Mục lục
[Dịch] Thiên Hạ Kiêu Hùng
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Sau năm ngày, hơn ngàn chiến thuyền của quân Tùy lần lượt kéo đến, vận chuyển toàn bộ vật tư trong quốc khố Triều Tiên đến đảo chung chuyển Lăng La. Trên đảo có không ít các hang động lớn, trước đây là kho cất giữ vật tư của thủy quân Tùy, đủ để cất chứa vật tư từ Bình Nhưỡng tới.

Dương Nguyên Khánh ở lại Thẩm Quang suất lĩnh năm nghìn quân canh đảo, lại để lại ba mươi thuyền chiến. Hắn đích thân dẫn hơn nghìn thuyền biển chở đầy bốn trăm nghìn thạch lương thực, trùng trùng điệp điệp hướng về phía Bột Hải…

Bây giờ đã sắp đến hạ tuần tháng chín, từ nam tới bắc, khắp nơi lần lượt vào mùa thu hoạch, nhưng vụ thu hoạch năm nay lại tiêu điều vô cùng. Trận hạn hán nghiêm trọng nhất kể từ năm Đại Nghiệp thứ sáu đã càn quét toàn bộ phương bắc, Hà Nam, Hà Bắc, Hà Đông, Quan Trung, Quan Nội, ngay cả các quận ở phía bắc sông Hoài Tần Lĩnh cũng không thoát khỏi.

Mức độ thiên tai ở các quận có liên quan trực tiếp tới mức độ chống hạn của các quan phủ, thời Đường chức An Phủ Sứ do thái tử Lý Kiến Thành đích thân đảm nhiệm, phó các quận đôn đốc kiểm tra chống hạn, lại điều động quan quản lý lương thực từ Ba Thục và Kinh Tương tới cứu tế, nhằm giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng của hạn hán.

Thời Tùy cũng rất chú trọng cứu hạn mùa thu hạ lần này, Dương Nguyên Khánh từ tháng tám đã bổ nhiệm Đỗ Như Hối quán xuyến tình hình hạn hán.

Nhờ những chính sách mạnh của triều đình, việc chống hạn của triều Tùy cũng đạt hiệu quả cao, cho dù tình trạng hán hán vô cùng nghiêm trọng, không ít những con sông cạn khô đáy, nhưng nông sản thu hoạch ở các nơi cũng được một nửa.

Hơn nữa triều Tùy cũng đã dự trữ lương thực đầy đủ, bắt đầu từ hạ tuần tháng tám, hàng trăm nghìn thạch lương lần lượt được phân phối cho Hà Bắc và các phủ quan ở khắp nơi nhằm cứu đói cho dân.

Dương Nguyên Khánh đã hạ lệnh, nếu xảy ra tình trạng có một người chết đói, thì từ Thái Thú đến Huyện Lệnh đều bãi chức ngay tại chỗ, trên mười người chết đói trở lên, thì huyện lệnh bị xử trảm, trăm người trở lên thì Thái Thú sẽ bị chém đầu.

Chính vì triều đình kịp thời trích cấp lương thực và sự nghiêm khắc của Sở Vương khiến cho quan phủ ở các địa phương đều tâm tâm niệm niệm chống hạn. Thậm chí tình hình hạn hán vô cùng nghiêm trọng đều được khống chế, không xảy ra bất cứ tình trạng khủng hoảng nào. Cho đến hạ tuần tháng chín, ngự sử giám sát ở các nơi đều không phát hiện có tình trạng chết đói nào xảy ra.

Nhưng Thanh Châu lại diễn ra một cảnh tượng khác, bảy quận Thanh Châu: Tề quận, Lỗ quận, Lang Giang quận, Đông Lai quận, Cao Mật quận, Tế Bắc quận lại gặp phải vụ thiên tai trước nay chưa từng có.

Nạn hạn hán, nạn binh đao cùng lúc đổ xuống đầu người dân Thanh Châu. Đầu tiên là cuộc hỗn chiến của Đậu Kiến Đức và Tống Kim Cương, Đậu Kiến Đức đánh bại quân của Tống Kim Cương, Tống Kim Cương chạy trốn đến bờ biển, sau bị những ngư dân căm tức giết chết.

Ngay sau đó, Lưu Hắc Thát không muốn giao quân quyền, cho nên quân đội của Đậu Kiến Đức và Lưu Hắc Thát xảy ra bạo phát ở Thanh Châu, chiến tranh kéo dài đến thượng tuần tháng chín, bởi vì quân Tùy đóng quân ở bờ bắc Hoàng Hà, nên Đậu Kiến Đức mới bị bách phải giải hòa với Lưu Hắc Thát, từ đó hai bên mới ngừng chiến.

Nhưng lúc này, tình hình hạn hán đã mất tầm kiểm soát nghiêm trọng. Nạn kép binh đao và thiên tai đã khiến cho toàn bộ quận huyện Thanh Châu không thu hoạch được chút nông sản nào, một đấu gạo hơn mười nghìn đồng, dân đói nheo nhóc, hàng trăm nghìn dân đói đưa gia đình chạy đến trung nguyên. Chạy về hướng bờ bắc Hoàng Hà, ở đây cỏ cũng bị đào tận gốc, vỏ cây cũng bị lột sạch.

Khắp nơi ở Thanh Châu, dân chúng ở khắp các huyện thành đều bỏ thành mà chạy, huyện thành biến thành mồ hoang xơ xác, thôn trang trở lên tiêu điều hoang vắng, không thấy một bóng người.

Mấy nghìn chiếc thuyền kéo dài từ quận Thanh Hà, quận Bình Nguyên trải dài hàng nghìn dặm trên sông Hoàng Hà của quận Bột Hải, ngày đêm không ngừng chở người dân bị nạn từ bờ phía nam sông Hoàng Hà sang bờ phía bắc.

Vương triều Tùy đã có chuẩn bị từ lâu, tại huyện Trị Bình thuộc quận Thanh Hà, huyện Bình Nguyên thuộc quận Bình Nguyên, huyện Thương Hà thuộc quận Bột Hải đã lập lên ba trạm cứu tế lớn, dựng bốn mươi nghìn lều trại, để tiếp nhận dân tị nạn từ Thanh Châu.

Triều đình cũng đã trích một trăm năm mươi nghìn thạch lương cứu tế khẩn cấp, còn phái hơn ba trăm vị quan đảm nhiệm việc cứu tế, động viên hàng nghìn sĩ tử học ở Quốc Tử cùng giúp đỡ xắp xếp chỗ ở ổn định cho dân bị nạn, Dương Nguyên Khánh thậm chí còn hạ lệnh phái năm nghìn nữ hộ binh chữa trị bệnh tật cho dân chúng.

Dân chúng bị nạn ở Thanh Châu được bố trí chỗ ở ổn định ở bờ Hoàng Hà cách huyện Bình Nguyên về phía nam chừng ba dặm. Đây là trạm cứu tế lớn nhất trong ba trạm cứu tế, ở đây có tám nghìn lều trại, chiếm trên hàng nghìn mẫu ruộng, nạn đói xảy ra từ đầu tháng chín, cho tới hạ tuần tháng chín đã có hơn ba trăm nghìn người dân Thanh Châu chạy đói tới đây.

Người dân đến doanh trại lánh nạn đông nghìn nghịt, những người này đều do hơn hai trăm viên quan và năm nghìn sĩ tử thu xếp ở đây, quân Tùy cử ra một trăm binh sĩ tới giữ gìn an ninh trật tự trong doanh trại.

Buổi trưa hôm nay, Đỗ Như Hối cùng mấy vị quan viên xuống dưới đây để thị sát số dân tị nạn, đại tướng Tần Quỳnh cũng nhất quyết đi theo anh ta xuống đây.

Trong đại doanh, tất cả các lều trại đều chứa đầy nạn dân Thanh Châu, mùi hôi thối bốc lên ngút trời, tiếng la khóc thảm thiết khắp nơi, tình cảnh đó khiến lòng người se lại.

Viên quan phụ trách đai doanh này là Đại Lý Tự Thiếu Khanh Bùi Tấn, phụ tá là một viên quan trẻ tuổi, là trạng nguyên Chử Toại Lương đỗ đầu khoa thi năm ngoái. Anh ta giữ chức Mã Ấp quận trưởng sử, vì lo cho dân tị nạn nên tạm thời được điều đến để trợ giúp Bùi Tấn.

Bùi Tấn dẫn Đỗ Như Hối đi thị sát, anh ta lo lắng nên giải thích:
- Số dân tị nạn thực chất quá nhiều, ba trăm nghìn người đều tập trung toàn bộ trong đại doanh. Tính ra có bốn mươi người chen chúc trong một lều, thật sự là quá chật chội, lại còn rất nhiều vấn đề nữa, chỉ mới đến tối hôm qua thôi, đã có năm mươi lăm người gian dâm đã bị chém đầu. Rồi những việc như bá đạo hoành hành, ức hiếp kẻ yếu lần lượt xảy ra, khó có thể ngăn được, còn cả việc dịch bệnh lan tràn, đều là những vấn đề hết sức nan giải.

Đỗ Như Hối nhướng mày nói:
- Vậy tại sao không đề xuất với triều đình cấp thêm lều bạt?

Chử Toại Lương bên cạnh vội tiếp lời:
- Khởi bẩm tướng quốc, không phải nguyên nhân lều bạt, lều bạt nhiều hơn nữa cũng sẽ xuất hiện vấn đề tương tự.

Đỗ Như Hối không hé răng nửa lời, anh ta đi tới một chiếc lều lớn, mùi gỗ ẩm ướt trong lều xông lên phả vào mặt, bên trong phủ kín da dê và tấm đệm dơ bẩn rách nát, còn có mấy chiếc rương hòm, chai lọ, da dê chồng chất lên nhau, những tấm chăn và những đồ dùng linh tinh khác đều là gia sản của dân tị nạn mang theo tới đây.

Trong đại trướng hơn hai mươi người nằm ngổn ngang, phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già, thanh niên trai tráng không thấy một ai, Đỗ Như Hối hơi ngạc nhiên, Bùi Tấn đi bên cạnh vội giải thích:
- Đàn ông con trai ở lều này mấy ngày trước vì tranh giành lương thực với những trai tráng ở lều khác mà xảy ra xung đột, cho nên ban ngày bị tách ra đến binh doanh, đến tối mới được quay về.

Phụ nữ và trẻ em trong lều nhìn thấy đám quan viên đột nhiên tiến vào, đều sợ sệt tới mức rối rít ngồi hết dậy, ôm chặt đứa con vào lòng. Đỗ Như Hối tiến tới ngồi trước mặt một ông lão, bắp chân của lão hình như bị thương, một nữ hộ binh đang thay thuốc cho lão.

- Có chuyện gì vậy, sao lại bị thương như thế này?
Đỗ Như Hối thấy lạ vội hỏi.

Ông lão trong lòng vô cùng sợ hãi, ấp úng nói:
- Chỉ là…lão bị té ngã.

- Không phải là bị té, mà bị cây gậy lớn đánh gãy.
Người nữ hộ binh bên cạnh không kìm nổi vội sửa chữa lời giải thích của lão.

Ông lão mặt đỏ bừng, Chử Toại Lương nói:
- Ông ta là tộc trưởng của gia tộc này, mấy ngày trước khi hai gia tộc đánh nhau, ông ta là người chỉ huy, kết quả là chân bị đánh gãy, không thể cử động được.

Ông lão càng thêm lo lắng, thở dài một lúc, không nói lại câu nào.

Đỗ Như Hối lại hỏi:
- Các ngươi là người ở nơi nào? Tại sao lại xảy ra xung đột, có phải là lương thực chu cấp không đủ?

Ông lão lắc đầu nói:
- Chúng tôi là người thôn Hồng Quan huyện Lịch Thành, họ Lưu, cả gia tộc lão trên dưới có khoảng hơn bảy mươi người, ở tạm hai chiếc lều. Không phải là lương thực không đủ, mà là trong lều có mấy người ngoại tộc khác. Bọn họ nói chúng tôi khi chia lương thực đã cắt xén lương thực của người tộc bọn họ, và yêu cầu chúng tôi phải bồi thường. Kì thực chúng tôi không bớt xén chút nào, tất cả đều được chia đều, nhưng bọn họ không tin, sau đó càng ngày càng làm ầm lên, rồi xảy ra đánh nhau.

Đỗ Như Hối suy nghĩ một chút, rồi lại hỏi tiếp:
- Vậy lão cảm thấy bây giờ vấn đề khó khăn nhất là gì?

Ông lão thở dài nói:
- Thực ra triều đình cũng đã kịp thời cứu tế thiên tai, cho chúng tôi miếng ăn, giúp chúng tôi thoát khỏi chết đói, còn phát cho chúng tôi tấm da dê để giữ ấ. Không giống như Đại Nghiệp năm thứ sáu bỏ mặc sự sống chết của chúng tôi, chúng tôi vô cùng cảm kích, thành thật mà nói, không dám có tham vọng quá đáng.

Đỗ Như Hối cười cười nói:
- Có khó khăn gì lão đều phải nói ra!

Ông lão có phần hơi khó xử nói:
- Nếu có khó khăn, thì chỉ có một chuyện, đó là quá chật chội, cả gái lẫn trai mười mấy người lẫn lộn trong một túp lều này, cũng có chút bất tiện. Chúng tôi là một gia tộc còn thoải mái hơn một chút, nhưng nếu các gia đình nhỏ ở cùng một chỗ, nhất định sẽ xảy ra mâu thuẫn.

Đỗ Như Hối lặng lẽ gật đầu, anh ta đi ra ngoài lều, cũng không muốn chỉ trích mấy người Bùi Tấn làm chưa đến nơi đến chốn, dù sao cũng hơn ba trăm nghìn người, làm được như thế này cũng không dễ dàng gì.

Anh ta trầm ngâm một lúc, rồi nói với mọi người:
- Về việc đưa các nạn nhân sơ tán đến các huyện, Tử Vi Các cũng đã bàn bạc qua, tất cả đều tán thành, nhưng phải chờ Sở vương điện hạ phê chuẩn xong mới được thi hành. Cho nên mọi người cần phải cố gắng khắc phục những khó khăn còn tồn đọng, áp dụng một số chính sách tạm thời. Ví dụ như phân riêng khu ở cho nam nữ, hoặc tăng thêm số lều trại lên vv… chờ điện hạ trở về sẽ báo cáo việc này.

Tần Quỳnh tiếp lời:
- Về vấn đề lều trại, phía quân đội còn có thể lấy thêm năm nghìn lều nữa, buổi chiều ngày mai ta sẽ phái quân mang đến, cử thêm một số binh lính giúp dựng trại. Ngoài ra, ta sẽ ra lệnh cho binh lính tăng cường tuần tra vào ban đêm, phòng ban đêm có kẻ xấu gây họa.

Bùi Tấn và Chử Toại Lương bàn bạc một chút, sau đó Bùi Tấn nói:
- Thưa tướng quốc, phương án tách riêng khu ở của nam và nữ có thể thực hiện được. Chúng ta sẽ chuẩn bị chia đại doanh làm hai khu, một khu giành cho nam, còn một khu giành cho phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên việc này khá lộn xộn, cần có sự hỗ trợ từ phía quân đội.

Tần Quỳnh gật đầu:
- Được, ta sẽ lệnh cho mười nghìn binh sĩ đến trợ giúp cho bên ngươi phân chia dân nạn.

Dừng một chút, Tần Quỳnh lại hỏi tiếp:
- Không biết điện hạ khi nào có thể trở về?

Đỗ Như Hối gượng cười nói:
- Chuyện này phải hỏi Tần tướng quân mới đúng. Các anh là người chia tay cuối cùng với người, lẽ nào lúc đi điện hạ không có lời nhắn nhủ nào sao?

- Điện hạ chỉ nói chung chung là một tháng, kì thực một tháng sắp qua rồi, tôi tính chắc người cũng sắp về rồi.

Anh ta vừa nói dứt lời, một gã kị binh từ xa phóng như bay tới, la lớn:
- Tổng quản đã quay về, đoàn tàu của chúng ta đã về!

Mọi người đều ngây người ra, rồi vô cùng mừng rỡ, Tần Quỳnh vội hỏi:
- Đoàn thuyền ở đâu?

Tên kị binh quay lại chỉ về phía đông:
- Ở trên sông Hoàng Hà, xin ngài lập tức đến ngay!

Mọi người chạy thật nhanh về phía sông Hoàng Hà, bọn họ chạy đến một mô đất trống, trông xa xăm về phía đông, chỉ thấy trên sông Hoàng Hà xuất hiện một chấm đen, chấm đen đó càng ngày càng gần. Đoàn thuyền thật sự đã trở về, chỉ thấy ngàn cánh buồm như ngàn áng mây, mênh mông, bồng bềnh tiến gần tới, mang theo một khí thế mạnh mẽ ào ạt như sóng trào biển lớn.

Mọi người không kìm nổi niềm vui sướng thi nhau reo mừng hoan hô… Chương trình ủng hộ thương hiệu Việt của Tàng Thư Viện:

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK