Cổ Dục đã từng hỏi trưởng thôn Cổ Kiến Quốc, vì sao không xây một trường tiểu học ở gần đây. Nếu như trong thôn có ý định này, vậy thì hắn có thể bỏ ra chút tiền để giúp xây, đây là chuyện giúp cho thôn hơn nữa còn tích công đức nên hắn sẽ không cự tuyệt.
Thế nhưng Cổ Kiến Quốc lại lắc đầu, trả lời là không có ý định xây dựng trường, cũng không phải tầm mắt của ông ấy hạn hẹp, mà là bởi vì điều này không cần thiết.
Nếu xây dựng thì chỉ có thể xây dựng trường tiểu học. Bởi vì nếu như là xây dựng trường cấp hai thì sẽ không được cục giáo dục tán thành, mà con nít trong thôn học tiểu học chỉ có mười mấy người. Hơn nữa còn phân tán ở các độ tuổi khác nhau, nếu như nơi này là núi, núi non trùng điệp không dễ ra ngoài, vậy thì xây một cái cũng tốt.
Bởi vì không chỉ có thể tiện cho học sinh trong thôn, mà còn có thể đón một số học sinh từ các thôn lân cận khác.
Nhưng vấn đề là ở đây là một mảnh bình nguyên rộng lớn, hơn nữa sau khi tu sửa đường trong thôn xong thì khoảng cách từ đây đến trấn cũng không tính là xa. Mà trường tiểu học trong trấn là đã tính qua những vấn đề này, cho nên sau khi trên trấn có trường tiểu học thì đã giải quyết đủ vấn đề rồi.
Không chỉ có thôn Cổ Gia, những đứa trẻ khác trong các thôn khác cũng sinh hoạt giống như vậy.
Mặc dù nói, để cho mấy đứa trẻ mới học lớp một lớp hai ở lại trường, còn phải bắt chúng tự chăm sóc bản thân thì đúng là có chút ép buộc. Thế nhưng đối với giáo dục mà nói lại là một việc tốt.
Dù sao con nít có gia cảnh nghèo biết tự lo việc nhà thì tốt hơn. Những đứa con nít này mới bốn tuổi là đã biết ra đồng hỗ trợ người lớn rồi. Bây giờ ở trong trường, dưới sự giúp đỡ của các giáo viên cũng có thể tự chăm sóc bản thân. Dù sao bọn trẻ cũng không có làm công việc gì nặng.
Quần áo bẩn, chăn, ga trải giường các loại, mỗi tuần đều mang về nhà giặt. Ăn cơm, ăn trái cây, trường học thống nhất sẽ cung cấp, cho nên cũng không có khổ như trong tưởng tượng.
Do đó, sau khi Cổ Dục đề cập đến chuyện này một lần thì cũng không nói nữa, trong lòng Cổ Kiến Quốc có ghi nhớ là được. Nếu như một ngày nào đó thật sự cần xây trường tiểu học, đến lúc đó lại tìm mình là được rồi.
Buổi trưa ăn một bữa ngon lành, Cổ Dục và Lý Vân Vân lập tức đưa Cổ Tú Tú và Lưu Phi Phi đến cổng thôn. Cổ Dục tuy rằng có xe, nhưng bình thường hắn rất ít khi đưa đón Cổ Tú Tú và Lưu Phi Phi, chủ yếu là vì bồi dưỡng ý thức độc lập của bọn nhỏ.
Đương nhiên, lời này không phải cổ Dục nói. Trong cách nhìn của hắn, con gái phải được chăm lo. Đừng nói là một tuần đưa đón một lần, mà suốt ngày đều đưa đón cũng đươc, nhưng mà Lý Vân Vân lại không có nghĩ như vậy.
Cô không hy vọng con của mình và Cổ Tú Tú mất đi tính độc lập của chúng.
Hoặc là không có cách nào chơi với những người bạn nhỏ khác.
Điều này cũng tốt, có rất nhiều gia đình rất giàu có, con cái của họ đi học cũng là đi xe buýt đến trường, mà không phải là cha mẹ hoặc người lái xe đưa đón.
Làm vậy là để phát triển khả năng suy nghĩ độc lập của trẻ em từ khi còn nhỏ.
Đương nhiên, càng nhiều gia đình vẫn quen nuông chiều, dù sao thế hệ trẻ con như Cổ Dục trên cơ bản mỗi nhà chỉ có một đứa. Sáu người lớn trong nhà mà chỉ có một đứa nhỏ, cho nên nuông chiều cũng là chuyện bình thường. Ít ra thì Lý Vân Vân không hy vọng con cái nhà mình bị nuông chiều quá như vậy.
Sau khi tiễn Cổ Tú Tú và Lưu Phi Phi, Cổ Dục bọn họ cũng trở về nhà, vẫn như cũ như thường lệ, lại là một đêm không nói gì, trong nháy mắt thì tới ngày hôm sau.
Bởi vì đã nói xong với Khổng Hạo Văn, hôm nay muốn đi sở thú tham quan, cho nên Cổ Dục sáng sớm đã rời khỏi nhà. Lâm Lôi và Lý Vân Vân nói là muốn ở lại trông nhà nên sẽ không đi, nhưng mà Phùng Thư Nhân thì lại muốn đi theo Cổ Dục. Đương nhiên cũng đi theo Cổ Dục còn có Tống Mính, mấy ngày gần đây cô xử lý công việc của mình cũng đã ổn thoả.
Hôm nay sau khi đi theo Cổ Dục vào thành phố, cô dự định chuẩn bị ở trong nhà Cổ Dục thêm vài ngày để giải tỏa nỗi khổ tương tư của mình. Đối với chuyện này Cổ Dục đương nhiên sẽ đồng ý cả hay tay và ba chân rồi. =))
Lái chiếc xe Cullinan rời nhà, bên cạnh còn có Phùng Thư Nhân, Cổ Dục trực tiếp lái xe đến nhà ông cụ Tống. Sau khi tới nơi, muốn đón được Tống Mính thì đường nhiên phải cùng ông cụ Tống hàn huyên một chút rồi.
Sau khi tất cả hoàn tất, nhóm ba người Cổ Dục mới
Lái chiếc Khố Lý Nam của hắn, chở Phùng Thư Nhân, Cổ Dục trực tiếp đến nhà Tống lão, sau khi tới Hình là nơi này, đón Được Tống Mân, tự nhiên cũng phải hảo hảo cùng Tống lão Hàn huyên náo một chút.
Sau khi tất cả đã hoàn tất, nhóm ba người Cổ Dục mới vội vàng chạy lên thành phố Hưng An.
Khi tới đơn vị của Khổng Hạo Văn, Khổng Hạo Văn đã cùng bạn gái ở chỗ này chờ đã lâu. Sau khi mấy người bọn họ tụ hợp thì lập tức đi về chỗ sở thú vỡ nợ mà Khổng Hạo Văn đã nói.
Đương nhiên, lúc ở trên xe Khổng Hạo Văn cũng đã giới thiệu Tống Mính với bạn gái mình một chút, để khi gặp mặt cũng đường bỡ ngỡ. Đương nhiên, trong lòng của cô không khỏi mắng thầm cái tên cặn bã Cổ Dục này. Nhưng mà nói đi thì cũng phải nói lại, hiện tại trong đám người có tiền thì có cái nào mà không phải là cặn bã đây?
Ít nhất thì Cổ Dục cũng là cặn bã ngoài sáng, dù sao hắn cũng không có lừa gạt người ta, đúng không?
Đương nhiên, cặn bã hay không cặn bã, hiện tại nói cũng không có ý nghĩa gì. Lúc này, Cổ Dục lái xe đi theo Khổng Hạo Văn rất nhanh cũng đã đi tới chỗ sở thú sắp đóng cửa kia.
Sở thú này, diện tích cũng không lớn. Nhưng mà chim sẻ nhỏ, nhưng nội tạng vẫn đầy đủ.
Tuy rằng hiện tại nó đã rách nát đến không chịu nổi, nhưng Cổ Dục liếc mắt một cái đã thấy biển hiệu ở chỗ cửa ra vào. Cái sở thú nhỏ này có nuôi chim, có động vật mặt đất, có động vật thuỷ sinh, có động vật lưỡng cư và có cả lũ bò sát.
Đúng là cũng quá nhiều chủng loại rồi.