Tin tức quân Tần đầu hàng bạo động ở Hàm Đan nhanh chóng truyền đến tai Lưu Khám.
Lưu Khám lúc này đã đến Bắc Quảng Võ Thành. Nhưng hắn không lập tức ở lại trong thành mà cùng với tám ngàn kị binh tùy tùng, đi vào đại doanh giữa vùng Quảng Võ và Diêm Trì. Theo cách nói của Công Thúc Liêu thì, phía Hàm Dương sẽ nhanh chóng có phản ứng với việc phục lại Đường quốc của Lưu Khám. Lưu Khám thậm chí còn chuẩn bị xong xuôi cho cả việc đánh trận, xuất bộ quân đột nhập Bắc Địa quận dựng trại, sẵn sàng đại chiến bất cứ lúc nào.
Diện tích của Bắc Địa quận không nhỏ hơn Cửu Nguyên chút nào. Nhưng trên thực tế thì, sự khống chế của quân Tần đối với Bắc Địa quận, chỉ giới hạn ở mấy tòa thành gần Nội Sử quận. Thời Tần Chiêu Vương xây dựng vạn lý trường thành lên phương bắc, bây giờ phần lớn vẫn là vùng hoang dã. Khoảng giữa từ vạn lý trường thành đến Bắc Quảng Võ Thành, thậm chí còn chẳng có tòa thành nào được xây dựng.
Nói cách khác, giữa cái vùng đồng trống cả ngàn dặm này, quân Tần nếu có đánh tới, tuyệt đối cũng không phải chuyện dễ dàng. Chỉ có thể cho kị binh xuất kích, mà từ sau khi Vương Ly xuất chinh Bắc Hà, Hà Nam sẽ không bao giờ còn cung cấp cho Nội Sử quận một con ngựa nào nữa.
Lưu Khám không sợ kị chiến, thậm chí còn hi vọng có thể đánh một trận, uy hiếp Hàm Dương. Những kẻ theo quân xuất chinh còn có Lý Tất và Lạc Giáp. Phía Thượng quận cũng không dám manh động xuất trận, cũng khiến cho áp lực của Thần Mộc Quan giảm đi không ít. Quán Anh đã đến Mã ấp trước, lần nữa liên thủ cùng người bạn cũ Chung Ly muội, hợp lực gây dựng lại đội ngũ; người thay thế vị trí của Lý Tất và Lạc Giáp là hai con rể của Lý Do. Con người này tính tình rất cứng cỏi, ở một mức độ rất lớn, đã học được tính cách của Lý Do, vô cùng chững chạc. Có người này ở Thần Mộc quan, đủ đảm bảo an toàn cho Cửu Nguyên. Quý Bố lại đi Cửu Nguyên, chuẩn bị tiếp nhận đoàn người ngựa đầu tiên xuất phát từ Nhạn Môn quan. Mà Mông Tật cũng đã xây dựng xong trấn Vũ Xuyên, phụng mệnh quay về Vân Chung, chỉ đợi binh mã Nhạn Môn quan nghỉ ngơi xong xuôi, sẽ xuất binh Đại quận, tập hợp với Lý Tả Xa.
Lý Tả Xa nhanh chóng cướp đoạt được ba quận của Yến Triệu, có được hơn mười vạn binh mã. Nhưng muốn tiêu hóa những binh mã này, thì tuyệt đối không phải là chuyện ngày một ngày hai có thể làm được. Cho nên, khi Hàm Đan bạo động, bất kể là Lưu Khám hay Lý Tả Xa, đều không thể xuất binh tiếp ứng. Thời gian quá gấp, cứ cho là Lưu Khám có tiếp ứng, cũng bắt buộc phải qua Hằng Sơn quận, Quảng Dương quận, Thái Nguyên quận và Cự Lộc quận mới có thể đến được chỗ đám Vương Quỳnh. Nhưng muốn qua được chỗ này, cũng không phải chuyện dễ dàng.
Chuyện này có liên quan đến cả các thế lực chư hầu Hà Bắc. Hằng Sơn quận và Quảng Dương quận dưới sự cai trị của Triệu Vương Hiết có Trần Dư lãnh binh canh gác. Mà Thái Nguyên quận đã bị Tư Mã Ngang nắm giữ, tự tạo một vùng, tách biệt với Sở Triệu.
Cự Lộc bị Sở Tề cùng lúc chiếm cứ. Hai bên lấy Chương Thủy làm phân giới, Chương Việt theo hướng đông đến Hà Thủy, bị Đại tướng Bành Việt của quân Tề khống chế. Mà từ Chương Việt về phía tây, phần lớn các khu vực của Cự Lộc thuộc sự quản lí của quân Sở, do ba người Hàn Tín, Ngu Tử Kì và Bồ tướng quân Sài Vũ quản lí. Bồ tướng quân Sài Vũ là người mới nhờ cậy khi Hạng Vũ vượt sông. Mà Hạng Vũ sở dĩ trọng dụng Sài Vũ là bởi vì, ở một mức độ rất lớn, Sài Vũ là người nước Triệu, nguyên quán Cức Bồ, cũng có danh vọng ở địa phương. Cức Bồ thuộc Hằng Sơn, dưới quyền trị vì của Triệu Vương.
Vì thế, Sài Vũ suất bộ đóng quân ở Bách Nhân huyện, chính là để lôi kéo bách tính Cức Bồ.
Thân hay không, người đồng hương....
Bách Nhân huyện rất gần Cức Bồ, để Sài Vũ đồn trú tại đây, đồng nghĩa với việc có thể uy hiếp đến an toàn của Hằng Sơn bất cứ lúc nào. Điều này càng khiến cho Trần Dư không dám manh động.
Đương nhiên, Hạng Vũ cho Sài Vũ đóng quân ở Cức Bồ, còn là vì người này vũ dũng hơn người, rất được lòng Hạng Vũ. Nếu không, dưới trướng Hạng Vũ còn có rất nhiều người Triệu, sao không phái người khác đi? Trong quân Sở, Hạng Vũ thích những tướng lĩnh võ lực hơn người, điều này quá rõ ràng. Dưới trướng ngài có năm đại tướng, lần lượt là Long Thả Hàn Tín, Ngu Tử Kì, Kình Bố và Bồ Tương quân Sài Vũ. Trong năm người này, võ lực kém nhất có lẽ là Hàn Tín, nhưng Hàn Tín từng cứu Long Thả, hơn nữa xét về phương diện dùng binh, quả thực là không ai sánh được.
Mà Ngu Tử Kì lại là anh vợ của Hạng Vũ, đã đi theo Hạng Vũ từ thời thúc cháu người vẫn còn ở Hạ Tương tị nạn.
Ngoại trừ Hàn Tín và Ngu Tử Kì ra, ba người còn lại, có ai không phải là mãnh tướng dũng quan ba quân?
Vì thế, Lưu Khám cứu viện quân Tần, căn bản là không thực tế. Mà bọn Vương Quỳnh cũng không phải là không nghĩ đến điều này, sớm đã bàn bạc thỏa đáng, sau khi thoát khỏi Hàm Đan, mọi người lập tức tản ra. Mỗi nhóm từ năm trăm đến tám trăm người, dưới dự lãnh đạo của Quân Hầu, chạy trốn vào Thái Hành sơn.
Thái Hành sơn, không biết mấy dặm....
Chạy vào Thái Hành Sơn rồi, chớ nói Hạng Vũ chỉ có mười mấy vạn quân trong tay, cứ cho là có nhiều hơn cả chục lần, cũng chẳng làm gì nổi đám quân Tần này.
Nhưng, cũng không phải tất cả quân Tần đều đào tẩu!
Long Thả dẫn quân truy kích, Tào Cữu ra mặt chặn đường.Suốt dọc đường truy sát, hàng trăm hàng ngàn quân Tần bị quân Sở giết chết.
Đợi đến khi Hạng Vũ phái người đi kiểm kê, đám quân Tần bị giết theo dọc đường, có đến hơn vạn người.
Mà số quân Tần bắt lại được, cũng đến hơn hai ba vạn người. Cũng có nghĩa là, số quân Tần thực sự trốn được vào Thái Hành sơn, cũng khoảng sáu vạn người.
Mùi máu tanh nồng nặc bao phủ cả một vùng Hàm Đan.
Hơn mười vạn quân Tần trước và sau khi bị tàn sát, đã cho thấy rõ ràng những thủ đoạn ngang tàng của quân Sở.
Cái kiểu giết chóc hàng loạt này của Hạng Vũ, khiến cho chư hầu không ai không thấp thỏm lo âu con hổ viễn đông này. Điền Vinh, Trần Dư, hai sứ giả đến đây đều tỏ ra thần phục.
Cùng lúc đó, Quan Trung đại địa, một vùng thê lương.
Ngay vào lúc quân Sở trắng trợn giết hại hàng binh Tần, thì Tây Đường quốc lên tiếng bất bình.
Lưu Khám ở Bắc Quảng Võ Thành, chiêu cáo thiên hạ:
- Đám mọi rợ ngu dốt, làm hại muôn dân trăm họ... Hạng tặc tàn bạo hơn cả Kiệt, Trụ. Đây là nỗi khổ của người Tần, thực là nỗi khổ của muôn dân, nỗi khổ của cả thiên hạ.....con chó này không giết, không đủ để xoa dịu sự căm phẫn của bách tính, con chó này chưa diệt, sau này nhất định sẽ trở thành đại họa.
Tổ tiên Lưu Thị lúc nguy nan, được Tam Tần cứu giúp, ơn tái sinh đó, đến nay còn ghi khắc trong lòng.
Tây Đường quốc nguyện cùng bách tính Quan Trung, cùng muôn dân thiên hạ, thề cùng bạo Sở huyết chiến đến cùng. Nước Tần oai hùng, cùng gánh quốc nạn....
Nay thực là thời khắc sinh tử tồn vong của tam Tần, quốc nạn đi đầu, mong bách tính Quan Trung đồng tâm hiệp lực, cùng tên Hạng tặc nước Sở kia, chiến đấu tới cùng, không được khuất phục....
Giả Thiệu không khỏi có chút lo lắng nói:
- Vương thượng, làm vậy chỉ e là sẽ khiến cho bọn Sở tặc nổi loạn! Bây giờ lũ mọi rợ thế lớn, chiếm cứ hơn phân nửa vùng Sơn Đông, nhân khẩu đông đúc, thuế ruộng nhiều. Lúc này đưa ra lời hiệu triệu như thế này, đồng nghĩa với việc rạch mặt bọn mọi rợ. Ngộ nhỡ tên Hạng Vũ đó liên kết chư hầu lại, đánh biên cương phía bắc của ta, sợ rằng sẽ dẫn tới đại họa, không thể không đề phòng.