Mục lục
[Dịch] Trùng Sinh Chi Nha Nội
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Không khí trong phòng hội nghị rất nặng nề.

Người tham gia hội nghị này không đông, do tỉnh trưởng Liễu Tuấn chủ trì, cùng Ngô Quang Hưng, Long Thánh Hán, cục trưởng cục công nghiệp, môi trường, các phó thị trưởng, cùng Cam Khả Tuệ.

Đặc biệt mời Hoàng lão và Trương giáo sư tham dự.

Hoàng lão từ chối yến hội, nhưng với hội nghị này thì vui vẻ nhận lời. Liễu Tuấn vốn muốn nhường lão phu tử ngồi ở vị trí đầu, nhưng ông từ chối.

- Hội nghị của Đảng, cậu là tỉnh trưởng, không phải nhường ai.

Hoàng lão tiên sinh cười nói.

Liễu tỉnh trưởng không khiêm nhường nữa.

Liễu Tuấn chủ trị, không khí hội nghị muốn không nghiêm túc cũng khó.

Chủ đề hội nghị này là làm sao giải quyết vấn đề ô nhiễm ở Nguyên Nam, đây là ngày thứ năm Liễu Tuấn tới Nguyên Nam rồi.

Liễu Tuấn dùng trọn vẹn ba ngày, khảo sát từng nhà máy giấy chủ yếu của Nguyên Nam, còn tới lâm trường, đứng trên ngọn đồi trơ trụi nhìn xuống lâm trưởng, Liễu tỉnh trưởng hồi lâu không núi, sắc mặt u ám đáng sợ.

Ngô Hưng Bình trong mấy ngày tháp tùng, không biết chảy bao nhiêu mồ hôi lạnh.

Bí thư thành ủy Nguyên Nam, chẳng phải là dễ làm.

Nhất là có tỉnh trưởng như Liễu Tuấn, càng khó làm.

- Đồng chí Hưng Bình hãy nói đi, định xử lý việc này ra sao?

Ánh mắt Liễu Tuấn chậm rãi liếc qua mặt thành viên tham dự hội nghị, dừng ở Ngô Hưng Bình.

Ngô Hưng Bình nhìn Long Thánh Hánh ở bên cạnh một cái, rồi trầm giọng nói:

- Tỉnh trưởng, tôi và đồng chí Thánh Hán thương lượng rồi, nghề làm giấy là sản nghiệp trụ cột của Nguyên Nam chúng tôi, mấy năm sáng tạo ra khá nhiều lợi nhuận, cũng giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm. Có điều ô nhiễm nghiêm trọng như thế, trước kia chúng tôi không ngờ tới. So với sức khỏe của quần chúng, lợi ích kinh tế đương nhiên là thứ yếu, cho nên ý kiến của chúng tôi là, lần lượt cho các nhà máy chính đốn, dần đạt tới yêu cẩu bảo vệ môi trường.

Nói rồi Ngô Hưng Bình mở sổ ghi chép trước mặt ra, bắt đầu báo cáo phương án của thành phố.

Căn cứ vào phương án của Ngô Hưng Bình, 57 nhà máy giấy của Nguyên Nam chia ra làm ba đợt tiến hành chỉnh đốn. Đợt thứ nhất là các nhà máy tương đối lớn, thành phố bắt những nhà máy này tạm dừng sản xuất, tăng cường trang thiết bị bảo vệ môi trường, đợi tới khi nghiêm thu phù hợp mới có thể tiếp tục sản xuất, hai đợt sau cũng làm tương tự.

Quy hoạch này dùng chừng một năm, hoàn thành quy trình cải tạo tên, theo tính toán sơ bộ, ít nhất phải đầu tư 300 triệu mới có hi vọng đạt được mục tiêu cơ bản.

Liễu Tuấn im lặng lắng nghe, không đưa ra bình luận, quay sang bên cạnh hỏi:

- Hoàng lão, Trương giáo sư, không biết hai vị có ý kiến gì về kiến nghị này.

Hoàng lão liếc nhìn Trương giáo sư.

Trương giáo sư gật đầu nói:

- Liễu tỉnh trưởng, phương án này của Nguyên Nam có tính khả thi nhất định. Nhưng trong biện pháp xử lý ô nhiễm, không hoàn thiện lắm. Căn cứ vào tư liệu mà các chuyên gia môi trường cung cấp, nghề làm giấy gây ô nhiễm môi trường có thể chia ra làm ba loại, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, và ô nhiễm chất thải. Chất thải gồm có, vỏ cây, rễ cây, chất thải hóa học si lic, lưu huỳnh... Chúng thâm nhập vào lòng đất, gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra còn có ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề lớn...

Trương giao sư mở sổ ghi chép ra tiến hành giải thích.

Người làm học vấn thực sự luôn tỉ mỉ nghiêm túc như thế.

- Muốn tiến hành xử lý ô nhiễm, phải phân ra xử lý hóa chất trong nhà máy và xử lý nước thải ngoài nhà máy. Xử lý bên trong nhà máy bao gồm, thu thập phế liệu đã qua sử dủ; hai tận dụng nước sử dụng nhiều lần; ba nâng cao quản lý, giảm thiểu giải đoạn trưng cất; thứ tư .....

Trương giáo sư liền một hơi đọc ra tất cả các phương thức xử lý ô nhiễm trong ngành công nghiệp giấy, rồi cầm cốc trà lên uống một ngụm, mới tiếp tục phát ngôn.

- Liên quan tới việc xử lý nước thải ngoài nhà máy, có thể dùng trình tự như sau: Toàn nhà máy trước khi thải nước ra ngoài, tiến hành xử lý cấp một hoặc cấp hai, sau đó thải vào đường dẫn, lợi dụng đất đai và thực vật để làm sạch nước. Xử lý cấp một chủ yếu là xử lý các vật chất lắng cặn, xử lý cấp hai là xử lý vi sinh, có hồ ô xi hóa, hồ lọc sinh vật, phương pháp hoạt tính ... Các nhà máy giấy ở Nguyên Nam nếu như muốn tiếp tục sẵn xuất, thì phải triệt để thực thi các biện pháp bảo vệ môi trưởng này. Nếu không sẽ không thể khống chế hữu hiệu ô nhiễm, chỉ là khác biệt giữa gây ô nhiễm nhanh và gây ô nhiễm chậm, không giải quyết được căn bản vấn đề.

Ý kiến của Trương giáo sư là phải triệt để đóng cửa các nhà máy giấy, không đạt tiêu chuẩn kiên quyết không cho hoạt động.

Ánh mắt của Liễu Tuấn lại quay trở lại trên mặt Ngô Hưng Bình.

Ngô Hưng Bình nói với chút khó xử:

- Tỉnh trưởng, Trương giáo sư, chúng tôi cũng biết ô nhiễm không khống chế không được. Nhưng phương pháp này có phải là cần suy nghĩ một chút không? Quá gấp, quá cứng nhắc, trước tiên chưa nói tài chính thành phố không gánh vác nổi, mà liền một lúc có hơn vạn công nhân mất việc, không không phải là dễ an bài, làm không khéo sẽ thành vấn đề xã hội.

Phải nói lo lắng này của Ngô Hưng Bình không phải là không có lý.

Dù sao hắn mới là người đứng đầu Nguyên Nam, suy nghĩ vấn đề không thể đơn thuần xuất phát từ góc độ chuyên môn như Trương giáo sư, phải xuy sét tới cả đống chuyện như thu nhập tài chính, ổn định xã hôi.

Trương giáo sư trầm mặc không nói.

Ông là chuyên gia, không phải là cán bộ lãnh đạo đảng, đối với vấn đề này, không tiện bày tỏ thái độ.

Liễu Tuấn suy nghĩ một chút rồi nói:

- Đồng chí Hưng Bình, tôi cho rằng ý kiến của Trương giáo sư là đúng. Bệnh nguy thì phải dùng thuốc mạnh, nếu cứ luôn cường điều khó khăn khách quan này khó khăn khách quan kia, sợ rằng vĩnh viễn không thể giải quyết được vấn đề một cách thực sự. Nhưng ô nhiễm lại mỗi ngày một kéo dài, sức khỏe quần chúng không thể chịu đựng được sự ô nhiễm lâu dài như thế.

Ngô Hưng Bình cắn chặt răng không nói.

Liễu nha nội cũng là quan phụ mẫu ở địa phương lâu năm, những khó khăn ở địa phương hẳn phải biết rõ ràng, không cần Ngô Hưng bình tôi phải nhắc nữa.

Liễu Tuấn nói:

- Chuyện này tôi cho rằng có thể chia làm ba bước. Bước thứ nhất chính là toàn bộ dừng sản xuất, dừng xả thải. Còn về việc bố trí công nhân, tự có xí nghiệp phụ trách. Luật lao động không phải chỉ để xem, phải thiết thực tuân thủ quy định. Vì nguyên nhân của xí nghiệp khiến cho công nhân mất việc, xí nghiệp phải phụ trách bồi thường. Bất kể là ai, chỉ cần lập nhà máy ở Nguyên Nam, thì phải tuân thủ luật pháp quốc gia, điều này không có gì phải bàn. Bước thứ hai là sát nhập, bất kể thế nào 57 nhà máy l quá nhiều, có sự cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh ác ý với nhau, căn bản không có tác dụng xúc tiến cùng tiến bộ. Không có nhà máy quy mô lớn thực sự, không có ưu thế về quy mô, giá thành không giảm được, bọn họ cũng không có tiền đề đầu tư bảo vệ môi trường. Cho nên phải tiến hành sát nhập, số lượng chỉ cần ba tới năm nhà máy quy mô lớn là đủ rồi. Hình thành ưu thế quy mô, nhất trí đối ngoại, cạnh tranh lành mạnh, mới là đạo phát triển. Điều này thành phố các đồng chí phải thực thi thiết thực, phải dẫn dắt, không được để thành những người có quan hệ quen biết được hưởng lợi.

Ngô Hưng Bình và Long Thánh Hán gật đầu.

- Bước thứ ba là vấn đề cung ứng nguyên vật liệu, mấy ngày qua mặc dù tôi không đi hết các lâm trường ở Nguyên Nam, nhưng với tốc độ tiêu hao này chẳng được mấy năm nữa rừng ở Nguyên Nam cơ bản đã bị chặt sạch rồi. Tới khi đó các đồng chí có mời, những nhà máy giấy kia cũng chẳng thèm tới. Đây là điển hình giết gà lấy trứng, cho nên phải bắt đầu ngay từ bây giờ, tiến hành trồng rừng. Đó là kế sách căn bản, không trồng rừng, nghề làm giấy của Nguyên Nam không thể duy trì lâu dài. Vấn đề này các đồng chí phải mời chuyên gia lâm nghiệp tiến hành luận chứng. Không giải quyết được vấn đề nghiêm vật liệu, tôi thấy những nhà máy giấy hiện tại có thể đóng cửa hết được rồi. Chặt sạch rừng, ô nhiêm nguồn nước, vì thu nhập tài chính vài ba năm, có đáng không? Các đồng chí là quan phụ mẫu, tầm nhìn phải xa rộng.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK