hiện tại, căn cơ của tập đoàn Kinh Lý còn bất ổn, cần phải tiếp tục phát triển lớn mạnh hơn nữa ở phương nam. Dù cho Lang Dụ Văn có bản lãnh cỡ nào đi nữa thì cũng không dám lỗ mãng bành trướng ra khu vực phía bắc vào lúc này.
Có cổ phần của Bách Thảo Đường, chẳng khác nào dựa vào thế lực của nhà họ Bạch để bén rễ ở thủ đô.
Nhà họ Bạch đã làm ăn ở thủ đô mấy trăm năm, cho dù có là bốn gia tộc lớn nhất thủ đô cũng không dám xem thương gia đình này.
Đương nhiên, người nhà họ Bạch không ngốc. Muốn đổi năm tỷ lấy một phần mười tài sản của nhà họ Bạch là chuyện không tưởng, cho nên anh chỉ đòi mười phần trăm cổ phần của Bách Thảo Đường.
Tỷ trọng của Bách Thảo Đường trong sản nghiệp của nhà họ Bạch không lớn, chẳng qua vì rất nổi tiếng nên mọi người mới lầm nhà họ Bạch chỉ có mình Bách Thảo Đường. Thực ra, trong tay nhà họ Bạch còn có rất nhiều sản nghiệp khác như xưởng chế thuốc, chuỗi tiệm thuốc, bệnh viện hiện đại, viện dưỡng lão.
“Cậu cho là tôi sẽ đồng ý à?”, Bạch Kính Đình hỏi ngược lại: “Chỉ riêng giá trị thương hiệu Bách Thảo Đường thôi đã hơn năm tỷ rồi”.
“Tôi biết”, Lý Dục Thần nói: “Cho nên tôi chỉ cần cổ phần của căn y quán này và tiệm thuốc. Như vậy, ông cũng sẽ không cần tặng cờ thưởng cho tôi nữa. Bởi vì tôi cũng được coi là một thành viên của Bách Thảo Đường”.
Bạch Kính Đình hơi sững sờ.
Nhớ tới chuyện phải đưa cờ thưởng, ông ta thấy hơi ảo não. Thật sự là quá tự phụ, quên mất lời dạy của tổ tiên, thầy thuốc cần phải khiêm tốn, mình giỏi có người khác giỏi hơn, dẫn đến việc đưa ra tuyên bố quá tuyệt đối.
Thấy Bạch Kính Đình im lặng, Lý Dục Thần lại bổ sung thêm một câu: “Mặt khác, nếu như ông đồng ý, ta sẽ nói cho ông biết vừa rồi tôi đã đâm cây kim châm cuối cùng như thế nào. Tôi cam đoan, tôi mà đã dạy thì chắc chắn ông sẽ học được.”
Bạch Kính Đình do dự.
Đối với một người si mê y thuật từ nhỏ như ông ta thì điều kiện này quá hấp dẫn.
“Kính Đình, cháu đừng nghe cậu ta nói lung tung, cổ phần của Bách Thảo Đường tuyệt đối không thể chia cho ai khác không phải người nhà họ Bạch!”, Bạch Quân Đường nhắc nhở.
Bạch Kính Đình im lặng, không lập tức tỏ thái độ.
Người khác không biết nhưng trong lòng ông ta hiểu rất rõ giá trị của chiếc châm ấy.
Nó không phải chỉ là một châm.
Nếu như học xong, nó có nghĩa là đã nắm giữ được một châm pháp cực kỳ cao thâm.
Đây là điều mà ngay cả bố ông ta, Bạch Cảnh Thiên cũng chưa từng hoàn toàn nắm giữ được.
Đây là thứ có thể truyền lại cho con cháu đời sau, có giá trị hơn vàng bạc, kho báu.
Tuy nếu đường đường là gia chủ nhà họ Bạch đương nhiệm, danh y số một thủ đô mà lại đi học y thuật của một người trẻ tuổi thì thực sự hơi mất mặt.
Nhưng Bạch Kính Đình không phải loại người cổ hủ.
Mặt mũi đáng giá mấy đồng?