Năm 98, mây đen của khủng hoảng tài chính Châu Á không những chưa tan đi, còn đang có dấu hiệu tiến thêm một bước tụ họp ra mưa to gió lớn càng mãnh liệt hơn.
Kinh tế Châu Á nhận được tàn phá nghiêm trọng, lúc này còn chưa nhìn thấy có dấu hiệu chuyển biến tốt. Mức độ ỷ lại của Trung Quốc đối với tài nguyên hải ngoại còn chưa nghiêm trọng như sau năm 2003.
Tập đoàn hải vận Nam Dương của Mã gia Indonesia mặc dù ở trong sự kiện bài Hoa tại Indonesia hữu kinh vô hiểm, không chịu nhiều tổn thất, nhưng lại chịu đủ tàn phá của khủng hoảng kinh tế Châu Á, đang thông qua giảm bớt nghiệp vụ để vượt qua nguy cơ, đã hủy bớt đơn đặt hàng mấy chiếc tàu hàng cỡ lớn để tránh tổn thất tăng lên. Cho dù lần này Mã gia sẽ rút khỏi đại lượng tài sản từ quốc nội Indonesia, cũng sẽ không tùy tiện đầu tư vào nghiệp vụ hải vận của gia tộc.
Dưới sự dẫn đầu của Trần Văn Thông, Quách Tùng Duyên, Mã Văn Cừ biểu thị nguyện ý mua 100 triệu đô la trái phiếu công ty của thương vụ Cẩm Hồ. Đã thấy được thương vụ Cẩm Hồ lấy toàn bộ tài sản của hệ thống Cẩm Hồ để phát triển bước đường tương lai, tài sản của gia tộc cũng yêu cầu phương thức đầu tư càng đáng tin hơn.
Đương nhiên, Cẩm Hồ đối với cử động của người Hoa Indonesia trong sự kiện bài Hoa mới là căn bản để thu được tín nhiệm cùng hảo cảm của họ.
Trương Khác có dự đoán càng lạc quan đối với tương lai của ngành hải vận hơn, 10 năm sau, mậu dịch quốc tế hầu như hình thành một quy tắc, chỉ cần Trung Quốc muốn vật tư gì, giá thị trường quốc tế sẽ tăng mạnh, mà ngành vận tải phân phối này -- đặc biệt là vận tải viễn dương -- giá cả cũng sẽ tăng mạnh theo.
Năm 98 ngành vận tải viễn dương đang rơi vào đáy cốc, tình huống kinh tế đình trệ khả năng phải tiếp tục đến năm tới mới có thể giảm bớt, thế nhưng đáy cốc vĩnh viễn cũng là thời cơ tốt nhất để mở rộng.
Sau vài ngày tham quan, Trương Khác đứng trên chiếc tàu hàng cỡ lớn của hải vận Nam Dương đậu ở bến tàu, đón gió biển phả vào mặt, nói cho Mã Văn Cừ một số ý nghĩ còn chưa quá thành thục:
- Mấy ngày nay tôi có một số ý nghĩ, trước khi Mã tiên sinh rời khỏi Hồng Kông, cho dù ý nghĩ còn chưa đủ thành thục, nhưng vẫn phải nói ra để trước mặt thỉnh giáo Mã tiên sinh...
Quách Tùng Duyên đã sớm trở về , mấy ngày này, Trần Văn Thông vẫn ở lại Hồng Kông, trong mấy ngày Trương Khác tham quan hải vận Nam Dương tại căn cứ Hồng Kông, hắn đều sẽ bớt chút thời gian đi cùng, chỉ có thông qua giao lưu, đôi bên mới có thể lý giải cùng tín nhiệm sâu sắc hơn.
Lý giải cùng tín nhiệm là cơ sở để tiến hành hợp tác, cũng có thể nói Trần Văn Thông tràn ngập lòng hiếu kỳ đối với bản thân Trương Khác, muốn lý giải căn nguyên phía sau kỳ tích sáng tạo thị trường của Cẩm Hồ, mấy ngày nay ở chung cùng lý giải quả thật không khiến hắn thất vọng, cũng tăng thêm lòng tin đối với thương vụ Cẩm Hồ -- Mã Văn Cừ cũng như vậy.
Mọi người đều đứng trên boong tàu, Mã Văn Cừ cười nói:
- Nguyện nghe tỏ tường. . .
- Lần này nhận được tín nhiệm của Mã tiên sinh, vào lúc thương vụ Cẩm Hồ mới phát triển, thậm chí ngay cả căn cơ cũng chưa thăng bằng, đã sẵn lòng mua trái phiếu công ty của thương vụ Cẩm Hồ để giúp thương vụ Cẩm Hồ phát triển --
Trương Khác hơi đổi giọng nói:
- Tôi hy vọng thương vụ Cẩm Hồ có thể rót hết toàn bộ tài chính mà gia tộc Mã tiên sinh mua trái phiếu công ty của Cẩm Hồ vào hải vận Nam Dương, không biết Mã tiên sinh có suy nghĩ một chút kiến nghị này của tôi hay không. . .
Trương Khác nói ra ý nghĩ của y, mặt hướng về biển rộng hướng đông, nước biển xanh thắm như một miếng ngọc bích thật lớn khảm trong thiên địa.
". . ." Mã Văn Cừ có phần ngạc nhiên, Mã gia cùng hải vận Nam Dương hầu như là cùng một thể. Mã gia sở hữu quyền khống chế tuyệt đối của hải vận Nam Dương, Mã gia đầu tư tài chính vào thương vụ Cẩm Hồ, thương vụ Cẩm Hồ lại đầu tư tài chính vào hải vận Nam Dương, đối với Mã gia, hình như không khác nhau quá nhiều.
Chỗ bất đồng là, Mã gia đầu tư tài chính và thương vụ Cẩm Hồ, đổi lấy là trái quyền 100 triệu đô la, thương vụ Cẩm Hồ đầu tư tài chính vào hải vận Nam Dương, đổi lấy là cổ phần.
Tại thời khắc kinh tế Châu Á không biết khi nào sẽ ấm lại, đầu tư trái quyền gánh chịu phiêu lưu nhỏ hơn.
Nhóm Trần Văn Thông cũng đứng ở đó đợi Trương Khác giải thích.
- Đứng trên con tàu hàng viễn dương khổng lồ thế này, hình như tôi có thể thấy được tương lai thương vụ Cẩm Hồ có thể dựa vào những tàu viễn dương siêu đại hình để đi ra thế giới, hình như có thể thấy được còn đường biển màu xanh bằng phẳng.
Trương Khác nói, không che giấu dã tâm thương vụ Cẩm Hồ đặt chân vào ngành hải vận, với tay vào hệ thống phân phối toàn cầu:
- Mục tiêu của thương vụ Cẩm Hồ là trở thành người phối hợp, người tổ chức tài nguyên các ngành nghề, mà không phải người khống chế, hy vọng càng nhiều tài nguyên có thể ngưng tụ lại cùng nhau, thành một luồng sức mạnh càng lớn hơn. Tôi cũng rất có lòng tin đối với tương lai của ngành hải vận, thương vụ Cẩm Hồ sẽ không theo đuổi quyền cổ phần khống chế đối với hải vận Nam Dương, đổ hết tài chính vào tập đoàn hải vận Nam Dương, hy vọng có thể duy trì quy mô phát triển của tập đoàn hải vận Nam Dương tại kỳ thấp nhất. Thương vụ Cẩm Hồ đồng thời có thể trợ giúp hải vận Nam Dương khai thác ngành nghiệp vụ vận tải viễn dương của nội địa, nhằm vượt qua thời kì sa sút trước mắt. . . Không hề nghi ngờ, con đường biển màu xanh từ nội địa đi thông thế giới sẽ trở thành một trong những con đường mậu dịch quan trọng nhất của ngành vận tải viễn dương toàn cầu. . .
- Đông Hải, chỉ sau khi công trình xây dựng của tập đoàn sắt thép liên hợp Đông Hải hoàn thành, nhu cầu vận lực viễn dương tăng thêm sẽ đạt đến 40 triệu tấn.
Diệp Kiến Bân nói:
- Ngành hải vận của nội địa, năng lực vận tải viễn dương rất yếu kém, vận lực viễn dương tăng thêm dựa quá nhiều vào xí nghiệp hải vận của Nhật Hàn, cũng không phải là cục diện chúng ta hy vọng thấy được. . .
Công trình mở rộng của tập đoàn sắt thép liên hợp Đông Hải vẫn là lúc Từ Học Bình đảm nhiệm tỉnh trưởng tại Đông Hải lấy được khoản cho vay 1 tỷ đôla mới thành công thực thi.
Công trình kiến thiết hai năm. Nửa năm sau là có thể đưa vào hoạt động. Tuy nói đang lúc vượt qua khủng hoảng kinh tế, nhưng quốc nội bởi thực thi nhiều chính sách điều tiết vĩ mô kích thích kinh tế, nên nhu cầu sắt thép của quốc nội vẫn rất lớn.
Lực ảnh hưởng của Cẩm Hồ tại tỉnh Đông Hải không được nghi ngờ, lực ảnh hưởng đối với tập đoàn sắt thép liên hợp Đông Hải càng không được nghi ngờ.
Mặc dù không hy vọng xa vời có thể nâng giá hải vận so với xí nghiệp hải vận của Nhật, Hàn, nhưng có thể lấy đơn đặt hàng hải vận quặng sắt, hải vận Nam Dương có thể duy trì được quy mô nghiệp vụ hải vận trước mắt, thậm chí có thể gia tăng quy mô phát triển tại thời kỳ thấp nhất.
Thương vụ Cẩm Hồ cũng có thể đem đơn đặt hàng của hải vận Nam Dương cho các xí nghiệp đóng tàu tại quốc nội, cũng thúc đẩy xí nghiệp đóng tàu tăng thêm đơn đặt hàng với sắt thép liên hợp Đông Hải.