Chương 3. Mẹ ơi! Con làm được rồi!
Thế nhưng, đối với Cẩm An mà nói, chỗ này còn tốt chán hơn nhiều chỗ khác. Cũng chỉ có hai mẹ con cô
sống với nhau, thật ra có chỗ chui ra chui vào, nắng mưa không tới đầu, Cẩm An đã cảm thấy rất hài lòng
rồi.
Trước đây, hai mẹ con cô còn từng thuê một căn nhà cấp 4, mỗi khi vào mùa mưa, nước từ bên ngoài chảy
thẳng vào trong nhà khiến đồ đạc đều ướt sũng cả. Mái nhà thì bị dột khiển nước chảy tong tỏng xuống
sách vở, giường chiếu của Cẩm An. Mưa nhỏ thì không nói những mỗi lần mưa to, hai mẹ con cô đều phải
thức trắng đêm.
Cẩn Y Tuệ vì thương con, bà nghĩ nếu còn để Cẩm An ở nơi tồi tàn này sẽ chẳng thể nào học được nên đã quyết định chuyển đến nơi đây. Dù chi phí thuê nhà có cao hơn đôi chút, nhưng nếu cố gắng thì vẫn có thể trang trải được. Khu chung cư này lại còn rất gần đại học mà Cẩm An đang theo học, như vậy thì chi phí đi lại cũng sẽ được tiết kiệm hơn là ở chỗ cũ.
“Bác ăn cơm rồi, nay còn mua gì về cho mẹ nấu cơm đấy à?” – bác Chu hỏi khi nhìn túi củ cải trên tay Cẩm
An.
“Dạ vâng”
Bác Chu đã sống ở đây hơn 5 năm rồi, nhà bác thuê nằm ngay ở tầng 1 của khu chung cư này. Vợ bác mất sớm, con bác cũng đều lớn hết cả và đã có gia đình riêng. Bác Chu không muốn làm phiền đứa nào nên tự
dùng đồng lương hưu của mình, thuê một căn nhà riêng để tận hưởng nốt quãng đời còn lại một cách thoải
mái. Bác từng vui vẻ nói với mọi người khi được hỏi tại sao không sống cùng con cái và để chúng nó chăm
sóc cho:
“Mình già rồi, nếu được thì tốt nhất là đừng làm ảnh hưởng đến tụi nhỏ. Chúng nó cũng chẳng hợp sống với
người già cả rồi đầu. Nếu còn sức khỏe thì cứ sống một mình cho thoải mái có phải hơn không?
Bác Chu là một người rất tốt bụng, nhà nào có vấn đề gì, chỉ cần gọi bác một tiếng, bác đều giúp đỡ nhiệt
tình miễn là trong khả năng của bác. Kể cả việc trong xe này cũng là bác tình nguyện nhận trong giúp mọi người, ngoài khoản tiền mà chủ chung cư trả cho bác thì bác không thu thêm bất cứ khoản tiền nào khác.
Thực ra các Chụ cũng hiểu mọi người sống ở đây cũng đều rất khó khăn, đều có những hoàn cảnh riêng.
Cẩm An nhìn ra được việc bác Chu có tình cảm đặc biệt với mẹ cô. Hôm nào bác cũng hỏi thăm hoặc ghé
qua nhà cô để giúp sửa chữa một vài đồ đạc trong bếp. Chỉ có điều mẹ cô vốn đã ngại giao thiệp với người
ngoài, đối với tình cảm đặc biệt của bác Chu, bà càng tuyệt đối đề phòng.
Cẩm An vẫy tay chào bác Chu rồi vui vẻ nhảy chân sáo đi lên cầu thang. Căn nhà mà cô thuê nằm ở tầng 5
của khu chung cư, leo bộ khá cao nên Cẩm An luôn có thói quen vừa đi vừa đếm từng bậc từng bậc thang
một. Tổng cộng là 170 bậc! Cẩm An đoán rằng giờ này chắc hẳn mẹ cô vẫn còn đang ở trong bếp nấu nướng, cô sẽ khiến mẹ bất ngờ
với chiếc học bổng này. Trong suốt thời gian cô bận ôn thi, bà luôn là người ở bên, động viên, sát cánh cùng
với cô. Thậm chí, Cần Y Tuệ còn định bản đi bộ nữ trang quý giá mà bà vô cùng nâng niu để có tiền cho Cẩm
An mua đồ nghề mang đi thi. Nếu Cẩm An không kiên quyết can ngăn, nói cô có tiền tiết kiệm đủ để chi trả
cho cuộc thi rồi, hẳn mẹ cô sẽ không tiếc mà bản đi mọi thứ giá trị bà có.
Cẩn Y Tuệ coi con gái là báu vật duy nhất bà còn lại trên cuộc đời này. Dù có biết bao nhiêu người đàn ông
ngỏ ý muốn giúp đỡ, muốn cho bà một cuộc sống đầy đủ hơn, Y Tuệ cũng đều kiên quyết từ chối. Bà hiểu rằng, sẽ chẳng ai trên thế gian này có thể toàn tâm toàn ý yêu thương Cẩm An như bà cả. Vì vậy, chỉ đến khi nào con gái bà được hạnh phúc và đạt được mơ ước bấy lâu nay của nó, bà sẽ không bao giờ nghĩ đến việc
đi bước nữa.
Cẩm An lấy chìa khóa trong túi để mở cửa. Cánh cửa vừa mở ra, mùi thức ăn thơm nức đã xộc thẳng vào
mũi cô. Cô cởi giày rồi treo túi lên giá, sau đó nhẹ nhàng, từ từ tiến vào bếp.
Cẩn Y Tuệ lúc này đang chiên trứng, trên bàn còn sẵn đĩa rau và đĩa thịt rang vừa làm xong.
"Me!"
Cẩn Y Tuệ bị con gái làm cho giật mình liền quay người lại. “Con bé này, làm mẹ hết cả hồn. Mau đi vào rửa mặt đi còn ra ăn cơm, mẹ nấu sắp xong rồi”
Nói xong, Cẩn Y Tuệ lại cặm cụi tiếp tục với chảo trứng của bà.
Cẩm An chạy đến ôm chặt mẹ từ phía sau, nước mắt cô không biết tự lúc nào đã tuôn rơi thành dòng.
“Ở, con sao vậy. Ở trường có chuyện gì phải không?”
Y Tuệ lo lắng định quay người lại nhìn xem con gái có chuyện gì mà khóc như vậy thì liền bị Cẩm An ôm chặt hơn.
“Mẹ, mẹ cứ đứng như vậy đi, để cho con ôm mẹ thêm chút nữa” – Cẩm An vừa nói vừa vùi đầu vào vai mẹ
mà khóc nấc lên.
“Ừ, được rồi, nhưng có chuyện gì buồn thì phải nói cho mẹ biết nghe chưa. Hay ở trường lại có ai bắt nạt rồi
gây khó dễ cho con à?”
“Nói cho mẹ rồi thì sao nữa ạ? Mẹ định sẽ làm gì người ta” – Cẩm An giọng sụt sùi nhưng vẫn cười trêu
chọc mẹ có. “Thì mẹ sẽ cùng con ngồi nói xấu người đấy nhé. Dù mẹ có yếu ớt đến đâu đi chăng nữa cũng nhất quyết không để ai động đến con gái bảo bối của mẹ”
Đúng là mẹ cô, sự hiền lành của mẹ đã lây sang cho cả Cẩm An mất rồi. Cô biết mẹ mình bản tính vốn hiền lành, nhút nhát, chẳng hề dám to tiếng với bất cứ một ai, càng không thích gây sự hay cãi nhau. Nhưng lúc cô cần che chở hay bảo vệ, người mẹ nhỏ bé ấy sẵn sàng đang đối cảnh của mình ra bao bọc lấy cô, thay cô hứng chịu mọi phong ba, bão táp bên ngoài thế giới. “Mẹ! Con trúng tuyển vào trường rồi, còn dành được học bổng toàn phần nữa... Mẹ, cuối cùng con cũng làm được rồi” – nước mắt Châu Cẩm An chảy ngày một nhiều hơn.
Cả người Cẩn Y Tuệ chợt run lên, bà nắm chặt lấy tay con gái, nước mắt bà cũng bắt đầu lăn dài trên khuôn mặt.
“Tốt quá, trời ơi, tốt quả rồi! Ông trời thật sự có mắt, vẫn còn thương lấy mẹ con chúng ta”.
“Mẹ, từ giờ chúng ta sẽ không còn phải vất vả như thế này nữa. Chỉ cần con sang đó học xong hai năm, mẹ
con ta sẽ có một cuộc sống khác. Con cũng có thể lo được tiền phẫu thuật cho mẹ”
Cẩn Y Tuệ bị suy thận từ lâu nhưng vì không có tiền chạy chữa cho nên căn bệnh của bà ngày một nặng
hơn. Trước đây, bà còn có thể đi làm thuê cho các gia đình nhà giàu để kiếm thêm chút tiền cho Cẩm An ăn
học. Nhưng giờ vì sức khỏe quá yếu, bà chỉ ở nhà dọn dẹp và nấu cơm cho con gái được thôi.
Bác sĩ nói rằng, bệnh của bà dù có duy trì chạy thận và thuốc thang thì cũng không thể cải thiện lên được, chỉ còn cách là phẫu thuật. Nhưng Cẩn Y Tuệ lấy đâu ra tiền để làm phẫu thuật cơ chứ. Bà cũng không muốn Cẩm An con bé phải cảm thấy áp lực về việc này.
“Con bé ngốc này, việc học là cho tương lai của con, đừng đặt gánh nặng về gia đình hay về mẹ lên vai con nữa.”
Cẩm An ôm chặt lấy mẹ cô, người mẹ tần tảo cả cuộc đời để cô có được ngày hôm nay.