Trần Văn Học nói: “Con không hiểu bà ta. Thực ra bà ta chỉ cần đồng ý cúi đầu với mẹ con, với tính cách của mẹ con, chắc chắn sẽ không làm khó bà ta, càng sẽ không lấy mạng của anh cả con. Nhưng bà ta thà nhìn con trai mình chết cũng không chịu cúi đầu. Bà ta là người như vậy, cực kỳ ích kỷ”.
Trần Văn Học không hiểu lắm, người ích kỷ, thì có liên quan gì đến việc bà ta có đến biệt thự số bảy tập yoga hay không? Anh ta vẫn không tìm được logic trong chuyện này.
Sau đó, Lý Dục Thần nói với anh ta: “Nếu thầy dạy yoga đó thực sự là cao thủ yoga, thì sẽ có khả năng chữa được bệnh của anh cả của anh”.
“Chẳng phải anh nói, người biết chữa không dám chữa, người dám chữa không biết chữa sao?”, Trần Văn Học hiếu kỳ hỏi.
“Đó là ở Hoa Hạ, nhưng thầy yoga của Thiên Trúc, chưa chắc đã biết ấn ký Thiên Đô”, Lý Dục Thần nói.
Tang lễ của Phan Phượng Anh kéo dài ba ngày. Trong ba ngày, gần như tất cả thế gia hào môn của Thân Châu và hai tỉnh Giang Đông, Nam Giang lân cận đều cử người đến phúng viếng chia buồn.
Ba ngày sau, khách ra về hết, tất cả lại trở lại như ban đầu. Ngoại trừ nhà họ Trần bớt một bà chủ, Thân Châu bớt một lão đại thế giới ngầm hô mưa gọi gió hai mươi năm, thì dường như không có gì thay đổi.
La Bội Dao được đón về nhà họ Trần, đương nhiên không có kiệu tám người khiêng vẻ vang, ngược lại vô cùng khiêm tốn, thậm chí là thần bí. Đó là vì Trần Định Bang vừa mất vợ, đã công khai quay lại với tình cũ, rất dễ bị người ta chỉ trích. Mặt khác, cũng là ý của bản thân La Bội Dao.
Bà ta vốn không muốn vào nhà họ Trần, hơn hai mươi năm nay, lòng bà ta đã chết, đã sống quen những ngày tháng bình thường. Nhưng cùng Trần Định Bang trải qua một trận sống chết, trái tim đã chết của bà ta lại bùng cháy. Đặc biệt là thể hiện của Trần Định Bang mấy ngày nay, có thể nói là tỉ mỉ chu đáo từng li từng tí, khiến bà ta vô cùng cảm động. Lại thêm Phan Phượng Anh đã chết, bà ta về nhà họ Trần cũng không có trở ngại về mặt tâm lý và thực tế.
Sau đó, trong cuộc họp gia tộc, Trần Định Bang xác lập quyết định bồi dưỡng Trần Văn Học làm người kế nhiệm. Đương nhiên, không phải nói Trần Văn Học lập tức là người kế nhiệm, gia tộc lớn như vậy, cạnh tranh vị trí gia chủ vô cùng khốc liệt, chỉ là trong tất cả con cháu thế hệ sau, anh ta là con trai của gia chủ Trần Định Bang hiện tại nên có ưu thế.
Sau đó, thì phải xem biểu hiện của Trần Văn Học rồi. Chỉ cần trong mấy năm tiếp theo, anh ta không xảy ra sai sót gì, còn có thể thỉnh thoảng thể hiện tài năng, làm được một hai chuyện lớn, thì vị trí người kế nhiệm của anh ta sẽ ổn định.
Việc đầu tiên anh ta phải làm chính là về thành phố Hòa, tiếp tục lấy tư cách người đại diện của nhà họ Trần, toàn quyền phụ trách tất cả món đầu tư của nhà họ Trần ở tỉnh Nam Giang. Chủ yếu nhất trong đó là việc hợp tác với nhà họ Lâm, cùng đối kháng nhà họ Viên.
Người của nhà họ Trần vẫn luôn cảm thấy đây là mối làm ăn chắc chắn thất bại, trước đây Trần Định Bang cũng nghĩ như vậy.
Nhưng từ sau khi chứng kiến bản lĩnh của Lý Dục Thần, Trần Định Bang đã thay đổi suy nghĩ. Ông ta không những hồi phục thực quyền của Trần Văn Học, còn cho anh ta nhiều vốn và tài nguyên hơn, và cho nhiều quyền quyết định hơn.
Người nhà họ Trần thấy Trần Định Bang kiên quyết như vậy, cũng không phản đối nữa. Thậm chí có rất nhiều người ủng hộ quyết định này, những người này đều mong được xem Trần Văn Học làm trò cười cho thiên hạ, chỉ cần Trần Văn Học thất bại, con cháu của họ sẽ có cơ hội cạnh tranh vị trí người kế thừa gia tộc.
Vì cảm kích và để báo đáp nhà họ Trần, Lý Dục Thần hứa với Trần Định Bang, đợi sau đại hội võ lâm Tiền Đường, anh sẽ đến đảo Cửu Long một chuyến, giúp nhà họ Trần giải quyết mâu thuẫn với đảo Cửu Long, nhân tiện có thể giải quyết chuyện của chị Mai.
Trần Định Bang sớm đã biết Lý Dục Thần không phải người thường, cũng không biết là cái phúc của con trai mình từ đâu ra, lại quen biết một vị thần hơn cả tông sư như vậy. Đây cũng là lý do tại sao Trần Định Bang hạ quyết tâm cho Trần Văn Học làm người kế nhiệm.
Trước khi đi, Trần Định Bang mời Lý Dục Thần vào trong thư phòng nhỏ của ông ta.
Thư phòng nhỏ là thư phòng riêng của ông ta, không phải là thư phòng mà ông ta trò chuyện với khách. Thư phòng này, cũng chỉ có mấy người thân tín nhất được vào, ngay cả phu nhân Phan Phượng Anh của ông ta cũng chưa từng được bước vào.
Trong thư phòng nhỏ này, Trần Định Bang lấy ra một chiếc hộp mang hương sắc cổ xưa, trịnh trọng lấy ra trước mặt Lý Dục Thần, nói:
“Đây là một cổ vật mà tôi ngẫu nhiên có được, có lẽ có ích cho cậu Lý, coi như là chút tấm lòng của tôi, xin cậu Lý nhận cho”.
Nói xong liền mở hộp ra.
Trong chiếc hộp là một thanh Như Ý màu tím, không phải vàng không ngọc, không biết làm từ chất liệu gì. Cả thanh Như Ý đầy vân mây, phần đuôi khắc hai chữ triện: Tử Vân.
Lý Dục Thần dùng thần thức đảo quét, không khỏi ngẩn người.
Thần thức nhìn thấy, trên thanh Như Ý lưu chảy ý vân, cuồn cuộn bốc hơi khói, tràn ngập giống như mây tím ngập trời.
Đây là một pháp khí cường mạnh.