Tiến hành mở rộng ở các nơi, nàng chỉ cần thỉnh thoảng qua đó hướng dẫn một chút là được.
Sau khi ăn cơm xong, Giang Siêu và Đông Ly Thải cùng đi đến một căn cứ nông nghiệp bên ngoài huyện An Ninh.
Còn những người khác thì ai bận gì thì làm nấy.
Mặc dù vừa qua đại hỉ, nhưng tất cả mọi người không hề đảm chìm trong vui sướng, sự nghiệp của Giang Siêu mới vừa bắt đầu phát triển, mọi người không cho phép mình nghỉ ngơi.
Giang Siêu và Đông Ly Thải cưỡi ngựa đi đến căn cứ nông. nghiệp, đi cùng còn có Tống Tiểu Nhã và vài hộ vệ quân Con Cháu nữa.
Bình thường phần lớn thời gian, Tống Tiểu Nhã luôn đi theo Giang Siêu.
Nàng ta đã nghiêm chỉnh trở thành trợ lý tư nhân của Giang Siêu, thậm chí là trợ lý đời sống.
Đồng thời, còn phải đảm đương nhiệm vụ của bảo tiêu.
Căn cứ nông nghiệp nằm ở bên ngoài huyện An Ninh khoảng trăm dặm, phía đó gần huyện thành An Khánh.
Có thể gọi là nơi giáp ranh của hai huyện.
Bởi vì địa thế nơi đó bằng phẳng, nhiều đồng ruộng phì nhiêu, hơn nữa, đất ở đó cũng màu mỡ.
Chủ yếu là vùng núi ở đó có thể khai hoang để trồng các loại cây nông nghiệp như khoai lang, khoai tây, ngô.
Đông Ly Thải cũng từng nghiên cứu kỹ thuật nhà kính ở đây, nhưng vì không có kỹ thuật nên nghiên cứu toàn thất bại.
Đợi đến khi ba người đến nơi, thứ mà Giang Siêu nhìn thấy chính là nhà kính bằng cỏ tranh đang được dựng, rất nhiều công nhân đang đan mái bãng cỏ tranh với rơm, dùng tre trúc để xây nhà kính.
Nhà kính như này cũng được, nhưng so với tấm nhựa mỏng thì tấm nhựa mỏng có tính giữ ấm cao hơn rơm nhiều.
Xem ra, nguyên nhân Đông Ly Thải thất bại chính là chưa tìm được biện pháp giải quyết vấn đề giữ ấm.
Việc này lại khiến Giang Siêu nảy ra suy nghĩ chế tạo tấm nhựa mỏng.
Kỹ thuật sản xuất cao su của Dạ Lang tộc đã có tiến bộ nhảy vọt, chế tạo loại sản phẩm tương đối đơn giản như tấm nhựa mỏng thì vẫn có thể làm được.
Nhưng kỹ thuật cụ thể thì mình phải đi tìm Mộ Dung Minh Hiên để bàn đã, cũng tiện để đoàn đội của Mộ Dung Minh Hiên tiến hành chế tạo ra trang bị có liên quan.
Trước mắt, việc Giang Siêu cần làm chính là cùng với Đông Ly Thải giảng về những việc cần chú ý về kỹ thuật làm nhà kính, với lại vấn đề ở phương diện kỹ thuật.
Nhìn thấy Giang Siêu và Đông Ly Thải cùng tới đây, các công nhân đang làm việc đều tạm dừng làm việc, mọi người cung kính nhìn Giang Siêu và Đông Ly Thải.
Đừng thấy bây giờ Đông Ly Thải còn chưa được mười tám tuổi.
Nhưng bây giờ trong mắt các nông dân, nàng có danh tiếng cực cao.
Dù sao, Đông Ly Thải cũng là người dạy bọn họ cách gieo trồng và thu hoạch mà, so với kinh nghiệm mà bọn họ tích lũy từ ông cha, thì kỹ thuật mà Đông Ly Thải dạy còn tiên tiến hơn nhiều.
Sản lượng của cây nông nghiệp cũng cao hơn.
Còn về việc kính trọng Giang Siêu thì đương nhiên là càng không cần bàn rồi, ở đây chỉ cần là nông dân của Ninh Châu phủ thì đều biết vị này là người năm quyền thực tế ở Ninh Châu phủ hiện tại.
Hắn là người mang đến hy vọng cho mọi người, cho mọi người không bị đói bụng.
Có thể an cư lạc nghiệp, điều mà bách tính muốn chính là an toàn an ổn, không phải sao!
Tất cả những thứ này, Giang Siêu đều cho bọn họ.
Trong lòng bọn họ, địa vị của Giang Siêu có khi không khác gì hoàng đế.
Dưới sự chào đón nhiệt tình của mọi người, Giang Siêu mỉm cười gật đầu với mọi người, sau đó Giang Siêu hướng dẫn Đông Ly Thải một số vấn đề kỹ thuật của nhà kính.
Đông Ly Thải và một số nhân viên kỹ thuật cấp dưới vội vàng vây lại ghi chép những mục cần chú ý mà Giang Siêu giảng, với cả một số kiến thức ở phương diện kỹ thuật.
Bận rộn khoảng một ngày, sắc trời cũng muộn rồi, Giang Siêu chuẩn bị quay về thôn Kháo Sơn.
Ở nơi núi rừng cách căn cứ thí nghiệm không xa, một nhóm hắc y nhân khoảng một trăm người đang ngồi trong đó. Cầm đầu là một tên trung niên.
Hản ta lạnh lùng nhìn Giang Siêu và Đông Ly Thải ở đồng ruộng xa xa, trong mắt lộ ra một cỗ sắc lạnh.
Bên cạnh có người hỏi hẳn ta: "Lão đại, bây giờ chúng ta phải làm thế nào? Bắt nữ nhân đó rồi đi? Hay là phá chỗ này."