Mục lục
[Dịch] Say Mộng Giang Sơn (Túy Chẩm Giang Sơn)
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Share: MTQ Banlong

Trương Thuyết đáp lại:

- Theo kế sách thứ nhất của thần, chuyện Thái tử là tam hoàng tử thì không đúng với truyền thống lập trưởng của tổ tiên, nếu mà có người ác ý muốn ly gián tôn thất sẽ mượn ngay cớ này khiến cho đông cung bất ổn. Chuyện này mà cứ kéo dài như vậy, e rằng quan hệ giữa các hoàng tử sẽ sinh ra hiềm khích. Theo thần thấy, trước tiên hoàng thượng hãy phong vương cho trưởng hoàng tử và nhị hoàng tử, trước khi Thái tử đăng cơ không được quay về kinh, để tránh người khác dị nghị.

Lý Đán vuốt râu, đăm chiêu suy nghĩ một lúc rồi khẽ gật đầu tán thành.

Trương Thuyết lại nói tiếp:

- Tứ hoàng tử và ngũ hoàng tử hiện đang làm tướng quân của Vũ Lâm Vệ, bảo vệ an toàn cho hoàng cung, nếu mà hai ngài ấy quá thân thiết với Thái tử thì sẽ có người tìm cách ly gián tình cảm huynh đệ của các ngài ấy. Theo thần thấy, hoàng thượng nên miễn chức vụ của hai ngài ấy ở Vũ Lâm Vệ, thay vào đó phong hai ngài ấy làm tướng quân Đông cung hữu tả vệ soái, hai vị hoàng tử sẽ trở thành người bảo vệ của Thái tử, người ngoài còn có cách ly gian nữa sao?

Lý Đán hài lòng tán thưởng:

- Lời của Trương tể tướng rất có lý, đây chính là kế sách thứ hai sao?

Trương Thuyết lắc đầu và cười nói:

- Cũng không phải, lời mà thần vừa nói, chuyện sắp xếp của năm vị hoàng tử, đây chính là kế sách thứ nhất.

Lý Đán kinh ngạc thốt lên:

- Hả, vậy khanh mau nói trẫm nghe, kế sách thứ hai của khanh là như thế nào?

Trương Thuyết đáp luôn:

- Kế sách thứ hai của thần là, bệ hạ hãy để Thái tử giám quốc, bệ hạ hiện giờ vốn đã uỷ nhiệm toàn bộ sự vụ quốc chính cho Thái tử rồi nhưng vẫn cho thêm cái danh Giám Quốc cho Thái tử. Nếu bệ hạ làm như vây có thể khiến Thái tử danh chính ngôn thuận tiếp quản chính sự, người ngoài cũng không thể điều ra tiếng vào nữa. Bệ hạ phong Thái tử giám quốc, ngài ấy sẽ quản lý tất cả chuyện triều chính, nghi ngờ cũng tự đó mà tiêu tan.

Lý Đán nghe xong liền vỗ tay khen thưởng, vui mừng ra mặt.

Nếu như mà có thể đổi hoàng đế, ví dụ như là Lý Thế Dân hoặc là Võ Tắc Thiên, ngay cả vị hoàng đế có tính cách ôn hòa như Lý Trị nhưng nếu mà có vị đại thần nào lỡ uống nhầm thuốc, chạy đến kiến nghị với hoàng thượng phong Thái tử giám sát chuyện triều chính thì vị đó chắc chắn thay vì nhận được câu trả lời sẽ nhận ngay được cái chết, thế nhưng Lý Đán lại là một ông vua khác thường.

Ông chán ghét quyền lực, cũng không thích lo chuyện quốc gia đại sự, đến giờ phút này ai cùng hiểu được điểm này. Chính vì vậy mà Trương Thuyết mới dám to gan kiến nghị với hoàng thượng chuyện này, mà không phải lo lắng hoàng thượng sẽ nghi kỵ, cho rằng y đối với hoàng thượng bất kính hoặc là có mưu đồ bất chính.

Trương Thuyết lại nói:

- Và kế sách thứ ba là...

Nói đến đây, ánh mắt của y bỗng có chút sợ sệt, e dè:

- Bệ hạ, Thái tử và công chúa Thái Bình đều là người có tính cách cương nghị, mà một núi không thể có hai vua, để tránh giữa hai người họ xảy ra xung đột, thần xin đề nghị là sau khi Thái tử được can giám vào chuyện triều chính, bệ hạ hãy lệnh cho công chúa Thái Bình về đông đô Lạc Dương an hưởng phú quý, mọi chuyện của triều đình hãy ủy thác hết cho Thái tử, thần ngĩ xung đột giữa hai người họ sẽ tự nhiên mà tiêu tan.

Nghe xong, Lý Đán không khởi ngẩn người ra.

Diêu Sùng thấy vậy, vội lên tiếng:

- Bệ hạ thuận theo lời nói của Trương đại nhân, chính là phúc của xã tắc, của bách tính thiên hạ.

Lý Đán quay sang nhìn thẳng vào mắt Diêu Sùng và hỏi:

- Diêu tể tướng cũng có ý này sao?

Diêu Sùng đáp lại luôn:

- Bẩm, đúng vậy, Thái tử là người đích thân bệ hạ sắc phong, sớm muộn gì ngài ấy cũng sẽ là người kế vị, hơn nữa lúc bệ hạ mới đăng cơ, có quá nhiều việc quan trọng lại chưa quen với việc xử lý những chuyện đại sự nên mới phải mời công chúa Thái Bình làm người phụ tá, còn bây giờ hoàng thượng đã có Thái tử hà tất phải nhờ đến công chúa nữa, hơn nữa bệ hạ cũng phải nghĩ cho công chúa, người xưa dạy rằng: phụ nữ ở nhà giúp chồng, dạy con mới là đạo; mặt khác bệ hạ làm như vậy cũng có thể xem là không làm mất hòa khí hoàng gia.

Lý Đán nghe xong cũng khá hài lòng, cho rằng đó là chuyện hợp với đạo lý, nên làm. Từ trước tới giờ, chưa bao giờ Lý Đan có ý nghi ngờ muội muội của mình có mơ ước làm hoàng đế, ông chỉ đơn giản cho rằng Thái tử và Thái Bình do hai người họ tính tình không hợp nhau nên thường xuyên xảy ra xung đột. Lý Đán suy tư một lúc, vuốt râu và nói:

- Trẫm đã không còn huynh đệ nào khác, chỉ còn mỗi Thái Bình là muội muội thân thiết, bây giờ mà để Thái Bình đi xa như vậy ta cũng không nỡ, chúng ta hãy nghĩ cách sắp xếp cho công chúa ở gần đây thôi, thứ nhất vừa khiến cho công chúa không phải phiền lòng, thứ hai nếu trẫm có chuyện muốn hỏi ý kiến công chúa thì cũng dễ dàng hơn.

Nếu mà cứ làm theo ý kiến của Trương Thuyết cho công chúa Thái Bình Lui về đông đô Lạc Dương thì khác nào bố cáo với thiên hạ là muốn công chúa về đó an hưởng tuổi già, không được trở về Trường An, nhưng mà nếu sắp xếp cho công chúa ở một nơi khác thì lại không được, sớm muộn gì thì công chúa cũng sẽ muốn hồi kinh, trước mắt chỉ có thể dùng cách gì đó để xoa dịu quan hệ giữa Thái tử và công chúa.

Thấy Lý Đán không nỡ để công chúa quay về Đông Đô xa xôi, nhưng thấy kế hoạch của bản thân đã thành công quá nửa nên Trương Thuyết và Diêu Sùng cũng không nài nỉ thêm nữa mà biết ý cùng nhau chắp tay và nói:

- Thần xin lĩnh chỉ.

Hai người cáo từ, vừa mới trở về nhưng Diêu Sùng đã tìm ngay Tống Cảnh để thương lượng, với tốc độ còn nhanh hơn cả sấm sét, nhanh chóng soạn chiếu thư công bố khắp thiên hạ: Chư Vương và phò mã từ nay không được xuất binh, binh phù sẽ giao cho người khác đảm nhiệm, phong cho Tống Vương Lý Thành Khí trở thành Thứ sử Đồng Châu, Bân Vương Lý Thủ Lễ phong làm Thứ sử Bân Châu, Võ Lâm Đại tướng quân Kỳ Vương Lý Long Phạm phong làm Tả vệ suất Đông Cung, Nguyên đại tướng quân Hữu Vũ Lâm Tiết Vương Lý Long Nghiệp phong làm Hữu Vệ suất Đông Cung.

Tiếp theo sau đó là ban chiếu thứ hai: lệnh cho công chúa Thái Bình quay về Bồ Châu ( nay là Vĩnh Tế, Sơn Tây). Cuối cùng là thánh chỉ thứ ba: Thái tử Lý long Cơ sẽ chính thức quản lý chuyện triều chính. Cả ba thánh chỉ ngay lập tức nhanh như chớp lần lượt được mang đi công bố khắp thiên hạ. Bọn họ cũng biết rằng quyền uy của công chúa Thái Bình mới nghĩ đến thôi mà nay đã thành sự thật.

Khi mà tin tức được truyền đến phủ của công chúa Thái Bình, thì nàng đang tận dụng khoảng thời gian ít ỏi quý báu để nghỉ ngơi, đùa nghịch với đứa cháu ngoại vừa mới sinh của con gái, đang ngây ngất trong niềm hạnh phúc gia đình, đột nhiên nghe được tin dữ, đến y phục thường ngày đang mặc trên người nàng cũng không kịp thay, vội vàng phi ngựa vào hoàng cung.

Lý Đán đối với vị muội muội ruột này vừa sợ lại vừa yêu, vừa nhìn thấy công chúa Thái Bình đằng đằng sát khi đi tới, kèm theo những câu hỏi vặn đã khiến cho Lý Đán mặt đỏ tía tai, ngắt ngứ không biết nên trả lời nàng như thế nào.

Công chúa Thái Bình đập bàn lớn tiếng:

- Hoàng huynh thật là biết nghĩ đó, chưa ngự giá thân chinh, bản thân cũng chưa lâm trọng bệnh, thì làm gì có chuyện cho phép Thái tử can thiệp vào chuyện triều chính, tin tức truyền ra ngoài, người trong thiên hạ sẽ nghĩ như thế nào đây? Tống Cảnh Và Diêu Sùng dù hai người này có chết cùng không tạ tội đủ với thiên hạ.

Lý Đán e dè thanh minh:

- Hai vị tể tướng đó cũng là có lòng suy nghĩ giúp ta, muội cũng biết tính ta vốn lười nhác, không thích chuyện triều chính, có Thái tử giúp ta giải quyết tấu chương, chuyện này cũng hợp với ý ta.

Thái Bình vẫn chưa thôi:

- Nhưng hành động lần này của hoàng huynh không đúng với quy tắc của tổ tiên, làm gì có chuyện hoàng thượng vẫn cường tráng, khỏe mạnh mà đã giao chính sự cho Thái tử, tin này nếu truyền ra ngoài người trong thiên hạ một là sẽ nghĩ hoàng huynh thân mang trọng bệnh, hai là nghĩ Thái tử có ý đồ bất chính, sóng gió của Lý gia chúng ta vẫn còn ít sao?

Lý Đán thở dài phiền não:

- Thôi đi, cứ như vậy đi, chuyện này cũng đâu phải là xấu, huynh đã ban chiếu rồi, trong đó có nói rõ chuyện bổ nhiêm và cách chức các quan từ lục phẩm trở xuống sẽ do Thái tử toàn quyền quyết định, còn việc bổ nhiệm và cách chức quan viên từ ngũ phẩm trở lên thì vẫn do huynh xử lý, như vậy cũng không được sao?

Thái Bình ngẫm nghĩ một lúc, chỉ là chức quan từ lục phẩm trở xuống thôi mà, cũng không có gì to tát, từ lục phẩm trở lên vẫn do hoàng huynh quyết định, mà hoàng huynh quyết định thì vẫn là ý kiến của mình, quyền lực vần nằm trong tay của mình, nghĩ vậy nên nàng liền dịu giọng:

- Thôi chuyện đã vậy thì cũng không tính toán nữa, nhưng Diêu Sùng và Tống Cảnh có ý đồ bất chính, chúng ta nhất định phải nghiêm trị.

Nói tới đây, bỗng Thái Bình tức giận tới mức rơi lệ, nói trong tiếng nấc:

- Mấy năm gần đây, Thái Bình hao tâm tổn trí cũng là vì hoàng huynh, Thái Bình làm nhiều việc như vậy cũng chỉ vì giang sơn xã tắc Đại Đường, không ngờ lại bị tiểu nhân hãm hại.

Lý Đán thực sự là sợ vị muội muội này, vừa nhìn thấy nàng rơi lệ, trong lòng đã vô cùng đau xót, vội vàng nói:

- Muội muội đừng khóc nữa, huynh... được rồi, huynh sẽ đuổi bọn họ ra khỏi kinh thành, giáng chức cho về quê, như vậy đã được chưa?

Cảnh tượng này thật giống với cảnh tượng năm xưa, khi Thượng Quan Nghi kiến nghị đòi phế hoàng hậu Võ Mị Nương, Võ Mị Nương liền khóc lóc thảm thiết chạy đến cấm cung, khiến cho Lý Trị đem tất cả tội lỗi đổ lên đầu Thượng Quan Nghi, chuyện phế hậu không những không thành mà Thượng Quan Nghi còn bị hoạch tội. Vài chục năm sau cảnh tượng này lại một lần nữa được diễn lại ở Trường An, chỉ có điều Võ Tắc Thiên đổi thành con gái của người- công chúa Thái Bình, vị hoàng đế mềm lòng trước nước mắt của mỹ nhân không phải hoàng đế Lý Trị mà là con của ông, Lý Đán.

Công chúa Thái Bình nghe thấy vậy, tâm trạng mới tốt lên, ngẩng mặt lên nhìn Lý Đán:

- Thế còn lệnh đuổi muội khỏi Trường An là như thế nào?

Lý Đán vẫn bị muội muội gây sự, nói với giọng có chút bực mình và phiền não:

- Lệnh Nguyệt à, vì huynh không có hứng thú với chuyện triều chính nên mới khiến muội phải vất vả thay huynh, nhưng muội và Thái tử lại thường xuyên bất bình với nhau, có một số chuyện muội đừng cho rằng hoàng huynh không biết gì, muội...

Nói tới đây, Lý Đán lại không nỡ nặng lời với nàng, liền dịu dàng hơn:

- Muội phải đi Bồ Châu nghỉ ngơi một thời gian, tạm xa chính sự, qua một thời gian nữa hoàng huynh lại mời muội trở về kinh thành. Thái tử của chúng ta đã trưởng thành rồi, làm việc đã có kinh nghiệm rồi, người đi trước như huynh muội ta hãy buông tay ra, để tự nó chịu trách nhiệm.

- Hoàng huynh...

Thái Bình đúng là đang tức giận nhưng nàng không thể để nó bộc phát ra được, hoàng huynh cũng nói là chuyện đi Bồ Châu chỉ là vài tháng thôi mà, cũng không phải một đi không trở về, chẳng nhẽ nàng lại để cho hoàng huynh thấy rằng nàng rất hứng thú với quyền lực, nàng không thể nào từ bỏ nó

Thái Bình công chúa liền nuốt cục tức vào bụng, phất vạt áo, cười lạnh nói với Lý Đán:

- Được thôi, chuyện đã như vậy, muội cũng không muốn bận tâm nữa, huynh đã tin tưởng Thái tử như vậy, thì đem cả thiên hạ giao luôn cho nó đi.

- Lệnh Nguyệt...

Lý Đán vội vàng đứng dậy, đáng tiếc ngăn cản không kịp, Thái Bình công chúa đã phất tay áo mà đi.

*********

Bên trong Phong Lã, Dương Phàm đang ngâm mình trong bồn nước nóng, đầu quấn một chiếc khăn bông, giống như đamh ngủ vậy. Trong phòng được bao phủ một màn hơi nước, khiến khuôn mặt cho Dương Phàm hiện lên không rõ.

Bên ngoài căn phòng, từ phía đầu hành lang dài vang lên âm thanh của đôi guốc mộc, nghe như tiếng nhạc vậy, nhưng có vẻ gì đó rất êm tai.

Tiếng gõ cửa nhẹ nhàng vang lên, Dương Phàm lười nhác lên tiếng:

- Là Hạnh Tử à?

- Dạ (tiếng Nhât)

- Vào đi.

- Cạch

Cánh cửa từ từ mở ra, tuyết phủ trắng trên đầu vị tiểu thư này, rất nhẹ nhàng,thướt tha bước vào, giống như một chú mèo con đáng yêu vậy, tiếng bước chân rất nhẹ nhàng, đúng là phong cách thường thấy của thục nữ Nhật Bản, vị tiểu thư này mặc một bộ kimono màu trắng có thêu hoa văn hình hoa anh đào.

Thướt tha, uyển chuyển đi tới bên cạnh Dương Phàm rồi nàng nhẹ nhàng quỳ xuống, vẫn là chiếc nơ màu xanh lam buộc ở vòng eo, khiến cho dáng người vốn yêu kiều lại càng yêu kiều hơn.

- Đại nhân

Vị tiểu thư mặc kimono kia nói rất nhỏ nhẹ, tuy giọng nói vẫn mang một chút âm điệu địa phương, lúc nói chuyện, nàng e ấp cúi đầu xuống, nhìn cách nàng cúi đầu xuống trông rất giống điệu bộ của một con thiên nga, toát lên một vẻ tao nhã. Dương Phàm từ từ mở mắt ra, vị tiểu thư kia lại nhẹ nhàng nói:

- Đại nhân Đằng Nguyên mời ngài đến dự tiệc.

Dương Phàm ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi:

- Vị đại nhân Đằng Nguyên đó Đằng Nguyên không thể so sánh được à?

Nghe vậy, nàng liền mỉm cười, nói:

- Vâng.

Dương Phàm ừ một tiếng rồi từ trong nước đứng lên, xỏ chân vào đôi guốc mộc bước ra, những giọt nước nóng từ trên người của Dương Phàm tí tách rơi. Trong cái vẻ trần trụi lúc này, mới có thể thấy hết vẻ đẹp hình thể của Dương Phàm: vạm vỡ, tráng kiện, một vẻ đẹp rất phong trần, rất đàn ông.

Nhìn thấy Dương Phàm lúc này, Hạnh Tử không giấu được vẻ xấu hổ, hai má đỏ ửng lên, liền quay đi đứng dậy cầm một chiếc khăn bông đến lau nước trên người Dương Phàm, nhìn cách nàng lau ngời thật giống với cách người ta lâu đồ thủ công mỹ nghệ, rất nhẹ nhàng và cẩn thận.

Tâm tư của Dương Phàm bây giờ không còn bận tâm vào vị mỹ nhân này nữa, cho dù là đang ở người trần cho nàng lau người, nói đi cũng phải nói lại, lúc mới đầu Dương Phàm cũng không quen, nhưng dần dần thì khác, như bây giờ chẳng hạn, vô tư để nàng ta lau người cho mình, tâm tư thì bận nghĩ tới vị đại nhân Đằng Nguyên không thể so sánh kia.

- Là con riêng của thiên hoàng Thiên Trí, là một người văn võ song toàn, hiện tại vị đại nhân không thể so sánh này. Gần đây y thường hay nịnh bợ ta, hẳn là y biết ta có trong tay binh quyền, và cả những chiếc thuyền chứa đầy vàng bạc châu báu nữa. Người này thật đáng để ta kết giao bằng hữu, ở đây lại có cả sư phụ Hoài Nghĩa, bây giờ lại có thêm sự trợ giúp của y, thì ta sẽ dễ dàng khống chế được thuyền của mấy thương nhân kia, đem toàn bộ số vàng bạc kia vận chuyển về nước, xây dựng lực lượng của bản thân.

Với bộ quần áo dài màu đen của Trung Nguyên, cùng dải lụa màu xanh ngọc cột trên đỉnh tóc, chân đi giày da, đã giúp một vị võ sĩ thân thể tráng kiện, khỏe mạnh thành một vị công tử bột thư sinh, nho nhã. Trong khi Dương Phàm đang sửa sang y phục, Hạnh Tử ngồi ở dưới chân Dương Phàm, ngước mắt lên nhìn tỏ vẻ ái mộ.

Lúc này, cửa vừa mới khép lại, thì A Nô vội vàng bước vào, vừa mới nhìn thấy Dương Phàm, nàng liền giơ cao thư tín đang nắm chặt ở trong tay, tỏ ý ra hiệu và nói lớn:

- Lang Quân, có thư từ trong nước gửi đến.

- Hả?

Dương Phàm tỏ vẻ khá bất ngờ, đưa tay ra nhận lấy thư, thấy A Nô bước vào Hạnh Tử liền khấu đầu hành lễ với nàng:

- Bái kiến phu nhân.

Ngay sau đó Hạnh Tử liền nhẹ nhàng đứng dậy, và đi ra khỏi phòng, để phu thê Dương Phàm có không gian riêng nói chuyện. Thấy Hạnh Tử đi ra ngoài rồi, A Nô liền chọc quê Dương Phàm:

- Tiểu nha đầu Hạnh Tử đúng là biết cách chăm sóc người khác, lúc về nước chúng ta có nên mang nó theo cùng hay không, tướng công?

Dương Phàm đọc xong bức thư vội vàng nhét vào trong vạt áo, ánh mắt lộ rõ vẻ kinh hoàng, trầm giọng nói:

- Lập tức trở về nước.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK