Mục lục
Xuyên không: sống một cuộc đời khác - Du Kỳ (full)
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

“Nhật báo Kim Xuyên được sáng lập bởi Kim tiên sinh, mỗi ngày ra một sổ, hiện nay trên báo được chia làm bốn tờ, tờ thứ nhất là thời sự, chủ yếu nói về những chuyện lớn đã xảy ra gần đây cho mọi người biết, ví dụ như triều đình vừa ban hành luật pháp gì mới, đều sẽ được tờ báo này đăng tải.”
Người đưa thư giơ loa, nói.
“Cái này hay đấy, sau này triều đình có chuyện lớn gì, chúng ta có thế biết ngay lập tức.”
‘Vậy tờ thứ hai là cái gì?”
Dân chúng đều gật đầu, cũng có người sốt ruột hỏi về tờ thứ hai.
“Tờ thứ hai là quân sự, chủ yếu nói cho mọi người về một số hành động của quân sự, ví dụ như quân Trấn Viễn dưới trướng tiên sinh hiện đang trên đất Tần, đánh nhau với Tần vương, mỗi ngày có những tiến triển gì, đánh hạ được những địa phương nào, đều sẽ được đăng trên tờ báo này để thông báo cho mọi người!”
Dân chúng nghe thế thì càng thêm kích động.
Người dân trong trấn Phong Thủy sùng bái Kim Phi, rất nhiều nam nữ thanh niên khỏe mạnh tham gia tiêu cục Trấn Viễn và quân Trấn Viễn.
Mà họ đi hành quân xa nghìn dặm thì cha mẹ ở nhà lại lo lắng rât nhiều, tuy tiêu cục Trấn Viễn rất mạnh, số người thương vong hiện tại đã ít hơn rất nhiều so với trước kia, nhưng chinh chiến nơi sa trường thì có bao giờ là không có người chết?
Cho nên đại đa số dân chúng đều rất quan tâm đến tình hình chiến sự.
Tiếc rằng thông tin ở Đại Khang quá lạc hậu, bọn họ không hỏi thăm được tin tức gì.
Giờ thì tốt quá rồi, Kim tiên sinh sáng lập ra tờ báo này, thông báo cho bọn họ tình hình chiến sự.
“Tờ thứ ba là về chuyện đồng áng, cũng là một vấn đê mà tiên sinh coi trọng nhất, chủ yếu dạy mọi người trồng trọt…”
Người đưa thư tiếp tục giải thích ý nghĩa của tờ thứ ba, nhưng còn chưa nói hết, đã bị người dân ở dưới ngắt lời.
‘Vị tiếu ca này, chúng tôi chính là nông dân, còn phải để Kim tiên sinh dạy chúng tôi trồng trọt nữa sao?”
Những người nông dân đều nở nụ cười.
“Bác à, không phải Kim tiên sinh dạy mọi người làm ruộng, mà Kim tiên sinh mời chuyên gia dạy cho mọi người đâỳr
vẻ mặt của người đưa thư trở nên nghiêm túc, anh ta nói với giọng chân thành: “Chắc hẳn mọi người còn nhớ Ngụy Vô Nhai, Ngụy thần y chứ? Giờ ngài ấy đang ở làng Tây Hà, chuyên nghiên cứu cách trồng trọt cho Kim tiên sinh!”
“Ngụy thần y đi làm ruộng ư?”
Không ít người dân kinh ngạc.
Trước đây khi vừa bùng phát bệnh sốt rét, các lang trung khác đều tránh còn không kịp, chỉ có Ngụy Vô Nhai không sợ nguy hiếm, không sợ truyền nhiễm, đến chữa bệnh cho họ.
Vì cứu chữa cho họ mà ông ấy không tiếc mặt mũi, bôn ba khắp noi để xoay xở kiếm tiền mua thuốc.
Người dân ở trấn Phong Thủy cảm kích Kim Phi, cũng cảm kích Ngụy Vô Nhai nữa.
Nghe nói Ngụy Vô Nhai lại làm ruộng, mọi người ai cũng ngạc nhiên rồi lại cảm thấy đáng tiếc.
“Kim tiên sinh đã từng thảo luận với Ngụy thần y rằng, 99% bệnh của con dân Đại Khang là do ăn không đủ no, đói quá sinh bệnh, dùng y thuật cứu người thì một ngày đêm chỉ có thể cứu vài người, nhưng nếu có thế đào tạo ra mầm lúa cho năng suất cao, làm cho mọi người ai cũng được ăn no, thân thế sẽ tốt hơn, số người được cứu sẽ càng nhiều.”
Người đưa thư tiếp tục nói: “Cho nên sau khi Ngụy tiên sinh đến làng Tây Hà, mỗi ngày trừ chữa bệnh cứu người, ngài ấy đều cấy trồng loại hoa màu mới, Kim tiên sinh cũng hết sức ủng hộ, còn cố ý phái nhân viên hộ tống đi đến vùng đất rất xa ở phía nam đế tìm hạt giống cho Ngụy tiên sinh’”
“Kim tiên sinh và Ngụy thần y đều có tấm lòng của Bồ tát cả!”
“Đúng vậy, nhưng… hai vị tiên sinh biết làm ruộng ư?”
Dân chúng cảm kích Kim Phi cùng Ngụy Vô Nhai, nhưng cũng hoài nghi không biết hai người họ có biết làm ruộng hay không.
“Bà con xin đừng xem thường Ngụy thần y, ngài ấy là cao thủ trồng các cây dược liệu đó.”
Người đưa thư nói: “Mùa xuân năm nay Ngụy tiên sinh gieo lúa, ba mẫu đất thu được hon ba trăm sáu mươi cân đấy!”
“Ôi trời ơi! Vậy là một mẫu đất được hơn một trăm cân à?”
Người dân ai nấy đều ngạc nhiên.
Hạt lúa vốn không thông dụng, một là bởi vì nó khó trồng, cần tưới nước rất nhiều, hai là bởi vì sản lượng của nó quá thấp.
Nếu chăm chỉ cày cấy, một mẫu đất có thể
thu hoạch được hơn năm mươi trăm cân đã có thể nói là bội thu rồi.
Đấy là tính nguyên vỏ trấu, còn nếu xát hết trấu đi thì sổ lượng còn ít hơn nhiều.
Ngụy Vô Nhai có thể thu hoạch hơn một trăm cân lúa trên một mẫu đất, là đã vượt xa mức trung bình.
“Tiểu ca, Kim tiên sinh tìm được hạt giống gì cho Ngụy thần y, mà có thể sản xuất ra được nhiều lúa vậy?”
Dân coi lương thực là trời, dân chúng vốn chỉ quan tâm tới tình hình chiến sự nơi đất Tần, nhưng khi biết được Ngụy Vô Nhai gieo lúa mỗi mẫu đất thu được hơn một trăm cân, họ càng tò mò về việc này hơn.
Trước khi chính thức làm việc, các người đưa thư được tập trung đến làng Tây Hà để được huấn luyện gấp, Kim Phi đã từng nói trong đại hội huấn luyện rằng, nhiệm vụ chủ yếu của người đưa thư hiện nay chính là tuyên truyền kiến thức nông nghiệp của tờ thứ ba.
Anh ta nghe hỏi vậy thì nói: “Hạt giống mà Kim tiên sinh tìm được, sang năm mới có thể thí nghiệm. Năm nay hạt giống mà Ngụy tiên sinh dùng chính là giống lúa thường gặp ở Đại Khang ta.”
‘Vậy sao ngài ấy có thể thu hoạch được
nhiều lương thực đến thế?” Người dân hỏi.
“Bởi vì ủ phân!” Người đưa thư trả lời
“ủ phân là gì?”
Dân chúng nhìn nhau, họ đều không hiếu ý nghĩa của từ này.
Hiện tại, Đại Khang còn chưa có điều kiện sản xuất phân bón hóa học, khi dọn dẹp nhà xí, người dân dùng nước phân tưới vào đất, coi như là bón phân.
Trước tiên, không nói phương pháp bón phân này có tỷ lệ chuẩn không, cũng không nói bón như vậy có đúng khoa học hay không, mà quan trọng là sổ lượng phân bón quá ít.
Cả một năm, một gia đình có thế cho ra được bao nhiêu phân hòa nước? Và số lượng đó có thể tưới được bao nhiêu đất?
Không phải người dân không có ý thức bón phân, mà do bọn họ không có phân bón.
Họ nghe nói Kim Phi tìm được phương pháp tạo ra phân bón thì rất hứng thú.
“Mọi người đừng vội, giờ ta sẽ nói cho mọi người phương pháp ủ phân ngay bây giờ đây!”
Người đưa thư lật tới tờ báo thứ ba, anh ta bắt đầu đọc phương pháp ủ phân.
ủ phân không khó, nó chỉ có đơn giản vài
bước mà thôi, người đưa thư đọc một lát là xong.
“Xin ngài lặp lại lần nữa, vừa rồi ta không nghe rõ.”
Người dân đứng ở phía sau bục gỗ hô to.
“Được, vậy mọi người đừng nói chuyện, ta lại đọc lại lần nữa.”
Đến khi người dân yên lặng, người đưa thư lại đọc lại các bước ủ phân mấy lần, sau khi xác nhận mọi người đều học được mới buông tờ báo xuống.
“Trước khi tới, tiên sinh nói, mùa đông chính là thời gian tốt nhất đế dùng bùn ao ủ phân, khi về mọi người nên làm ngay, đế sang năm tới mùa gieo giống thì có thể bón phân vào ruộng luôn.” Người đưa thư nhắc nhở.
Đây cũng là lý do vì sao Kim Phi đặt phương pháp ủ phân ở phần đầu tiên của tờ nông nghiệp.
Thời tiết thu đông lượng mưa ít, ao hồ đa số sẽ cạn nước.
Phù sa dưới đáy ao chính là nguyên liệu đế ủ phân, giờ đúng là lúc để đào bùn ao lên.
Lỡ mất thời gian này thì phải chờ đến tận năm sau.
Cho dù có được hạt giống lúa nước L, nhưng cần thời gian để thí nghiệm, cấy trồng, nên chắc chắn không thể gieo trồng vào vụ xuân sang năm
được, chỉ có biện pháp ủ phân là có thể tạm thời tăng sản lượng lương thực.
“Trừ bùn ao ra, thì phân tro sau khi đốt củi cũng là phân bón rất tổt, mọi người có thể trộn vào trong.” Người đưa thư lại nhắc nhở.
“Nhớ rồi ạ!”
“Không ngờ Kim tiên sinh và Ngụy thần y còn biết làm nông cơ đấy!”
“Kim tiên sinh còn nói gì nữa không?”
Dân chúng nhớ được biện pháp ủ phân rồi, thì hỏi tiếp.
“Tiên sinh còn viết một bài thơ ngắn, tốt nhất là mọi người nên thuộc đi!”
Người đưa thư lấy một tờ giấy mới từ trong cái túi nhỏ đeo trên lưng, lại dùng hồ dán tờ giấy đó lên bảng cáo thị bên cạnh bục gỗ.
Vốn dĩ Kim Phi định in bài thơ về 24 tiết khí trong năm lên báo, nhưng lại sợ người dân không đi tập hợp, cho dù đi tập hợp cũng có khi không gặp người đưa thư đọc bài ca về 24 tiết khí trong năm, nên Kim Phi bắt xưởng in tăng ca, in gấp một tập truyền đơn, dán ở tất cả những nơi đọc báo chí luôn.
Phía trên truyền đơn in bài ca về 24 tiết khí trong năm và chú giải, phía dưới in một tấm lịch ngày đơn giản.
Như thế, bất cứ lúc nào người dân cũng có thể thấy, gặp được người đưa thư cũng có thế yêu cầu giải thích lần nữa.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK