Đương nhiên kho báu Bộc Quốc gì đó không có sức hấp dẫn với anh, nhưng hiện tượng cấm địa mà Lam Nham Sơn miêu tả, không giống với hiện tượng tự nhiên, mà giống như kết giới tu hành.
Còn về yêu quái tiên nữ, chỉ dựa vào lời của ông ta, chưa từng nghiệm chứng.
“Cụ à, bản đồ này, ngoại ông ra, còn ai khác có không?”, Lý Dục Thần hỏi.
Cụ Nham Sơn bíu: “Thợ săn ngày xưa và người thái thuốc đều có, nhưng phần lớn đã chết rồi. Đây cũng là lý do tôi giấu bản đồ đi, không cho con cháu thấy. Bây giờ những người còn có bản đồ, tôi nghĩ xem, có lẽ còn có ba năm nhà”.
“Nhà Diệp đại phu trên trấn, cũng có phải không?”, Lý Dục Thần đột nhiên hỏi.
“Đương nhiên là có”, cụ Nham Sơn nói: “Nhà họ Diệp là người hái thuốc đến trấn Lâm Hoang sớm nhất, cũng là nhà truyền hương hỏa duy nhất còn đến ngày nay trong tốp người đó”.
Lý Dục Thần cau mày, trong mắt lóe lên sát ý.
Nhà họ Diệp đã có bản đồ này trong tay, thì làm sao Diệp Chính Hồng có thể không biết Âm Sơn?
Tại sao Diệp Chính Hồng phải che giấu?
Chỉ có một cách giải thích, ông ta có liên quan đến phái Âm Sơn!
Lúc này, thím Lam đã làm xong cơm, gọi họ đi ăn cơm.
Từ lúc lịch kiếp, Lý Dục Thần có thể không cần ăn uống. Nhưng người nhà họ Lam nhiệt tình, anh cũng không nỡ từ chối, bèn ở lại nhà họ Lam ăn cơm.
Thịt thỏ hoang là món chính, đầy cả một nồi lớn, còn có một ít thịt heo rừng và thịt nai phơi khô.
Cụ Nham Sơn lấy ra một vò rượu quý giá cất giấu từ lâu không nỡ uống.
Cuối cùng, thím Lam bưng lên một nồi canh thịt rắn đã đun xong.
Lam Ba Tử dùng muôi khuấy trong nồi nói: “Hôm nay con gái bị rắn cắn, phải xả giận mới được!”
Lam Điền hình như vẫn còn sợ rắn, nhìn chằm chằm vào nồi, không dám động đũa.
Lam Ba Tử cười mắng nói: “Con bé này thật chẳng ra sao, bị rắn cắn một lần thì đã sợ như vậy?”
Lam Điền lắc đầu mạnh, chỉ vào nồi nói: “Đây là con rắn đã cắn con!”
“Con nói linh tinh cái gì vậy?”, Lam Ba Tử nói: “Con rắn cắn con đã chạy lâu rồi, đâu có bắt được!”
Lam Điền cố chấp nói: “Chính là con rắn đã cắn con, nó đang khóc đó!”
Cả nhà cùng ngẩn người, nhìn vào nồi canh.
Đáy nồi có than, nước trong nồi đang sôi, thịt rắn trắng tuyết sùng sục trong nồi.
Rõ ràng khí nóng cuồn cuộn, mọi người lại cảm thấy âm lạnh.
“Con gái, đừng nói linh tinh!”, thím Lam mắng một câu, đứng lên: “Mẹ đi đóng cửa sổ, sao mà lạnh thế”.
Lý Dục Thần hơi kinh ngạc nhìn Lam Điền một cái, sau đó khẽ vung tay lên bên trên nồi canh.
Cô bé này, lại có linh nhãn trời sinh, có thể nhìn thấy thứ mà người khác không nhìn thấy.
Lam Điền cảm kích nhìn sang Lý Dục Thần, sau đó lại cúi đầu.
Cô bé không còn sợ hãi, nhưng từ đầu đến cuối, cô bé không động vào nồi canh rắn.
Lý Dục Thần cũng không nói nhiều gì, chỉ cùng người nhà họ Lam uống rượu ăn cơm, nghe ông cụ Lam bóc phét câu chuyện trong đầm hoang.
Người trong núi hiếu khách, uống hết một vò rượu, chưa hết hứng, lại lấy ra mấy chai rượu.
Cụ Nham Sơn và Lam Ba Tử say mèm, ngay cũng thím Lam cũng say ngà ngà.
Chỉ còn lại Lý Dục Thần và Lam Điền tỉnh táo.
Lý Dục Thần hỏi Lam Điền: “Cháu bị rắn cắn ở đâu?”
Lam Điền nói: “Ở ngày trong lối vào đèo sau núi, ở đó nhiều nấm, cháu và mẹ đi hái nấm”.
“Thế bây giờ cháu đưa chú đi, chúng ta bắt con rắn đó, để nó không thể cắn người nữa được không?”, Lý Dục Thần nói.
Lam Điền do dự một lúc, cuối cùng vẫn gật đầu.
Lý Dục Thần dắt tay Lam Điền, đi vào màn đêm tối đen.
Ban đêm trong núi vô cùng tối, nhưng hình như Lam Điền không sợ tối, dẫn Lý Dục Thần đi một mạch vào đèo sau núi.
Lý Dục Thần vẫn luôn quan sát cô bé.
Tuyệt đối không phải là quen thuộc đường núi thì có thể làm được, cũng không phải là thần thức của người tu hành, mà là linh giác bẩm sinh.
Lý Dục Thần bỗng nghĩ đến ánh mắt của cụ Nham Sơn khi nói với Lam Ba Tử câu ‘sao con biết con không phải do tiên nữ sinh ra’.