Báo Đảng của Tỉnh ủy quả thật không phải là nơi dễ chơi. Nhật báo Đông Sơn cũng tương đương với đơn vị cấp Giám đốc sở, trực tiếp chịu sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, làm sao mà sợ sự áp chế của Thành ủy của một thành phố cấp địa chứ.
Sau khi Nhật báo Đông Sơn hướng tỉnh báo cáo sự việc, một Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đông Sơn đã gọi điện thoại cho Bí thư Thành ủy Phòng Sơn Tống Nghênh Xuân để hỏi về vấn đề này. Tống Nghênh Xuân tuy rằng trong lòng khó chịu nhưng cho là không còn cách nào khác.
Ngay khi sự kiện sắp được bình ổn thì đột nhiên sóng lại gợn lên. Phóng viên Ngưu Khải, đồng thời cũng là người chấp bút cho bài bình luận, trong ngày hội tụ bạn bè đã nhắc lại vấn đề này, khiến cho một số người bạn làm trong nghề truyền thông cảm thấy tổn thương vì bất công.
Ngày hôm sau, một người bạn của Ngưu Khải, là phóng viên Trương Lôi của Nhật báo Tài chính và Kinh tế Đông Sơn đã đến Phòng Sơn để phỏng vấn về vấn đề lệnh cấm rượu. Nhưng tất cả bộ môn của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Phòng Sơn đều cự tuyệt phỏng vấn. Mặc dù Trương Lôi đã thông qua nhiều con đường khác nhau để gặp trợ lý Chủ tịch thành phố Trang Ninh, nhưng Trang Ninh trong thời điểm này làm sao dám nhận phỏng vấn nên đành từ chối.
Sau đó, Trương Lôi thông qua nhân vật số một của báo nghiệp Phòng Sơn là Lý Tương để gặp Chủ tịch thành phố An Tại Đào, ý đồ phỏng vấn hắn. Nhưng An Tại Đào tuy rằng không từ chối phỏng vấn, nhưng lúc ấy hắn đang ở khu kinh tế mới Tư Hà để giám sát công trình nông nghiệp sinh thái, trong lúc nhất thời không kịp quay lại, nên việc phỏng vấn An Tại Đào cũng thất bại.
Đương nhiên, cho dù là ở thành phố, An Tại Đào cũng chưa chắc tiếp nhận phỏng vấn của Trương Lôi. Hắn cảm thấy chuyện này không đáng. Dù sao, nếu hắn tiếp nhận phỏng vấn, chẳng khác nào công khai thái độ của hắn và Bí thư Thành ủy không hợp nhau, đối với cá nhân hắn cũng ảnh hưởng không tốt.
Rơi vào đường cùng, Trương Lôi chỉ có thể phỏng vấn một số người dân bình thường ở thành phố. Sau đó căn cứ vào những tin tức đã đưa của các tờ báo khác, kết hợp với thực tế phỏng vấn của y tại Phòng Sơn để viết ra một bài báo với tựa đề “Lệnh cấm rượu ở Phòng Sơn được thực hiện trong nửa năm, vậy con số thống kê là từ đâu có?”
Trương Lôi trong bài báo của mình, không chỉ truy vấn về nguồn gốc thật sự của con số thống kê kia, mà còn dùng lời nói sắc bén của mình để phê bình việc các bộ môn ở thành phố Phòng Sơn cự tuyệt phỏng vấn, nghi ngờ cái gọi là “lệnh cấm rượu” chỉ là bệnh hình thức, cái gọi là “thành quả” cũng chỉ là sự hư cấu nào đó. Trương Lôi hô hào rằng, những bộ môn liên quan của thành phố Phòng Sơn hẳn là phải lập tức công khai chi phí chiêu đãi trong một năm, còn công chúng thì có quyền giám sát nó.
Trong đoạn cuối bài báo, Trương Lôi còn nhắc đến việc phóng viên Nhật báo Đông Sơn bởi vì bài văn phê bình của mình mà bị Thành ủy Phòng Sơn chất vất và làm áp lực khiến phải nghỉ ở nhà một thời gian. Bài báo đăng trên Nhật báo Tài chính và Kinh tế Đông Sơn đã được giới truyền thông trong nước hưởng ứng mãnh liệt, mà được các trang web khác đăng lại.
Tống Nghênh Xuân buổi sáng ngày hôm sau đã đọc được bài báo này. Lúc ấy, ông ta không kìm nổi sự giận dữ, từ phòng làm việc đi xuống lầu, bước vào phòng làm việc của Phó trưởng ban thư ký Thành ủy, Chánh văn phòng Thành ủy Hoàng Phủ Cương, ném tờ báo lên trên bàn, rít lên:
- Thế này là thế nào? Là ai đã cung cấp tài liệu cho phóng viên? Điều tra ngay cho tôi.
Nhật báo Tài chính và Kinh tế Đông Sơn là thể loại báo đô thị. Tống Nghênh Xuân không thể trêu vào báo Đảng, nhưng đối với loại báo chí cố ý khiêu khích này, ông ta không thể chịu đựng được. Thành ủy Phòng Sơn liền phát thông báo, yêu cầu phóng viên Trương Lôi của Nhật báo Tài chính và Kinh tế đến tiếp nhận chất vấn.
Thấy Nhật báo Tài chính và Kinh tế Đông Sơn không thèm để ý đến, Tống Nghênh Xuân thẹn quá hóa giận, lợi dụng uy quyền của Bí thư Thành ủy nhờ pháp luật can thiệp. Sau một tuần, cục công an thành phố Phòng Sơn không ngừng liên hệ với Nhật báo Tài chính và Kinh tế Đông Sơn. Phó chủ nhiệm phòng Điều tra Phan Xuân Sinh, và Trương Vĩ đã hai lần đến gặp người của phòng biên tập tòa soạn, giọng điệu cứng rắn, mạnh mẽ, yêu cầu tòa soạn đưa phóng viên Trương Lôi đến cục Công an Phòng Sơn để tiếp nhận thẩm tra.
Tòa soạn báo thấy tình hình không ổn, liền âm thầm cho phóng viên Trương Lôi nghỉ phép một thời gian.
Trương Lôi không dự đoán được sự nhất thời kích động của mình đã chọc vào tổ ong vò vẽ. Xuất phát từ việc bảo vệ an toàn cho bản thân, hành tung của y bắt đầu mơ hồ. Ban ngày thì lang thang bên ngoài, trước 12h đêm y tuyệt đối không dám về nhà. Y chỉ có thể lén lút về nhà. Mỗi lần về nhà thì trước trốn ở một nơi bí mật nào đó, nhờ người nhà xem xét an toàn rồi mới dám chạy lên phòng.
Nhưng những ngày kế tiếp, cảnh sát nhân dân phòng Phá án của cục công an thành phố Phòng Sơn đã không ngừng gọi điện hoặc nhắn tin cho Trương Lôi: “Anh không nên nghĩ sự việc đơn giản như vậy. Mời anh đến Cục công an thành phố Phòng Sơn để chấp nhận điều tra”. “Anh trốn không thoát đâu, chúng tôi nhất định sẽ tìm ra anh”. “Tin tức anh đưa rất nghiêm trọng. Chúng tôi cũng không muốn tìm anh, nhưng đây là nhiệm vụ mà cấp trên giao xuống, không thể không hoàn thành”. Trương Lôi gọi điện thoại, thỉnh cầu có thể dùng văn bản để trả lời câu hỏi của cảnh sát, nhưng bị từ chối.
Ngày 11 tháng 01, Phó chủ nhiệm phòng Điều tra của Cục Công an Phòng Sơn Phan Xuân Sinh lại mang người đến Nhật báo Tài chính và Kinh tế Đông Sơn, tìm Phó tổng biên tập Vương Hi Luân, yêu cầu tòa soạn khẩn trương thông báo Trương Lôi đến tiếp nhận chất vấn của cảnh sát. Mà lúc này đây, Cục Công an Phòng Sơn còn mang đến thư yêu cầu công dân tiếp nhận điều tra. Còn có chữ ký và con dấu của Cục trưởng Cục công an Hoàng Thu Sinh.
- Phóng viên đưa tin là hành vi theo chức vụ, tòa soạn hẳn là phải bảo vệ an toàn của phóng viên, không thể tùy tiện đưa người đến để tiếp nhận điều tra. Có việc gì thì sẽ có tổ chức ra mặt.
Vương Hi Luân nhìn lướt qua cảnh sát mang thư tiếp nhận hỗ trợ điều tra đến, không kìm nổi hít một hơi thật sâu.
Ông làm nghề mười mấy năm nay, chưa bao giờ gặp phải tình huống này. Không ngờ chính quyền địa phương lại áp dụng lực lượng công an để thực hiện áp lực với một tòa soạn, ý đồ trừng phạt một phóng viên.
- Nếu bởi vì tin tức đã đưa, những bộ môn liên quan không có quyền vô lý gọi phóng viên đến tiếp nhận điều tra. Một khi đã giống trống khua chiêng, kiên trì gọi phóng viên đến phỏng vấn, nên đưa ra lý do và chứng cứ cụ thể chứng minh phóng viên đó đã vi phạm quy định pháp luật.
Vương Hi Luân lại nói.
Phan Xuân Sinh bĩu môi:
- Phó tổng biên tập Vương, chúng tôi chỉ là người chấp pháp, theo trình tự mà làm. Việc này mọi người cứ yên tâm. Chúng tôi nói trắng ra, Trương Lôi đã đưa tin nói xấu hình tượng bộ máy chính đảng, tạo thành ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Tránh né là vô ích, sớm một ngày bảo Trương Lôi tiếp nhận điều tra của cảnh sát. Chúng tôi là nhân viên cảnh vụ, hết thảy đều theo nếp làm việc, còn có thể ăn thịt anh ta sao? Thái độ này của các người chứng minh rằng các người có vấn đề.
- Đã là lãnh đạo thì phải có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho phóng viên của mình.
Vương Hi Luân thấy thái độ của đối phương cứng rắn, mạnh mẽ thì trong lòng cũng nổi nóng.
Phan Xuân Sinh lạnh lùng, không tranh luận với Vương Hi Luân nữa, phẩy tay bỏ đi. Tuy nhiên, người của Cục công an thành phố Phòng Sơn sau khi rời khỏi tòa soạn báo, thì lại tìm tới tòa soạn chủ quản, là cơ quan Tài chính và Kinh tế Đông Sơn, chỉ trích tòa soạn bao che nhân viên, không phù hộp với trình tự điều tra tư pháp. Lãnh đạo tập đoàn giao trách nhiệm cho lãnh đạo tòa soạn xử lý thích đáng sự kiện, yêu cầu tòa soạn nhanh chóng phối hợp với Thành ủy và Cục Công an thành phố Phòng Sơn.
Trưa ngày 22 tháng Lưu Ngạn, Tổng biên tập Nhật báo Tài chính và Kinh tế Đông Sơn đã nói chuyện điện thoại với Cục trưởng Cục công an thành phố Phòng Sơn Hoàng Thu Sinh. Hoàng Thu Sinh trong điện thoại có vẻ nóng giận, không muốn nói nhiều. Buổi chiều cùng ngày, ba vị lãnh đạo tòa soạn đã đến gặp Hoàng Thu Sinh để trình bày nguyên nhân.
Hoàng Thu Sinh không nói chuyện nguyên nhân, chỉ vào ba vị lãnh đạo:
- Một phóng viên nho nhỏ, vì sao lại trốn tránh sự chất vấn của cảnh sát? Ai cho anh ta lớn gan như vậy? Nếu các người không đem phóng viên đó ra đây, chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp tiếp theo.
Hoàng Thu Sinh kiêu ngạo, hống hách khiến cho lãnh đạo tòa soạn không thể nói điều gì.
Ngày hôm sau, Cục Công an thành phố Phòng Sơn lại đề xuất, yêu cầu tòa soạn báo phái người đưa phóng viên cùng nhau đến tiếp nhận điều tra của Cục công an, nhưng tòa soạn đã từ chối. Tòa soạn báo sau đó đã phát công hàm đến Cục Công an thành phố cho thấy thái độ của mình. Thứ nhất, tòa soạn báo sẽ tích cực phối hợp với công tác điều tra của cục Công an Phòng Sơn. Thứ hai, tòa soạn có thể bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp phóng viên của mình. Phóng viên thực hiện chính là chức vụ hành vi, tòa soạn báo không thể can thiệp vào ý nguyện của phóng viên mà bắt buộc phóng viên đến tiếp nhận điều tra của cục Công an. Thứ ba, mời Cục Công an đưa ra lý do và chứng cứ yêu cầu phóng viên đến tiếp nhận điều tra.
Đã nói ngay từ đầu, tòa soạn báo cao tầng đã kháng cự áp lực của Thành ủy Phòng Sơn. Nhưng sự tình cuối tháng một lại có sự chuyển biến đột ngột. Có lẽ là do áp lực quá lớn, nên lãnh đạo tòa soạn báo đã tạm thời cách chức Trương Lôi. Tòa soạn báo nói rằng: “Hãy cho chúng tôi một thời gian để xử lý. Trong khoảng thời gian này, anh trong thời gian này đừng viết gì cả, cứ ứng lương, nhẫn nại chờ mọi chuyện qua đi.”
Tòa soạn báo còn thông qua mối quan hệ cao tầng, tìm được An Tại Đào, khẩn cầu hắn nói với Tống Nghênh Xuân, ở giữa điều đình một chút để bình ổn tình thế. An Tại Đào sau khi tiếp cuộc điện thoại của lãnh đạo tòa soạn, liền gọi điện thoại cho Bành Quân:
- Bành Quân, chuyện này là do ai ở cục Công an phụ trách?
An Tại Đào nhẹ nhàng nói, trong tay đảo qua đảo lại tờ Nhật báo Tài chính và Kinh tế Đông Sơn.
- Tôi có hỏi qua, là Cục trưởng Hoàng.
Bành Quân nhỏ giọng đáp:
- Lãnh đạo, để tôi đi tìm lão Hình, khiến lão Hình ra mặt một chút. Chứ hai bên cứ cương nhau như vậy, làm sao mà giải quyết chứ?
An Tại Đào thầm nghĩ một chút, đột nhiên cười nói:
- Chuyện này là do Bí thư Tống làm ra, Hoàng Thu Sinh chỉ là chịu trách nhiệm làm theo Thành ủy mà thôi. Haha, Hoàng Thu Sinh lúc này rất tích cực, xem ra thái độ của Bí thư Tống rất kiên quyết. Thôi đi, chuyện này tạm thời không cần quan tâm. Bọn họ muốn gây sức ép thì cứ gây sức ép. Chỉ sợ hiện tại Bí thư Tống đâm lao phải theo lao rồi. Nếu dừng ở đây thì ông ta không còn mặt mũi nào cả, còn có thể không bắt tay phóng viên kia đem tới công lý chứ?
- Vâng, tôi hiểu rồi, thưa lãnh đạo.
Bành Quân gật đầu xác nhận.
- Giới truyền thông lúc này đã chút ý đến chuyện này, tôi phỏng chừng sớm hay muộn gì cũng sẽ khiến cả nước chấn động. Lấy thủ đoạn tư pháp để chèn ép giám sát tin tức không phải là không có, nhưng tuyệt đối là ít có người dám làm. Chỉ sợ là thành phố lần này gặp khó khăn rồi.
An Tại Đào thở dài. Hắn không phải là muốn xem náo nhiệt, chỉ là tình thế phát sinh nằm ngoài dự đoán của hắn. Hắn cũng thật không ngờ, Tống Nghênh Xuân lại làm ầm ĩ như vậy, mà vẫn chưa chịu thôi. Xem tư thế này của Tống Nghênh Xuân, là không lôi được tên phóng viên Trương Lôi của Nhật báo Tài chính và Kinh tế Đông Sơn về thì quyền uy của Bí thư Thành ủy của một thành phố cấp địa là không thể bảo toàn rồi.
Ngày 2 tháng 2, trong tâm lý bất lực và thất vọng, Trương Lôi đã ở trên mạng phát đi một tin tức, lấy tiêu đề là “Thành ủy và Cục Công an thành phố Phòng Sơn đã đưa tin phi pháp về phóng viên Nhật báo Tài chính và Kinh tế Đông Sơn”. Tin tức này lập tức được đăng lại, dẫn truyền một sức nóng.
Tối hôm đó, tòa soạn báo khẩn cấp mời dự họp, đưa ra hai quyết định. Thứ nhất, phát công hàm đến Cục Công an Phòng Sơn, giải thích hành vi này là cá nhân phóng viên làm, chứ không phải lãnh đạo tòa soạn sai khiến, không quan hệ gì với tòa soạn. Thứ hai, lập tức hướng các trang web trên mạng phát đi một thông báo “Nội dung phát đi của phóng viên tôi là không xác thực”, yêu cầu các trang web dỡ bỏ. Nếu không thì sẽ truy cứu trách nhiệm.
Sự kiện Trương Lôi vào đầu tháng 2 năm 2005 đã chấn động cả nước, trở thành điển hình cho quyền lợi của phóng viên bị công quyền chèn ép, khiến trên mạng ồn ào huyên náo. Rất nhiều truyền thông cả nước đều đưa tin, phê bình Thành ủy Phòng Sơn che trời kín đất.
Ngày 8 tháng 2, Báo chiều Đông Sơn ở trang nhất đã đăng một bài báo về sự kiện Trương Lôi, trong đó đã trích dẫn một đoạn của luật sư tố tụng Vu Thao như sau: “Đây là sự lạm dụng công quyền, đả kích phóng viên, thô bạo giẫm lên quyền phê bình của công dân, đưa ra khống cáo. Trong đó đã biểu hiện sự lạm dụng quyền lực của các cán bộ khiến cho giới truyền thông không thể lên tiếng”.
- Những năm gần đây, một số nhân viên công tác của cơ quan nhà nước, sau khi công tác của mình bị đưa ra ánh sáng, đã vận dụng quyền lực tiến hành chèn ép đối phương. Khắp nơi trong cả nước liên tiếp phát sinh phỉ báng, làm tổn thương danh dự, xảo trá vơ vét tài sản và cưỡng chế tội danh cho phóng viên. Có phóng viên thậm chí đã bị hình phạt, khiến cho việc săn tin của các phóng viên cũng gặp khó khăn hơn.
Trong đó có một số giới truyền thông lợi dụng sự kiện này để đầu cơ, khiến cho lãnh đạo Tỉnh ủy chú ý cao độ. Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Chính trị Pháp luật Chu Hoành Vĩ trong ngày 10 tháng 2 đã đưa ra chỉ thị quan trọng.
Dưới sự can thiệp của lãnh đạo tỉnh, Tống Nghênh Xuân không thể không nửa đường rút tay về. Cục Công an Phòng Sơn lập tức hủy án điều tra đối với Trương Lôi, hướng tòa soạn báo đưa ra bản xin lỗi, công khai thừa nhận sai lầm, để xoa dịu sự tổn thương tinh thần của phóng viên Trương Lôi trong thời gian qua, đồng thời hứa hẹn sau này không vì sự việc này mà làm ảnh hướng đến công tác và cuộc sống của phóng viên.
Sự kiện Trương Lôi cuối cùng cũng bình ổn. Trương Lôi tiếp tục đi làm lại. Nhưng lực ảnh hưởng của nó đối với Phòng Sơn sẽ không vì vậy mà được bình ổn. Đương nhiên, đối với bản thân Tống Nghênh Xuân, ảnh hưởng tiêu cực còn lớn hơn nữa.
Vào đầu tháng 3, trong hội nghị cán bộ cấp tỉnh trở lên, Bí thư Tỉnh ủy Lý Đại Niên đã giận dữ, công khai phát biểu về sự kiện Trương Lôi, không công khai điểm danh phê bình những nhân viên và bộ môn có liên quan của thành phố Phòng Sơn, yêu cầu Thành ủy và Ủy ban nhân dân Phòng Sơn lập tức triển khai chỉnh đốn tác phong, xét xử những nhân viên có trách nhiệm liên quan, vãn hồi ảnh hưởng.
Tuy rằng không có bị điểm danh, nhưng ai chẳng biết Bí thư Lý phê bình chính là Bí thư Thành ủy Tống Nghênh Xuân. Tống Nghênh Xuân ngồi trong hội trường đỏ mặt tía tai, trong lòng bất an. Gây ấn tượng xấu đối với Bí thư Tỉnh ủy, kết cục như thế nào Tống Nghênh Xuân có thể nghĩ ra.
Tuy nhiên, Tống Nghênh Xuân cũng thật không ngờ, Tỉnh ủy lúc này lại có hành động với ông ta. Trong ngày quốc tế phụ nữ, Ban tổ chức cán bộ tỉnh ủy đột nhiên đến thành phố tuyên bố quyết định bổ nhiệm cán bộ.
Toàn thể cán bộ thành phố được mời dự họp lâm thời khẩn cấp. Phó trưởng Ban tổ chức cán bộ Tỉnh ủy Hứa cùng với An Tại Đào và Tống Nghênh Xuân chậm rãi bước vào hội trường. Sắc mặt của Tống Nghênh Xuân trắng bệch, có chút dại ra.
Hội trường lặng ngắt như tờ, ánh mắt mọi người nhìn chằm chằm vào Tống Nghênh Xuân, thỉnh thoảng lại dừng lại trên người Chủ tịch thành phố An Tại Đào. Phó trưởng ban Hứa ngồi chính giữa Tống Nghênh Xuân và An Tại Đào.
Liếc mắt thấy Tống Nghênh Xuân ngồi một chỗ, im lặng không nói, Phó trưởng ban Hứa không khỏi nhẹ nhàng ho khan một tiếng.
Tỉnh người, Tống Nghênh Xuân thầm than một tiếng rồi trầm giọng nói:
- Sau đây, chúng ta hoan nghên lãnh đạo Ban tổ chức cán bộ Tỉnh ủy đến tuyên bố quyết định điều chỉnh cán bộ mới nhất đối với thành phố Phòng Sơn.
Tiếng vỗ tay thưa thớt vang lên, Phó trưởng ban Hứa thản nhiên cười, cũng không khách sáo, trực tiếp cất cao giọng nói:
- Hội nghị thường vụ Tỉnh ủy nghiên cứu quyết định, miễn đi chức Phó bí thư Thành ủy Phòng Sơn đồng chí Tống Tử Lâm, bổ nhiệm đồng chí Tống Tử Lâm làm Phó chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Phòng Sơn.
Tống Tử Lâm đã tới thời điểm lui về tuyến hai. Sự việc này đã biết trước nên mọi người dưới đài cũng cảm thấy không kỳ quái, cũng không có phản ứng khác thường.
Phó trưởng ban Hứa cười nói tiếp:
- Hội nghị thường vụ Tỉnh ủy nghiên cứu quyết định, miễn đi chức Ủy viên thường vụ Thành ủy, Bí thư Thành ủy, bổ nhiệm đồng chí Tống Nghênh Xuân làm Bí thư Hiệp hội Khoa học Xã hội cấp Giám đốc sở.
Lời vừa thốt ra, mặc dù trong lòng mọi người đã có dự cảm nhưng vẫn gây nên một sự nghị luận nho nhỏ. Tỉnh ủy đã thật sự miễn đi chức Bí thư Thành ủy cảu Tống Nghênh Xuân. Tuy rằng Hiệp hội Khoa họa xã hội cũng là một đơn vị cấp sở, cấp bậc của Tống Nghênh Xuân cũng không có gì thay đổi. Nhưng một Bí thư Hiệp hội Khoa học xã hội làm sao mà đánh đồng với Bí thư Thành ủy một thành phố cấp địa chứ? Đây nhìn qua chính là một sự miễn chức.
Phó trưởng ban Hứa lấy lại bình tĩnh:
- Hội nghị thường vụ Tỉnh ủy nghiên cứu quyết định, công tác của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố tạm thời do đồng chí An Tại Đào quản lý, hy vọng đồng chí An Tại Đào không phụ lòng ủy thác của Tỉnh ủy, cố gắng làm tốt công tác chính trị, bảo đảm kinh tế và xã hội Phòng Sơn phát triển ổn định.
Tống Nghênh Xuân thôi chức, An Tại Đào vừa có thân phận Chủ tịch thành phố, lại vừa có thân phận của Bí thư Thành ủy. Tuy rằng, Tỉnh ủy vẫn chưa trực tiếp bổ nhiệm An Tại Đào làm Bí thư Thành ủy, nhưng người sáng suốt đều có thể nhìn ra đây chỉ là một kế tạm thời, có lẽ An Tại Đào không bao lâu nữa sẽ chính thức trở thành tân Bí thư Thành ủy Phòng Sơn.
Chuyện này chẳng khác gì một tin tức động trời ở Phòng Sơn. Tin tức này vừa nói ra thì người vui mừng nhất chính là những tâm phúc của An Tại Đào. Đan Tân Dân, Âu Dương Khuyết Như, Cổ Lam, Vương Chí Quân, Triệu Kiến Quốc thì tâm tình phức tạp, lo lắng bất an là có thể nghĩ đến.
Tống Nghênh Xuân trong đại hội không nói gì đến chuyện thôi chức, tuyên bố kết thúc việc bổ nhiệm rồi nhanh chóng rời khỏi hội trường, đến Hiệp hội khoa học xã hội ở Thiên Nam nhậm chức. Trong thời điểm này, ông ta không thể biểu lộ ra bất cứ cảm xúc gì. Nếu không, vị trí hiện tại có thể bảo vệ được hay không cũng là vấn đề. Chương trình ủng hộ thương hiệu Việt của Tàng Thư Viện:
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK