Một trận mưa to qua đi, cái nóng bức tại Hàm Dương bị xua tan. Lập thu rồi, nhưng nắng mùa hè vẫn còn gay gắt. Trận mưa to này, đã đánh đuổi tia nóng bức cuối cùng của mùa hè, rốt cục trời cũng vào thu.
Lý Tư ngồi trên Diêu xe, nhắm mắt lại như đang ngủ. Bánh xe nghiền qua lớp đá ướt sũng trên mặt đường, tạo nên những tiếng kẽo kẹt, làm cho tâm tình Lý Tư trở nên thấp thỏm không yên. Tấu báo Sơn Đông đã truyền tới Hàm Dương, loạn ở tam quận đã bị dẹp. Không nghĩ rằng, một hồi hỗn loạn vốn làm rung chuyển mà nhanh chóng kết thúc như vậy, Lý Tư không thể không nhìn thẳng vào tên tiểu tử mới hai mươi tuổi ấy, dường như cũng không phải là tên mãng phu chỉ biết đánh đấm.
Tuy đã dẹp được loạn, nhưng trong lòng Lý Tư hiểu rõ, mùa đông này chỉ sợ rất khó qua. Với tâm tính của Bệ hạ, tuyệt không có khả năng tha thứ cho chuyện phản loạn như thế này phát sinh. Những rối ren ở Ba quận, dính dáng đến gần hai trăm quan lại, nếu truy cứu hết, chỉ sợ cả ngàn dặm đất không biết sẽ có bao nhiêu người rơi đầu. Nhưng vấn đề ở chỗ, hiện nay thiên hạ nhìn như bình yên, kỳ thực mạch nước ngầm cuộn trào mãnh liệt. Hậu duệ sáu nước từ một nơi bí mật nào đó làm mưa làm gió, đám bá tánh Sơn Đông lại càng rục rịch.
Chiến sự hai vùng nam bắc Cương mới kết thúc. Thế nhưng muốn triệt để ổn định, cũng không thể một ngày ngày một ngày hai. Nói cách khác, đóng quân tại hai vùng nam bắc Cương, đại quân gần trăm vạn không cách nào điều trở về. Binh lực khu vực Trung Nguyên vẫn trống không như cũ.
Nhân tâm bất an, tất có hỗn loạn. Việc cấp bách là phải trấn an nhân tâm. Nếu như lại tiếp tục tàn sát, thì khu vực Sơn Đông vốn không bình yên sẽ lại càng hỗn loạn. Vì thế, Lý Tư đặc biệt tới bái phỏng lão Thừa tướng Vương Quán.
Vương Quán thân thể không tốt, có bệnh nguy kịch, nhưng không thể phủ nhận, những lý giải của lão Thừa tướng đối với thời cục là vô cùng rõ ràng. Lúc nói chuyện với Lý Tư, cũng dốc sức yêu cầu y hướng Bệ hạ can gián: Tề Lỗ yên ổn, thì vùng Trung Nguyên yên ổn, vùng Trung Nguyên yên ổn, thì đất Sở cũng yên ổn!
Vùng Trung Nguyên mà lão Thừa tướng nói chính là quận Tam Xuyên, Nãng và Trần quận, Tứ Thủy và quận Toánh Xuyên. Chỉ cần năm vùng này không xảy ra rối loạn, như vậy những kẻ mưu nghịch ở phía Nam Đại Giang sẽ không đáng quan tâm. Tăng thêm đao phủ, cố nhiên có thể giải được ưu tư một thời, nhưng đồng dạng cũng sẽ sinh ra tai họa ngầm.Ý tứ của Vương Quán vô cùng rõ ràng. Đó chính là tận lực giảm thiểu giết chóc ở Tề Lỗ.
Việc này nói thì dễ, làm được mới khó…
Then chốt chính là, Bệ hạ ngày càng bảo thủ, ít người có thể khuyên bảo được. Thậm chí ngay cả người Bệ hạ tín nhiệm nhất – Thượng khanh Mông Nghị, hiện tại nói năng cũng trở nên vô cùng cẩn thận. nguyên nhân chính là, vì truy tố cái chết của Tần Thanh. Tần Thanh chết dẫn đến sự kiện sát hại phương sĩ, cũng làm cho Bệ hạ càng ngày càng không tin ai. Hiện nay lên triều, lời nói của các đại thần đều hết sức dè dặt. Nếu không cẩn thận nói sai, không chừng sẽ mất luôn tính mệnh.
Lý Tư đang suy nghĩ làm sao có thể can ngăn Thủy Hoàng Đế, nhưng càng nghĩ càng không có cách nào.
Đát đát đát…
Một trận tiếng vó ngựa gấp gáp truyền đến, Lý Tư từ trong trầm tư tỉnh lại. Sau đó chợt nghe thấy có người cao giọng hô:
- Đại công tử phụng chiếu vào cung, nhanh chóng tránh đường.
Đại công tử phụng chiếu vào cung?
Lý Tư ngẩn ra, trong lòng không khỏi cảm thấy kỳ quái.
Đại công tử Phù Tô ngày hôm qua vừa rời khỏi Hàm Dương, thế nào đột nhiên đã trở về?
Trong lòng nghi hoặc nhưng ngoài miệng y cũng không chậm chễ:
- Nhanh chóng nhường đường, chớ cản giá của Đại công tử.
Lý Tư là một người rất ham muốn hư vinh, điều đó và xuất thân từng trải của y có quan hệ mật thiết. Lý Tư xuất thân bần hàn, đường học hành cũng không quá thuận lợi. Cho nên ở trong nội tâm trước sau vẫn có một tia tự ti. Vì thế sau khi giàu sang lại càng trở nên kiêu ngạo. Đặc biệt lúc tiếp chưởng phủ Thừa tướng, quyền lực tuy nhỏ, nhưng địa vị thân phận lại rất cao.
Thế cho nên Lý Tư đối với việc phô trương càng ngày càng coi trọng. Thậm chí có một lần, ngay cả Thủy Hoàng Đế cũng nhìn không vừa mắt, nhận xét hai câu. May là có người thông báo với Lý Tư, làm cho Lý Tư chú ý rất nhiều. Nhưng trời sinh tính tình thích hư vinh, tuy rằng Lý Tư có giảm bớt đi nhưng phần lớn thời gian vẫn hống hách như cũ.
Nhưng sự hống hách của Lý Tư cũng phát tùy người. Chí ít đối với Đại công tử Phù Tô, y cũng phải nhún nhường. Xa phu vội vã đánh xe tới bên đường, chưa kịp đứng vững đã thấy mộtđội kỵ quân nhanh như chớp xẹt qua, cấp bách chạy về hướng cung Hàm Dương.
- Nhanh chóng đi Hàm Dương cung.
Lý Tư nhạy cảm cảm thấy Đại công tử Phù Tô đột nhiên quay lại, tất có đại sự phát sinh. Xe Diêu tăng tốc dừng lại ngoài cửa cung Hàm Dương. Lý Tư vừa xuống xe, chỉ thấy phụ tử Hữu Thừa tướng Phùng Khứ Tật và đại tướng quân Phùng Kiếp cũng vừa đến ngoài cửa cung. Lý Tư vội vã tiến ra đón, chắp tay hành lễ với Phùng Kiếp. Dựa theo quan chế của Tần triều, Thừa tướng phân ra làm hai người tả hữu. Hữu Thừa tướng cao hơn tả Thừa tướng, xưng là chủ tướng, mà tả Thừa tướng là phó tướng. Nói cách khác, Phùng Kiếp là thượng quan của Lý Tư.
Nếu nói trong thành Hàm Dương, ngoại trừ Thủy Hoàng Đế, người có thể làm cho Lý Tư cố kỵ chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Mà Phùng Kiếp vừa vặn là một người trong số đó.
Phùng Kiếp gật đầu:
- Ta cũng nghe nói… hình như Bệ hạ phái người suốt đêm triệu hồi Đại công tử, xem ra là có đại sự phát sinh.
- Chúng ta…
Lý Tư đang nói dở, thì thấy Triệu Cao từ cửa cung đi ra. Triệu Cao hôm nay hình như biến thành một người khác. Trên mặt mang theo dáng tươi cười, đồng thời ăn nói vô cùng cẩn thận. Sở dĩ như vậy cũng bởi vì trong việc hỗn loạn ở Ba Thục, Mông Nghị đã tra ra Triệu Cao từng nhận hối lộ của Tần gia.
Dựa theo luật Đại Tần. xử kiệt hình tại chỗ. May là Triệu Cao là thầy dạy của con út Thủy Hoàng Đế - Doanh Hồ Hợi. Hồ Hợi đứng ra cầu tình, lại thêm Thủy Hoàng Đế đối với Triệu Cao cũng yêu mến, cho nên bảo Mông Nghị tha mạng cho gã. Nhưng chức quan cấp cho Triệu Cao, ngoài chức Trung xa phủ lang trung lệnh ra thì toàn bộ cắt hết. Con rể của Triệu Cao – Diêm Nhạc, cũng bị bãi miễn chức quan, trở thành Tiểu lại trông cửa thành Hàm Dương, đồng thời giáng tước ba cấp, còn từ hàng tước Quan đại phu giáng xuống Ngũ đại phu. Vì thế Triệu Cao liền sửa sự kiêu ngạo ngang ngược trước kia, mặc kệ gặp ai, đều cẩn trọng hầu hạ.
- Hai vị Thừa tướng, đại tướng quân… Cao chính là muốn đi mời các ngươi đây.
- Triệu lang trung, Đại công tử vội vã trở về, là đã xảy ra chuyện gì?
Đại tướng quân Phùng Kiếp đi lên phía trước nhẹ giọng hỏi.
Triệu Cao cười nói:
- Cũng không có đại sự gì… chỉ là hôm qua, tấu chương của Bình Dương tới, sau khi Bệ hạ xem xong, liền lập tức hạ chiếu triệu hồi Đại công tử. Hiện nay Bệ hạ đang cùng Đại công tử, Mông Thượng khanh thương nghị sự tình. Bệ hạ chiếu lệnh, hai vị Thừa tướng chờ tại cửa cung. Chờ sau khi thương nghị xong, liền lập tức triệu kiến hai vị Thừa tướng. Ha hả, nếu hai vị Thừa tướng đã tới, vậy mời đi theo lão nô. Còn mong hai vị Thừa tướng an tâm chớ sốt ruột, lão nô về cung phụng mệnh trước.
Lý Tư và hai phụ tử Phùng tướng quân hai mặt nhìn nhau.
Tấu chương từ Bình Dương.
Chẳng lẽ ở Tề Lỗ lại sinh ra sự cố sao?
***
Trong cung Hàm Dương, Thủy Hoàng Đế mặt không thay đổi, ngồi ngay ngắn trên đan bệ, lẳng lặng nhìn hai người Phù Tô và Mông Nghị đang quỳ dưới đan bệ. Ánh mắt như chim ưng giờ này cũng nửa khép nửa mở, làm cho người khác không thể đoán được suy nghĩ trong lòng ông.
Trước mặt Phù Tô và Mông Nghị là một quyển tấu chương đang mở. Giấy trắng như tuyết, trên đó dày đặc chữ tiểu triện. Nội dung trong đó làm cho Phù Tô và Mông Nghị không khỏi run rẩy.
“Thần trộm nghĩ thế sự, một là vì khóc người, hai cũng là rơi nước mắt vì người, nhưng sáu là than thở vì người. Nếu cái khác đi ngược lại mà thương được người, không khó mà lần lượt thay đổi được.
Nêu ý kiến ai ai cũng nói Thiên hạ quá thái bình rồi, thần không cho rằng như vậy. Người nói quá thái bình, là những kẻ không ngu thì nịnh hót, là những kẻ không biết được loạn thật sự. Ôm mồi lửa đặt dưới đống củi rồi nằm lên trên, lửa chưa kịp cháy vẫn cho là yên. Thế sự hiện nay cũng có khác gì ...”
Đó là nội dung của đoạn dạo đầu, khi xem, Phù Tô và Mông Nghị cười khổ liên tục.
Những lời này nói cũng quá nặng rồi! Ý tứ của đoạn tấu trên nếu phiên dịch thành văn của hậu thế, đại thể ý tứ là: “Ta lo lắng cho thế cục hiện tại, đầu tiên là khóc rống, tiếp đó là rơi lệ, còn có cả tiếng than thở… đầy đủ sáu hình thái…”
Rồi lại tới những chuyện như vi phạm thiên lý, tạo thành những chuyện bất công… càng khó để kể hết trong tấu chương.
“Người người đều hướng về phía Bệ hạ ngài nêu ý kiến nói, thiên hạ đã yên ổn rồi, đồng thời sự thống trị cũng tốt rồi. Thế nhưng ta cho rằng sự việc cũng không phải như vậy.
Kẻ nói thiên hạ đã được lập lại an ninh trật tự, không phải ngu muội vô tri thì cũng là a dua nịnh hót. Đều không thể chân chính lý giải người làm loạn đại thể. Điều này giống như có người ôm mồi lửa đặt dưới chồng củi gỗ, mà chính mình lại nằm trên chồng củi đó. Lúc lửa không chá liền cho rằng đây là nơi an toàn… hiện tại thế cục quốc gia với ngủ trên chồng củi, có gì khác nhau?”
Tên này giỏi lắm, đây là đem tất cả thần tử Đại Tần vào mắng mà! Thậm chí còn hơi hơi châm chọc Thủy Hoàng Đế một chút, đem Thủy Hoàng Đế so sánh với người ngủ trên chồng củi…
Người viết phần tấu chương này lá gan thật không nhỏ. Phù Tô và Mông Nghị nhịn không được lại nhìn xuống đọc tiếp, chỉ thấy tấu chương nhất nhất liệt kê ra những khuyết điểm của triều đình, bao gồm cả những vấn đề cần đối mặt, còn có những tai họa ngầm ở chỗ tối, ngôn ngữ vô cùng sắc bén. Đặc biệt là thái độ nhằm vào thái độ của Thủy Hoàng Đế đối với bách tính Sơn Đông, càng cay độc vạch rõ.
Trong tấu chương còn nói: “Bệ hạ hiện tại chỉ là Tần vương của tám trăm dặm Tần Xuyên, hay là cộng chủ của toàn bộ thiên hạ. Nếu toàn bộ thiên hạ là của ngài, như vậy những thần dân hôm nay, cũng không nên phân biệt lão Tần nhân khác với bách tính sáu nước Sơn Đông. Ở Đại Tần, không có phân biệt khu vực, mọi người chỉ có một tên đó chính là người Tần. Nếu đều là người Tần, vì sao lại phải hạn chế bách tính Sơn Đông đi vào Tần Xuyên? Cho nên nói, Bệ hạ ngài quyết định như vậy, cũng không phải là quyết định của một người anh minh, mà nên cải biến.
Sở Vương bụng nhỏ, cả triều đều là thiếu thốn.
Ngài hôm nay lên ngôi Cửu Ngũ, công trạng của Thủy Hoàng Đế có thế sánh cùng Tam Hoàng Ngũ Đế, càng cần chú ý điểm này…”
Người viết phần tấu chương này thật là có bản lĩnh a!
Đây là cảm thụ duy nhất trong lòng của Phù Tô và Mông Nghị khi xem tấu.
Thế nhưng khi bọn họ đọc đến đoạn cuối cùng, lại không khỏi hai mặt nhìn nhau. Tên được ký bất ngờ chính là Đô úy Tứ Thủy Lưu Khám kia.
- Phụ hoàng!
Phù Tô hoảng hốt không ngớt:
- Lưu Khám này cũng chỉ là một mãng phu, là hồ ngôn loạn ngữ, Phụ hoàng đem vạn vật để ở trong lòng, tên kia lá gan lớn, cái gì cũng không để ý… Phụ hoàng, xin vì hắn cũng là xuất phát từ lòng trung thành mà chớ trách tội hắn.
Lại thấy Thủy Hoàng Đế nhẹ nhàng xua tay:
- Trẫm từ sau khi phong thiện Thái sơn thì chưa từng được đọc những qua văn tự khiến người tỉnh ngộ như vậy… Hôm qua phong tấu chương này đến trong tay trẫm. Trẫm rất tức giận, mất hứng. Thế nhưng tỉ mỉ xem lại, lại bị dọa tới toát mồ hôi lạnh.
Từ khi thiên hạ thống nhất, cựu thần trong triều lần lượt rời đi. Trong cả triều cũng không tìm được một người nào dám nói trẫm không phải là Người. Lão Bi này thật ra cũng là một người bộc trực. Tuy rằng nói chưa nhất định đúng, thế nhưng lại rất vừa lòng trẫm. Phù Tô, ngươi nói hắn lá gan lớn, một chút cũng không sai. Nhưng nói hắn hồ ngôn loạn ngữ, thì sai rồi. Lẽ nào trong mắt ngươi, trẫm là loại người không nghe được những lời khó nghe này sao?
Ha ha, nhưng tên này đích thực là rất lớn mật, một phân tấu chương liền lôi văn võ cả triều vào. Ngay cả các ngươi cũng mang vào mắng… Tuyệt, thực sự là tuyệt không thể tả.