Chương 61: Vươn lên từ tro tàn
Nỗi căm thù khi nhìn thấy sự tàn ác của bọn cướp biển kéo dài được một ngày thì kết thúc. Không phải vì dân làng sợ hãi, hoặc vị tha, mà vì cái đói và khổ. Làng Hồng Bàng gần như đã tan thành tro bụi, ờ vì nhà dân thời này thường lớp rơm rạ trên mái cho tiện với cả chống nóng, các chuồng trại cũng làm bằng gỗ thường dễ cháy, nên khi Ebisu cho một mồi lửa, thì mọi thứ cháy vượt mức kiểm soát. Kể cả tới ngôi nhà tốt nhất làng của bá hộ Đào cũng đã thành than. Đồng ruộng, vườn tược bị phá hoại, gia súc gia cầm đều gần như mất trắng. Không còn bất kỳ thứ gì có thể tận dụng lại, người dân Hồng Bàng sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
- Vậy là mất hết rồi!
- Trời ơi, từ nay biết phải sống thế nào đây!
- Bọn cướp biển ác ôn.
Nghe những lời than vãn bên ngoài đường làng, Kiệt cũng buồn, nhưng cậu biết rằng mình không thể loạn, loạn thì toi. Và quan trọng hơn là bản thân cậu có những kinh nghiệm nhất định, quay lại một chút lịch sử Việt Nam, thì vào năm 1945, nạn đói Ất Dậu xảy ra, làm 2 triệu người chết đói, là nguồn cơn trực tiếp dẫn tới Cách Mạng Tháng Tám. Nhưng dù CMT8 thành công, nạn đói vẫn diễn ra, và những người đứng đầu đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm hết sức để ngăn chặn nạn đói hoành hành. Và những bậc vĩ nhân ấy đã thành công, nước Việt Nam non trẻ đã khắc phục được nạn đói, và xây dựng được cả nền nông nghiệp chuẩn bị cho cuộc chiến với thực dân Pháp đang quay lại lăm le xâm lược. So với những điều đó, thứ mà Kiệt cùng dân Hồng Bàng phải đối mặt bây giờ đã có là gì.
Duyệt lại kiến thức một lần, so sánh giữa hiện tại và công cuộc chống nạn đói năm 1945, Kiệt quy hoạch lại hai hướng chính: khẩn cấp và lâu dài. Khẩn cấp thì là: cứu đói, dựng lại nhà cửa, chống bệnh tật. Lâu dài là xây dựng làng Hồng Bàng theo hướng phát triển mới, không chỉ giàu mà còn phải mạnh. Kẻ giàu mà không mạnh như con lợn, béo lên thì bị thịt. đam mỹ hài
Trong vòng hai tháng đầu tiên, Kiệt tập trung giải quyết các vấn đề khẩn cấp: lương thực thực phẩm, nhà cửa và chống bệnh tật.
Dân dĩ thực vi tiên, nên lương thực thực phẩm phải ưu tiên trước. Do các kho hầu như đã bị đốt hết, họ phải nhập khẩn cấp từ các làng xung quanh, rồi đi mua thêm.Vấn đề mua bán lương thực, vận động quyên góp thì không khó, tình cảnh này trừ phi muốn bị cả làng phỉ nhổ hay đi luôn khỏi làng, chứ không thì bất cứ ai cũng phải quyên hết khả năng, dù có là người luôn muốn đầu tư sâu xa như Kiệt, keo kiệt như bá hộ Đào, chi li như họ Đỗ. Lương thực, thực phẩm được mua và dần được vận chuyển về làng, và thay vì phân cho từng nhà, Kiệt đề nghị lập bếp ăn tập thể, tất cả cùng ăn chung xuất cơm, đồng cam cộng khổ. Trước nay người dân tuy có khá lên, nhưng sự so bì vẫn có, nay đứng trước những mất mát lớn lao như nhau, Kiệt muốn tạo cơ hội để đoàn kết lại. Rồi không chỉ mua, mọi người cố gắng kiếm thêm rau rừng rau dại để ăn độn thêm. Ngoài ra, chuồng trại không có, mà lũ gia súc gia cầm thỉnh thoảng chạy lung tung trước mặt, nên mọi người nhất trí là mỗi bữa lại bắt vài con đem thịt, mỗi người được một lạng thịt để ăn giữ sức. Chỉ trừ những con trâu con bò, còn lại lợn và gà, vịt, ngang ngỗng đều thịt cả. Những bữa cơm tập thể kì quái quả là một ký ức khó quên của dân Hồng Bàng.
Tạo được sự đoàn kết tạm thời rồi, mọi người mới có thể cùng nhau xây dựng lại làng. Người ta bảo làm ruộng thì ra làm nhà thì tốn, và làm nhà cho hàng trăm hộ dân, hơn một ngàn người thì sẽ thế nào đây. Mà thời tiết này thì việc mưa gió thất thường, không có nhà ở là không được. Nếu như không có sự đoàn kết kia, thì người giàu người nghèo sẽ tìm cách tự lo cho bản thân trước, kẻ thì dựng lều tạm bợ, người thuê thợ về xây nhà to hơn trước, còn giờ tất cả chung tay làm việc. Những ngôi nhà không lớn nhưng chắc chắn được dựng nhanh, đảm bảo che mưa che nắng tốt, rồi sau đó, chúng được nâng cấp dần, sao cho có đầy đủ tiện nghi: nhà vệ sinh, nhà tắm, hố ga gom phân bắc,...
Trước tiên, nhà ở được ưu tiên cho người già, phụ nữ và trẻ em, đàn ông thanh niên ngủ trong lều bạt, vì họ có thể chịu được khổ hơn các đối tượng kia. Những căn nhà đầu tiên là nhà tập thể, dựng ở khu đất rộng lớn ngày trước là nhà Bá hộ Đào hay nhà họ Đỗ, rồi khi đã đủ chỗ ở tạm, mới dần xây lại nhà riêng theo thể thức bốc thăm. Những ngôi nhà được xây dựng lại trên nền đất cũ, nhưng được quy hoạch rõ ràng hơn, tạo điều kiện để có thêm một số công trình tiện ích có thể được xây sau này: mương dẫn nước, nhà vệ sinh, hố ga,… Trước đây nhà cửa đã xây xong, mọi người mà muốn làm thứ này thì phải cẩn thận để không làm hỏng nhà, nhưng nay đã giải phóng mặt bằng quá phẳng, dựng lại từ đầu, Kiệt ngại gì mà không quy hoạch hết.
Công việc khẩn cấp cuối cùng là giữ gìn vệ sinh. Mất đi nhà cửa, kho bãi, chuồng trại,… thì bát đũa, nồi niêu xoong chảo nấu ăn sẽ phơi lộ thiên, ẩm mốc chuột bọ dễ dàng đi qua, cần phải thường xuyên rửa trước khi ăn. Rồi người ở chung trong nhà tập thể dễ lây bệnh cho nhau nếu vẫn giữ thói quen ăn ở mất vệ sinh, nên phải thường xuyên tắm rửa, rửa tay,…
Nhờ những biện pháp khẩn cấp được triển khai, sau hai tháng, cơ bản là làng Hồng Bàng đã tạm ổn định và có thể tính tới chuyện lâu dài. Lúc làng Hồng Bàng vừa bị đốt được ít lâu Kiệt đã yêu cầu phải đưa quan lại huyện Sơn Hải tới làm chứng, lập biên bản các kiểu, để họ đều chứng kiến sự tàn phá mà làng Hồng Bàng phải chịu. Khung cảnh tan hoang của làng Hồng Bàng làm nhiều người kinh sợ, và đến cả Huyện lệnh Triều Văn Cốc tham lam như vậy cũng phải đề nghị miễn thuế trong năm nay để làng Hồng Bàng ổn định lại cuộc sống. Tuy vậy, dân Hồng Bàng nhã nhặn từ chối, thuế họ vẫn có khả năng đóng. Cái họ muốn, là hi vọng có thể được phép thuê các thuyền bè để vận chuyển hàng hóa và nhân công sao cho tiện việc xây lại làng. Điều này thì được các phe nhiệt liệt hoan nghênh, chỉ có điều họ lo là làng Hồng Bàng không có tiền mà trả.
Để có tiền trả nguyên vật liệu, tiền thuê thợ giỏi và tiền mua những thứ cần thiết khác, Kiệt tiến hành chuyển giao công nghệ, xuất khẩu lao động và cổ phần hóa. Chuyển giao công nghệ và cổ phần hóa thì dễ hiểu thôi, một cái là bán đi kỹ thuật để lấy tiền, một cái thì bán đi lợi nhuận ước tính trong tương lai để lấy tiền tiêu xài hiện tại, chỉ có xuất khẩu lao động là đặc biệt nhất. Kiệt đề xuất ý kiến làng Hồng Bàng sẽ cho những người dân Hồng Bàng có tay nghề tốt đi sang nơi nào muốn thuê họ để làm việc hoặc dùng họ để hướng dẫn thợ mới. Tiền lương của những người thợ này được thỏa thuận kỹ càng, và một phần lương đó được dùng để góp vào phần xây dựng lại làng.
Tiền về từng đợt, các công trình lâu dài cũng làm theo từng phân khúc. Trước tiên là hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp trở lại. Hệ thống thủy lợi được cải tiến khẩn cấp, hàng ngàn mét đường dẫn nước được đào thêm, cơi nới để đưa nước tới khu sản xuất: ruộng vườn, chuồng trại, ao cá…, Ở những khu vực cần thiết lập trạm bơm trung chuyển do thế đất cao: chuồng trại, ruộng bậc thang,… những máy bơm có kích thước lớn được đặt, giúp nước được bơm lên thoải mái.
Chuẩn bị nước tưới tiêu rồi, mọi người quay sang lo phân bón. Lũ giun trong trận lửa cũng ít bị ảnh hưởng, do bọn nó sống dưới đất, nên giờ thì chúng vẫn đủ để tiếp tục sinh sôi nảy nở. Sau khi làng bị đốt, những đám tro từ vụ cháy được thu gom, trộn lại với đất từ chỗ nuôi giun để làm phân bón. Không thể phủ nhận rằng, tro kết hợp đất mà lũ giun sinh sống là một loại phân tốt, nhưng cả làng đều tự nhủ là họ không bao giờ mong muốn phải dùng lại thứ phân bón này lần nào nữa.
Với nước, phân, cần, giống đều chuẩn bị tốt, dân làng Hồng Bàng có một vụ thu hoạch rất khá. Họ trồng những loại rau ngắn ngày, thu hoạch sớm để có thể bổ sung vào bữa cơm thay cho những thứ rau dại đắng nghét khi trước. Còn lúa gạo thì còn phải chờ thời vụ thích hợp. Nhờ những phương thức kiếm tiền khẩn cấp mà Kiệt đề nghị, lượng tiền mặt họ có khá nhiều, đủ để mua thóc gạo dùng tới khi thóc lúa được gieo trồng và thu hoạch. Chưa làm ruộng để trồng lúa song công tác chuẩn bị để làng quay lại vị trí là ngôi làng xuất khẩu gạo không ngừng được thực hiện để không phí đi đống tro tàn đến từ mọi ngôi nhà trong làng mà cả làng đã bón xuống đất.
Thời kỳ này, nông nghiệp vẫn rất thuần túy, trí thức, công nghiệp, vận tải và thương mại chưa quá ảnh hưởng tới nông nghiệp. Và đây là một sự thiếu sót mà từ lâu Kiệt đã cố gắng chứng minh khi thông qua cách nâng cao sản lượng bằng đầu tư máy móc. Dân làng khi trước đã hòa hứng mua, thì giờ này họ cũng hào hứng ủng hộ những ý tưởng về phát triển lâu dài: tăng cường sản xuất nông cụ, sản xuất máy móc, làm đường và lập hệ thống thương mại.
Thương mại là thứ giúp luân chuyển và trao đổi hàng hóa, từ đó giúp cải thiện dần đời sống người nông dân khi họ có tiền từ việc trao đổi để trang trải cuộc sống, … Không chỉ thể, nhờ vào thương mại, giá trị sản phẩm được nâng cao hơn, khiến người nông dân có thêm đủ lợi nhuận để từng bước nâng cao sản xuất khi mà mua sắm được nông cụ mới, chuẩn bị giống, máy móc,… Nhưng thương mại muốn phát triển phải có tuyến vận tải tốt.
Vận hàng ở nơi khác không biết thế nào, chứ từ làng Hồng Bàng đi thì bắt đầu có sự bất tiện. Đường xá thời này chủ yếu là đường đất, với nông nghiệp kiểu cũ thì chả có gì khó khăn khi mà thu hoạch không nhiều nên trọng lượng vận tải và tần suất vận tải đều không dễ phá đường. Nhưng sắp tới đây, khi mà thứ làng Hồng Bàng phải vận chuyển sẽ là một lượng cực lớn sản phẩm, ngoài ra còn phục vụ vài mục đích khác, đường đất không đảm bảo yêu cầu. Con đường được xây là một con đường rải đá, dùng trâu kéo một cái cối đá to và nặng để thay cho máy ủi. Con đường được làm cao ở giữa và thoải hai bên, bên vệ đường có ránh thoát nước để đường không bị ngập nước.
Xây được một con đường rắn chắc rồi, những xe bò chở nặng quặng sắt, gỗ đun, bùn đất được chở về nơi tập trung để xây lò. Lò được xây là lò để luyện sắt thép tốt nhất, nhằm đúc nông cụ mới, và vũ khí tự vệ về sau. Thứ lò nung này là Lò cao, một loại lò trong kĩ thuật luyện kim. Lò cao được sử dụng để nung chảy quặng thành kim loại (phổ biến là luyện gang từ quặng sắt và các nguyên liệu khác).
Trong quá trình luyện kim loại bằng lò cao quặng kim loại, vật liệu đốt và đá vôi được đưa vào lò từ phía trên còn không khí (có thể được làm giàu oxy) được thổi vào từ bên dưới. Phản ứng hóa học xảy ra trong suốt quá trình vật liệu đi từ trên xuống dưới. Sản phẩm kim loại nóng chảy cùng xỉ lò được lấy ra ở bên dưới, khí lò thoát ra ở bên trên. Quá trình quặng và đá vôi đi xuống ngược chiều với luồng khí giàu CO đi lên gọi là quá trình trao đổi ngược dòng.
Loại lò luyện kim hoạt động theo nguyên tắc này cơ bản đều có thể sử dụng để luyện đa số các kim loại như thiếc, chì. Nhưng thuật ngữ lò cao được dùng riêng cho hoạt động nung quặng sắt thành gang mẻ, vật liệu trung gian cho việc sản xuất gang thành phẩm và thép.
Để thổi khí cho lò, một cái máy bơm khí được làm ra. Vì đã tính chi tiết này sớm, nên lò được xây ngay cạnh nguồn nước chảy siết nhất- dòng suối nhân tạo. Một ống dẫn nước từ chỗ cao hơn chảy tới gần, rồi đổ thẳng xuống bánh xe nước. Bánh xe nước quay, làm quay trục. Trong trục lắp một bánh răng được làm một nửa có răng một nửa trơn, và lắp vào một cái hộp có cơ cấu có bánh răng ở hai đầu trên dưới. Khi bánh xe nước quay, trục quay, bánh răng có một nửa làm răng kia sẽ quay, các răng ăn khớp nhau kéo mặt trên đi, tạo chuyển động gọi là có lực x, hướng y. Nhưng rồi đến khi mặt trên gặp mặt trơn của bánh răng thì nó không bị kéo nữa. Lúc này mặt dưới hộp gỗ có răng ăn khớp răng của bánh răng, nó lại đẩy hộp đi theo hướng ngược hướng y, lực như lực y, tuần hoàn như vậy tạo nên một cái bơm khí cực mạnh, giúp lò nung đạt nhiệt độ cao không tưởng tượng nổi. Từ lò cao kia, nhưng cái cuốc xẻng tốt được luyện ra, rồi chi tiết kim loại cho máy móc để làm nông nghiệp, đảm bảo rằng công tác sản xuất đã sẵn sàng để bắt đầu. ( Cơ cấu máy thổi khí này các ông đọc DR Stone chap 53 có nói, tài tả của tôi thì chịu).
Những việc làm trên là cơ sở cho việc làm một nửa sức như khi trước mà thu hoạch vẫn gấp đôi. Sở dĩ cần vậy, là vì làng sắp quân sự hóa, mất nhiều sức người, nên phải đem trí lực bù vào.