Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 70: Hội binh (1)
– Cha, không xong rồi!
– Có chuyện gì!
Thấy con trai hớt hải chạy tới, nét mặt kinh hoàng, Đặng Toán không vui hỏi. Gì mà như trời sập, kẻ làm tướng thì thấy núi đổ đất sụt cũng không được hoảng.
– Thành Đại Định bị vây rồi!
– Vây thì đã làm sao, đó là kế hoạch đã vạch ra mà.
– Ý con khác, Lý Vĩnh Khuê cho người báo rằng, địch chuẩn bị rất tốt, đêm qua phá thủy quân, mở đường cho lính đổ bộ, tới sáng hì thấy chúng đã lắp xong máy bắn đá, tháp công thành. Dựa theo khí thế và trang bị, nội trong ngày thành sẽ bị phá.
Đặng Toán nghe con trai nói mà không tin vào tai mình nổi. Sao có thể như thế được. Nhưng Đặng Toán cũng không có hoang mang quá lâu, ông ta vội vàng cho người khẩn cấp đi do thám thành Đại Định và ở phía quân Chiêm, đồng thời ra lệnh toàn quân chuẩn bị thu dọn quân bị. Tuy nói rằng quân địch có thể phá thành trong ngày, nhưng cũng có khi chỉ là tình huống xấu nhất thôi, nếu thành Đại Định có thể giữ được lâu, Đặng Toán sẽ cho người đi về tiếp ứng, uy hiếp kẻ địch từ mặt nam để chúng không thể toàn lực công thành, đợi đại quân quay về tiếp ứng. Còn như có chuyện không thể mong muốn, thì cũng sớm chạy.
Thám báo ở phía nam báo trước, quân Chiêm ở phía nam có hành động rục rịch, nhưng chủ yếu vẫn là quan sát bên họ. Vậy là khỏi phải tìm hiểu thực hư nữa, chuyện địch đánh Đại Định là thật. Vì thế nên chúng mới để quân canh bên mình, nếu như mình biết tin mà rút chạy, chúng sẽ truy kích. Hoặc giả thành Đại Định có thể cầm cự, cần mình về chi viện, chúng sẽ ngăn cản. Lúc này địch đã sẵn sàng, mà quân mình một khi biết tin rất có thể sẽ hoảng loạn, bị động hoàn toàn, Đặng Toán chỉ có thể tính một phương án tốt để giảm thiểu thương vong, chứ muốn không có chuyện là khó rồi.
– Cha, chư tướng đã tụ hội.
Đặng Toán gật đầu rồi bảo con để các tướng lĩnh đi vào trong lều chính. Khuôn mặt các tướng sĩ đều rất lo lắng, không ai cười nổi.
– Chư tướng, các vị hẳn cũng đã nghe loáng thoáng tin tức phải không? Để tránh mọi người hoang mang, ta nói rõ ràng luôn. Tic tức đó do người của Lý Vĩnh Khuê mang tới, nội dung là việc quân Chiêm đánh bại thủy quân ta, đổ bộ đại quân lên đất Đại Định. Không chỉ có lính, còn có cả máy bắn đá, tháp công thành,… Giặc Chiêm chuẩn bị chu đáo, e rằng nội trong hôm nay thành sẽ bị phá.
– Tướng quân, tin này là chắc chắn chứ.
– Kẻ đưa tin thực sự là người trong họ của Lý Vĩnh Khuê, người Cao Câu Ly, không có lý do để đưa tin giả.
– Nhưng thành Đại Định kiên cố vô cùng.
– Thành tốt còn phải có người tài trấn thủ giỏi. Phạm Thời Trực không ở trong thành, kẻ địch lại có chuẩn bị, những người trong thành e rằng không gánh nổi trọng trách..
Các tướng giỏi đều kéo đi cả vì tin thủy quân kiềm chế được địch, không cho chúng thoải mái đổ bộ, rồi quân thủ thành cũng tự chiến đấu được, thậm chí phải giả yếu để địch công thành mạnh hơn, chứ không mà chúng co cụm cũng khó đánh.
– Tướng quân, vậy giờ ta phải làm sao? Rút quân về cứu viện hay là….
– Ta chỉ có thể tìm đường thoát thôi! Thám tử báo về, địch đã rục rịch quân đội ở bên kia, hễ ta rút về là chúng vượt sông mà tấn công quân ta ngay.
– Tướng quân, kẻ địch có khi nào chỉ phô trương thanh thế không thôi. Nếu như chúng thực sự có kế hoạch như thế, tên Maha Shila lúc này đã nên tấn công quân ta!- Đặng Lượng đột nhiên lên tiếng. Lượng cảm thấy việc này có chỗ không thích hợp.
– Nhãi con, cũng coi như có chút ý tưởng, nhưng con đã quên mất rằng, kẻ địch là ai? Làm tướng phải biết bất bại tại ta, thắng là ở địch. Kẻ địch của ta là ai, Maha Shila. Tên này từng đánh trận ở Nam Bàn, thấy tình thế không xong lập tức bỏ quân Nam Bàn lại chạy trước, giữ được chủ lực Vitariji. Với một kẻ như thế, tuyệt không mong muốn bị mất quân quá mức. Nếu hiện giờ chúng tấn công quân ta, quân ta vẫn đủ sức chống trả, nhất định hai bên lưỡng bại câu thương. Nhưng nếu đợi thêm, cho tới khi Đại Định mất, quân công thành Đại Định kéo xuống khớp vòng vây, quân ta vừa bị đánh hai đầu, tinh thần chiến đấu lại suy giảm vì tin tức bất lợi. Như thế chiến thắng vẫn trong tầm tay, mà thương vong lại nhỏ.
– Tướng quân nói đúng, là tiểu tử ngu xuẩn!
– Tướng quân, nếu đúng là tên Maha Shila đó còn định như vậy, hiện tại ta nên lập tức rút lui.- Một viên tướng vội hô lên. Kẻ địch chuẩn bị tốt, bên mình đã rơi vào thế bị động rồi, rút lui là đúng. Chưa kể tướng địch đang chủ quan trong rằng tất thắng, đợi khép vòng vây, như thế chúng vẫn còn lừng khừng.
– Vậy theo các người, nên rút đi đâu.
– Hướng biển là nhanh nhất!- Một viên tướng lên tiếng
– Vớ vẩn, không thể ra biển. Ông quên là thủy quân đại bại sao? Thuyền đâu mà chở. Mà nếu có thuyền tới chở đi, thì thủy quân địch bỏ qua sao. Quân Chiêm truy đuổi không tha đâu. Ta là bộ binh, lên thuyền là chịu chết.
– Phía bắc, phía nam thì chắc chắn không thể chạy được, vậy chỉ còn phía tây.
Chư tướng thảo luận sôi nổi, vì mạng sống, không ai dám lười biếng. Một kế hoạch phá vây chạy trốn được vạch ra khẩn trương. Quân Đặng Toán sẽ giả vờ gấp rút về phía bắc tiếp viện cho thành Đại Định, thực tế là chia quân, một cánh nhỏ tiến về phía tây mở đường trước, đại quân giả vờ tiến về phía bắc hội hợp với một số quân đội ở các làng mạc, thị trấn,…. để tăng cường lực lượng.
Đặng Lượng và một viên tướng được giao nhiệm vụ dẫn đội quân nhỏ đi trước, nguyên nhân vì Đặng Lượng từng đi đánh Hiên Giáo, có kinh nghiệm băng rừng. Hơn nữa, cha nào chẳng thương con, Đặng Toán có Đặng Lượng là con lớn, còn lại toàn con nhỏ, thê thiếp đều đang ở thành Đại Định, sống chết chưa biết được. Nếu có chuyện xấu nhất xảy ra, Đặng Lượng là hậu nhân cuối cùng. Chư tướng chịu ơn của Đặng Toán, tất nhiên không muốn chủ tướng tuyệt hậu.
Đặng Lượng đi xong, đại quân lập tức thu dọn đồ đạc, bắc tiến. Maha Shila thấy quân địch tiến về phía bắc, liền điều động đại quân tiến theo, nhưng không cấp tốc, không tiến công. Maha Shila đoán đối phương biết tin về cuộc vây công Đại Định. Song đối phương định làm gì, quay về ứng cứu hoặc là giả vờ để dụ họ tấn công, đánh một trận để mở đường máu, mọi khả năng đều có thể. Vì thế, cho quấn tiến lại, ép đối phương không dám hành quân gấp, trì hoãn thời gian để bên mình hạ xong Đại Định là được. Trừ phi đối phương có hành vi nguy hiểm như toàn lực tiến quân, khi đó mới phải toàn lực tấn công.
– Đối phương rất cẩn thận!- Đặng Toán dẫn quân đi tới lúc trưa, liền cho quân tạm dừng lại nghỉ ngơi. Tướng đoạn hậu báo lại, địch không truy kích gắt, nhưng cũng không bỏ cuộc, khoảng cách hai bên quá gần, với khoảng cách này mà tăng tốc, hậu quân sẽ bị sơ hở.
– Tiền quân báo lại chưa!
– Báo, đã liên lạc được quân trấn thủ các nơi, tuy nhiên họ cũng hoang mang, đa số không dám điều quân cho ta, sợ rằng quân Chiêm ở phía bắc có thể tràn xuống.
– Lũ khốn!- Đặng Toán biết lý do những kẻ đó không điều binh, là bởi chúng sợ không còn quân trong tay, về sau không có cơ sở để đàm phán với quân Chiêm. Nếu quả thực thành Đại Định bị hạ, trán Hoài Nhân gặp nguy, họ cũng phải tính trước.
Đại quân của Đặng Toán tạm dừng nghỉ ngơi ăn cơm, Đặng Toán cho sứ giả lần nữa thúc dục quân các làng mạc, thị trấn và các dòng tộc ra trợ trận. Những kỵ sĩ liên tục ra vào trài tạm thời của quân Đặng Toán bị trinh sát quân Chiêm thấy rõ. Tuy không thể trinh sát sâu, nhưng Maha Shila dự đoán Đặng Toán đang triệu viện binh tới. Có điều, tình hình e rằng không khả quan. Nếu triệu tập được thật, Đặng Toán tuyệt đối không làm rùm beng gì hết, mà làm thật nhẹ nhàng, để quân Chiêm không biết. Giờ phải làm rùm beng lên, tức là không nổi. Tất nhiên, cũng có thể chỉ là giả vờ, nhưng Maha Shila cảm thấy việc Đặng Toán không có viện quân sẽ đúng hơn. Quân Chiêm đang vây đánh thành Đại Định, tin tức ắt đã nhiều người biết, Đại Định mà có chuyện, Hoài Nhân coi như mất, tốt nhất nên chọn phe cẩn thận lúc này. Chẳng thà án binh bất động, tới lúc rõ ràng mọi sự thì chọn.
Đặng Toán liên tục nhận về sự từ chối, đám người kia không muốn được ăn cả ngã về không với y. Đặng Toán biết tất cả đều từ chối, liền cười gằn. Nếu như họ còn trung thành thì ông ta còn e ngại, giờ đều lộ mặt phản phúc, Toán không phải nể tình. Trời bắt đầu ngả về chiều, đại quân của Đặng Toán tiếp tục di chuyển về bắc nhiều hơn. Quân Chiêm tiến sát theo. Lúc này đã tiến khá sâu vào đất của Hoài Nhân, các làng bản Hoài Nhân ở quanh quân Chiêm. Tuy nghĩ rằng những làng mạc thị trấn không dám có hành động gì, Maha Shila vẫn phải cẩn thận, ai biết được chữ ngờ. Thà cẩn thận trăm lần mà còn mạng, còn hơn không cẩn thận một lần mà mất tất.
Maha Shila buộc phải giảm tốc độ hành quân, chấp nhận để quân Hoài Nhân của Đặng Toán kéo dài khoảng cách hơn. Nhiều tướng sĩ lo sợ quân Hoài Nhân nếu đi nhanh, tới trưa mai có thể tiếp cận vành ngoài Đại Định, nếu như thành Đại Định chưa mất, lực lượng tiếp viện này sẽ khiến địch hăng hái hơn, khi đó chủ tướng trách tội Maha Shila.
Chư tướng nói không sai, Maha Shila trầm tư không thôi. Cũng có tiểu tướng khác lên tiếng ủng hộ sự cẩn thận của Maha Shila, đây đã là đất địch, cẩn thận không thừa. Hai bên cãi qua cãi lại một hồi, đột nhiên có người đi vào báo rằng có người xin gặp.
– Là ai!
– Hắn nói hắn đại biểu một làng ở đây, tới đây xin hiến đồ, mong quân ta nhận đồ rồi qua làng không làm việc quấy nhiễu.
– Vậy ư? Cho hắn vào để ta hỏi chuyện.