Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 33: Chiêu hiền đãi sĩ (2)
– Tại sao lại phải đi lên tận Tây Bình gia nhập quân đội?- Triệu Duy Đức thắc mắc vô cùng
– Chuyện này phải kể tới cuộc nổi loạn ở Nam Bàn năm xưa, từ cuộc biến loạn đó, người giỏi kẻ kém được phân loại ra. Có những viên tướng giỏi nổi lên: Hoàng Anh Minh, Hoàng Anh Kiệt, Hà Văn Huy, Triều Trường Khanh, Trần Hựu Nhân,…. Kiệt với Minh thì thôi, còn 3 người kia, Hà Văn Huy là viên tướng có kinh nghiệm, kết thân với ông ta cũng là mạo hiểm, chỉ còn hai viên tướng trẻ Triều Trường Khanh và Trần Hựu Nhân là thích hợp nhất. Hai viên tướng hiện đang ở Tây Bình.
– Ngươi điều tra kỹ quá nhỉ?
– Bổn phận của tôi mà.
Đồ nói bâng quơ vậy chứ việc này cũng gian khổ phết. Để đảm bảo nguồn tin không sai, y phải từng bước tiếp cận các mục tiêu, trước tiên lấy thân phận nghệ sĩ đi vẽ tranh, rồi lân la làm quen với những người xung quanh chủ thể cần tìm tin tức, rồi cuối cùng mới bắt chuyện với chủ thể. Các doanh trại quân đội thường đóng ở những nơi không tiện nghi, tới đó ở lâu cũng mệt vô cùng. Nào là không có nhà ở tiện nghi, nào là quân đội thường có hành vi hạch sách, nào là những vụ gây rối khi binh sĩ ra ngoài uống rượu,…
– Vậy hai kẻ Triều Trường Khanh và Trần Hựu Nhân là kẻ thế nào?
– Trần Hựu Nhân là con nhà địa chủ, một kẻ có tài năng võ học, tuy làm tướng, song theo tôi thấy, y nhiều nhất chỉ là một viên tiên phong xung trận chém đầu địch, dẫn đầu toàn quân, khó làm một đại tướng chỉ huy toàn cục. Còn Triều Trường Khanh thì khác, hắn là một kẻ có mưu có dũng, có tham vọng. Khi hắn mới bắt đầu làm tướng, nhiệm vụ của hắn chính là đấu với anh em Kiệt- Minh. Tuy cuối cùng hắn bại, nhưng cũng gây khó dễ cho hai người kia đôi chút. Về sau, hai bên giảng hòa, tên Khanh lại có thể hợp tác với anh em Kiệt- Minh.
– Hắn chống Kiệt- Minh ư? Chống điều gì?
– Nói vụ này, lại nhớ tới lời Chu Xuân Đạo nói. Họ Hoàng thực tế mạnh lên không chỉ bằng kinh tế, còn bằng việc động binh gây chiến. Nhưng họ rất khôn ngoan, mục tiêu gây chiến là những dân tộc thiểu số cứng đầu từng là mối nguy, sự phiền phức với các quan lại. Vì thế, họ Hoàng chủ động đứng ra giải quyết, các quan đều thuận. họ Hoàng lập lên những đạo quân lấy danh nghĩa săn đuổi người dân tộc thiểu số, thực tế là trước tiên đánh bại họ, bắt nô lệ, về sau lại thông qua việc đối xử tốt các nô lệ, thả các nô lệ quay ngược lại đất cũ, thuyết phục người dân nơi đó cùng hợp tác với làng Hồng Bàng, khiến họ vừa có nguồn lao động, vừa đỡ phải động binh. Thế nhưng hành vi này cũng bị các quan lại chú ý, họ vừa muốn làng Hồng Bàng, họ Hoàng giúp tiêu diệt mối nguy, vừa muốn giữ lấy lợi ích cho riêng mình, nên lấy cớ tư binh là phạm pháp, cử các quan viên tới giám sát đạo quân của họ Hoàng thành lập. Các viên quan này có nhiệm vụ không ngừng làm đội quân này ly tâm, không nghe lệnh từ họ Hoàng, làng Hồng Bàng, phục vụ cho lợi ích của quan viên và các gia tộc ở Tây Bình.
– Chà. Vậy anh em họ Hoàng làm cách nào chống lại?
– Vụ đó tôi không rõ lắm, chỉ biết chắc là Triều Trường Khanh thua, vì sau đso đạo quân này vẫn trung thành với họ Hoàng, khi loạn Nam Bàn nổ ra, họ cùng Hoàng Anh Kiệt đi lên dẹp loạn. Nếu không trung thành, sao dám đi như vậy. Đánh trận tiêu diệt quân Nam Bàn đâu phải là nghĩa vụ của họ, tham gia cũng không có quyền lợi gì.
– Anh em họ Hoàng giỏi rồi, vậy tên Triều Trường Khanh thì sao?
– Chưa nói đâu xa, Triều Trường Khanh có gây khó dễ được cho anh em họ Hoàng thời kỳ đầu, nhưng về sau lại có thể giữ chức vụ, lại cùng anh em họ Hoàng đánh Nam Bàn, vậy hắn phải có năng lực gì đó chứ.
– Có thể là nịnh bợ họ Hoàng chăng?
– Rất có thể!- Đồ nhún vai- Có điều tôi đã tiếp xúc với Triều Trường Khanh, cảm thấy con người này không phải dạng như vậy.
– Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm.- Một người nhắc nhở
– Không cần lo quá, ta cứ lên đó. Nếu là hạng anh hùng, ta kết giao, nếu là hạng vô năng, ta sử dụng.- Triệu Duy Đức quyết định lên hội ngộ.
Đoàn người tiến lên Tây Bình, Nguyễn Văn Đồ dùng mối quan hệ tạo dựng khi trước, liên lạc với Trần Hựu Nhân.
Trần Hựu Nhân thấy Nguyễn Văn Đồ tới, lập tức ra chào hỏi. Mối quan hệ của hai bên cũng khá thân thiết, khi Đồ cũng dùng chiêu bài họa sĩ tiếp cận, sau đó tặng Nhân vài bức tranh đẹp, lại giúp vẽ tranh cho ông bà của Trần Hựu Nhân thật đẹp làm tranh thờ về sau. Chưa có máy chụp ảnh, bức tranh đẹp, vẽ nên thần thái là cực giá trị.
– Họa sư Đồ, hân hạnh hân hạnh quá. Lần trước bức họa ông vẽ, ông bà nội tôi rất là ưu. Lần này, cha tôi có người bạn, bệnh nặng, gia đình cũng tận tình cứu chữa, nhưng chưa biết thế nào, họ đánh tiếng lên đây để tôi nhờ ông qua, vẽ lại cho bức tranh. May sao ông lên đây, thật là trùng hợp.
– Vậy thì phải gọi là duyên rồi. Nhờ ơn tướng quân, tôi lại có mối làm ăn mới.- Đồ hồ hởi đáp
– Ha ha ha, tướng quân cái gì chứ, ta chỉ là viên tiểu tướng, binh chưa đủ 1000 à.
– Tướng quân còn trẻ mà, cơ hội thăng tiến còn nhiều. Chưa kể tôi nghe nói Chiêm Thành sắp gây sự, khi đố, tướng quân dân quân bảo hộ nhân dân, trước là kiến công lập nghiệp, sau để lại tiếng thơm muôn đời. Khi ấy, tướng quân biết đâu phong hầu bái tướng ấy chứ.
– Ha ha ha, cảm ơn lời chúc của ông bạn họa sư.
Trần Hựu Nhân cười nói một phen, chợt nhìn qua đám người Triệu Duy Đức ở phía sau, cũng hơi tò mò hỏi thăm. Đồ liền giới thiệu:
– Đây là Ngô Duy Đức ( tên giả của Triệu Duy Đức), y là con thứ trong gia đình một phú thương, nhưng từ nhỏ thích tập võ, không theo nghiệp buôn bán. Hiện tại Đức đang cùng tùy tùng đi chu du một phen. Hồi trước, tôi đi du lịch, gặp cướp được Đức và các gia nhân cứu.
– Thì ra là vậy! Vậy cậu ta cũng là một vị tráng sĩ đó hả?
– Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã!- Đức lập tức đáp lại
– Tốt, thế mới là người luyện võ chứ! Thế hôm nay hai người lên là có việc gì?
– Tướng quân, chuyện là thế này, Đức có ơn với tôi. Nay y muốn tìm cơ hội kiến công lập nghiệp, gia nhập quân đội.
– Gia nhập quân đội ư? Việc này không thể làm lung tung được!- Trần Hựu Nhân cau mày.
Quân đội không phải cứ tới xin gia nhập là được, phải có hộ tịch hộ khẩu, quan lại kiểm tra,…. để tránh gọi trùng lặp, gọi thiếu lính hoặc có kẻ bất lương trà trộn vào. Như Đức hiện tại là người từ nơi khác tới, quân đội không thể tùy tiện, phải kiểm tra gắt gao, tránh việc y là kẻ phản nghịch bị truy nã lại thâm nhập quân đội để lẩn trốn.
Đức và đội tùy tùng lập tức lấy ra hết những giấy chứng nhận thân phận, đều là giấy tờ giả mạo thân phận được làm tốt, Trần Hựu Nhân nhìn sơ qua không thấy có vấn đề gì, song cũng chỉ nói là sẽ dẫn vào gặp Triều Trường Khanh, chứ còn việc gia nhập thì không thể trong một sớm một chiều.
– Tất nhiên rồi.- Đức lại tỏ ra bình thản- Nếu như nơi đây nhận tôi vào ngay, tôi có khi sẽ tìm cách chuồn sớm. Ngài biết đấy, tôi muốn đi kiến công lập nghiệp trên binh nghiệp vậy.
Triều Trường Khanh nghe sư đệ thuật lại việc Đức xin gia nhập, nhìn qua đống giấy tờ tùy thân, thấy không vấn đề gì, nhưng trong bụng ngẫm nghĩ, đối phương ở tận Hồng Châu sao lại tới đây xin đi lính. Trần Hựu Nhân cũng đồng ý nghi ngờ này. Nhưng thân phận hai người còn thấp, nếu muốn tra xét thì khó khăn. Triều Trường Khanh quyết định hỏi trực tiếp luôn.
– Cậu Đức đây là con nhà phú thương, sao lại muốn đi binh nghiệp.
– Hai vị nghe phú thương thì thấy giàu sang phú quý, thực tế thì ra làm sao, người ta nói rồi “sĩ, nông, công, thương”, thương nhân vốn là hèn kém. Muốn đổi đời, hoặc thông qua sĩ đồ, hoặc thông qua binh nghiệp.
– Nhưng sao lại phải tới tận cực nam xa xôi này để đi lính.
– Thực tế tôi cũng không định đi lính ngay. Chủ yếu là thấy thời cơ làm ăn mà thôi.
Đức nói nửa đùa nửa thật, rằng bản thân vốn chỉ định đi chơi cho vui. Nhưng khi gặp Đồ ở đây, cũng là lúc y biết tin tức về quân Chiêm chuẩn bị gây chiến, thuyền chiến của người Chiêm lên cả biển Tân Bình. Đức cho rằng sắp tới chiến tranh có thể lan tới cả Tân Bình chứ không chỉ có tại Hoài Nhân. Khi chiến loạn là lúc anh hùng lập nghiệp, nếu giờ Đức đi lính ngay, chiến loạn diễn ra thì y có thể kiến công lập nghiệp chút.
– Đi lính, tôi nhớ họa sư đó quen khá nhiều cánh quân khác mà nhỉ, từ thủy quân của Lý Tuấn tới Hà Văn Huy, thậm chí họ Hoàng nữa. Sao cậu đây không xin vào đấy.
– Cái này cũng là vì tại hạ biết sợ chết. Quân Chiêm tấn công, trước phải đánh hạ thủy quân, sau là đánh chiếm các vùng ven biển, những nơi trù phú. Thế thì đi lính ở đó là đứng ngay đầu sóng ngọn gió rồi còn gì nữa. Tây Bình nói đi nói lại cũng là nơi quân Chiêm khó đánh vào, song khi cần nơi đây cũng phải xuất quân, như thế thì không phải xông pha tuyến đầu mà vẫn có cơ hội lập công.
Đức nói năng không khác gì một thương nhân tính toán chi li lợi hại, hai người Khanh và Nhân đều bật cười. Không thể khai thác được sơ hở nào tại chỗ, Khanh quyết định từ từ tìm hiểu, để đối phương gia nhập quân của mình, nếu đối phương có ý định xấu, thì cái kim trong bọc lâu ngày phải lòi ra thôi. Y không tin bản thân có 2000 quân lại phải sợ mấy chục người của Đức. Khanh đã rút kinh nghiệm trong cuộc đấu giành quyền kiểm soát quân lính với anh em họ Hoàng khi xưa, y bắt chước hệ thống chính ủy của họ, đảm bảo bản thân đủ sức khống chế tinh thần binh sĩ.
Hắn không phải thần, càng không thánh mẫu, hắn không tính toán được tất cả, vì người thông minh và lợi hại hơn hắn có rất nhiều. Hắn từng bước đi trên con đường trở nên mạnh mẽ, gian nan gia tăng thực lực của mình, đồng thời lại dấn sâu vào vô số âm mưu, kiếp nạn.
Ta là chính kiếp nạn của Chư Thiên Vạn Tộc.