Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 51: Đại chiến Chiêm- Giao: Bùng nổ(6)
Quân Hồng Bàng do Đinh Võ chỉ huy trụ tại phòng tuyến đầu tiên thêm được 1 ngày rồi cũng phải rút, quân Pơtao Anui tấn công quá dũng mãnh, các hỗ bẫy, hầm hào bị vô hiệu hóa, nỗi sợ trước máy bắn đá đã vơi bớt khi quen với nhịp bắn của thứ này, lính Pơtao Anui biết che chắn tốt, hạn chế thương vong,…. Cứ như vậy, càng chiến, quân Pơtao Anui càng mạnh, cố thủ chỉ thêm thương vong, Ngụy Quốc Công lệnh Đinh Võ rút lui.
Đinh Võ không bỏ phòng tuyến mà chạy trong đêm, đợi ban ngày, trong cuộc chiến với quân Pơtao Anui, hắn vừa đánh, vừa rút. Việc Đinh Võ vừa đánh vừa lui, bỏ phòng tuyến lại khiến quân Pơtao Anui muốn đuổi, song các tướng Chiêm đã ngăn cản. Quân Hồng Bàng rút lui có trật tự, đây là dụ họ truy kích mà thôi. Quan Pơtao Anui được lệnh chỉnh đốn đội ngũ, đồng thời gia cố hệ thống phòng ngự ở lớp phòng tuyến này để có thể đóng quân tại đây. Giờ chiếm xong vội vàng truy kích, chẳng may địch lợi dụng địa thế đánh lại thì cũng nguy, còn như bỏ nơi này thì địch quay lại chiếm, thành ra công sức mấy ngày nay vô ích, còn không gia cố, nếu ban đêm quân Hồng Bàng tấn công xuống là gặp chuyện. Vì thế, dù chiếm được từ gần trưa, quân Pơtao Anui tất bật làm tới tận chiều tối, mới tạm gia cố xong hệ thống phòng ngự.
Quân Pơtao Anui theo chỉ đạo của tướng lĩnh Chiêm Thành, cố gắng gia cố công sự. Sự cẩn thận của đối phương khiến Ngụy Quốc Công phải thầm tán thưởng. Quân đông mà không cậy vào đó để đánh láo, tướng chỉ huy cũng coi như biết mình. Nhưng y không định cho đối phương thoải mái làm việc. Theo mệnh lệnh của Công, quân Đá Vách xuất chiến. Nhân lúc quân địch đang tập trung gia cố công sự, quân Đá Vách đột ngột tổ chức tấn công. Họ chủ yếu dùng cung, nỏ, nhắm chuẩn mà bắn hạ những người canh gác.
Thấy địch bắn giết lính canh, tướng Chiêm vội ra lệnh một đội quân chuẩn bị sẵn sàng, rất có thể địch muốn tấn công một cú. Bởi kẻ địch muốn đưa quân tới vị trí thích hợp cho một cú xung phong, trước tiên là phải khiến tai mắt họ không hoạt động tốt. Sự phòng bị này rất có lý, quân Đá Vách đã phát động tấn công lập tức. Một đội hơn 50 người lính Đá Vách ào lên tấn công vào một khu vực mà dân phu Pơtao Anui đang làm công sự, đào hào, đắp chiến lũy. Đang bận rộn xây dựng, dân phu không kịp chạy trốn khi bị tấn công, quân Đá Vách chém giết thỏa thích. Nhưng quân Pơtao Anui đã chuẩn bị sẵn, nên rất nhanh tấn công ngược. Quân Đá Vách thấy vậy lập tức rút chạy.
Nhưng mặt này vừa dẹp loạn, mặt khác lại báo hiệu cần cứu nguy. Quân Đá Vách dùng lực lượng ít ỏi để đánh phá khắp các nơi, kéo dài tiến độ xây dựng cứ điểm của quân Pơtao Anui. Ngoài ra, họ đôi khi còn đứng đó, chửi bậy, khiêu khích quân Pơtao Anui, thách thức quân Powtao Anui đuổi theo. Quân Pơtao Anui bị quấy rối, càng lúc càng cáu giận. Nhưng tướng Chiêm thì khống chế, lấy hình phạt ra răn đe, khiến quân Pơtao Anui sợ mà phải nghe lệnh.
Thấy quân Pơtao Anui không mắc bẫy, Xủ Lu cũng chỉ có tiếc nuối một chút, chứ không nghĩ gì hơn. Kẻ thù lần này không phải hạng vô tri, chúng từng suýt chiếm cả một Trấn như Nam Bàn, thì cái phòng tuyến bé tẹo cũng chả là gì hết. Quân Hồng Bàng quấy rối được hai ngày, nhưng quân Pơtao Anui cũng xây dựng xong công sự, hiệu quả việc quấy rối không còn, thế là Ngụy Quốc Công quyết đoán cho ngừng quấy rồi, toàn lực dưỡng sức chờ địch tấn công lên. Nhiệm vụ của họ là duy trì tuyến phòng thủ số hai.
Tuyến phòng thủ này là hệ thống phòng tuyến dựa vào địa hình thiên nhiên. Họ bố trí na ná cách quân Pơtao Anui từng bố trí song có nâng cấp hơn, tại các điểm cao có thể thuận lợi bắn tên thì dựng các chòi để cung thủ bắn, lập các điểm phòng ngự rải rác ở quanh những ngọn núi, bố trí du binh đi thành từng tốp nhỏ, địch tiến lên thì ngăn chặn, báo động để kéo tới chiến đấu, ngăn cản thế công của địch. Các ổ phòng ngự sẽ do Đinh Võ và đội quân dưới trướng hắn phụ trách chỉ huy bảo vệ, còn Xủ Lu dẫn đội quân Đá Vách tinh thông việc chiến đấu đường núi làm việc du kích chiến.
Khi quân Pơtao Anui tiến lên công phá phòng tuyến thứ hai, chúng phải chia binh ra vây các điểm phòng ngự. Các điểm phòng ngự được xây dựng rải rác trên các vị trí hiểm trở, khó bố trí đông đảo quân đội. Nếu quân Pơtao Anui cứ tập trung tấn công một cứ điểm nào đó, vây chặt nơi đó, dùng chiêu lấy thịt đè người, thì cũng phải mất ít nhất một tới hai ngày mới phá được. Nhưng khi đó, quân Hồng Bàng không để yên. Quân ở các đồn trú không ra cứu viện, tránh bị đối phương phục kích trên đường. Việc cứu viện là của quân Đá Vách. Với khả năng di chuyển linh hoạt vô cùng trong vùng núi rừng, họ luôn tìm thấy sơ hở của địch để tấn công vào. Đối phương phản công lại thì họ lai luồn rừng mà tránh.
Nhưng đó không phải cái đáng sợ nhất, đáng sợ nhất là quân Đá Vách đi luồn rừng, tránh tai mắt của quân Pơtao Anui, từ các hướng tập trung lại được tới gần 500 người, và tổ chức tấn công vào sau lưng quân Pơtao Anui. Cuộc tấn công này khiến quân Pơtao Anui thiệt hại nặng nề. Đang mải vây cứ điểm, họ chia quân ra quá mỏng, hơn nữa chỉ nghĩ địch sẽ tấn công từ mặt phía đông, từ trên núi xuống là nhiều, ai ngờ chúng vòng được ra sau lưng nữa, nên mặt sau lưng là mỏng nhất. Bị tấn công một cái, nơi này cơ hồ tan vỡ. Quân Đá Vách công phá tuyến sau xong, không hề giúp phá vây hay hỗ trợ chiến đấu cho cứ điểm, mà lập tức rút lui, tìm cơ hội tấn công khác. Quân Đá Vách diệt một hướng tấn công của quân Pơtao Anui, lực lượng phòng thủ bên trong điểm phòng ngự liền chuyển bớt quân sang các hướng, gia cố lực lượng. Quân Pơtao Anui mất một cánh tấn công đã đánh, lại lo sợ bị tấn công tiếp, nên đánh rất dè chừng, tới tận chiều vẫn cù cưa.
Viên tướng chỉ huy cũng cho người về xin cứu viện, quân Pơtao Anui tan vỡ cũng về căn cứ, báo cáo rằng bị địch tập hậu, xin cứu viện. Tướng giữ phòng tuyền chân núi cho người xem qua, phát hiện quân Đá Vách đang di động, sợ rơi vào phục kích, nên lên rất chậm. Tới lúc trời gần tối, viện binh mới tiếp cận, hai tay tướng bàn nhau, ở vùng núi rừng quá nguy hiểm, cảm thấy không thể đánh tiếp thì nên quả quyết rút về. Trên đường quân Pơtao Anui rút, quân Đá Vách xồ ra truy kích, quân Pơtao Anui sau một ngày tấn công vô ích, lại phải nơm nớp sợ hãi bị đánh bất ngờ, sĩ khí chẳng còn mấy, dù có viện binh cũng khó giữ thế phòng ngự.
Ngay trong lần xuất kích đầu tiên nhắm tới phòng tuyến thứ hai của quân Hồng Bàng, thiệt hại cực nặng, 200 binh sĩ thương vong, với hơn 100 người chết, số còn lại thương tật lớn, gần 70 người mất khả năng chiến đấu. Nếu là thiệt hại ở phòng tuyến thứ nhất, khi quân Pơtao Anui chưa quen thuộc với kiểu chiến tranh công kiên thì không còn gì để nói, nhưng giờ là quân Pơtao Anui đã quen rồi, vậy mà thương vong vẫn lớn vậy. Những tên tù trưởng Pơtao Anui lập tức tỏ thái đọ, cho rằng lý do thua trận không nằm ở chỗ họ mà ở chỗ tướng lĩnh Chiêm Thành. Lúc trước quân Chiêm chém các binh sĩ Pơtao Anui thế nào thì giờ các tù trưởng đòi hỏi phải phạt tướng Chiêm tương tự.
Tất nhiên, Silamanta làm sao thuận theo điều đó, chém thuộc hạ của mình sẽ khiến y mất uy. Nhưng tất nhiên cũng không thể làm ngơ, đúng là các tướng lĩnh Chiêm Thành có sơ suất. Cuối cùng, y đành cắn răng lấy chút tiền bạc ra đút lót các tù trưởng để họ tạm im đi, đề nghị tập trung vào việc chiến đấu. Các tù trưởng được tiền bạc, chấp nhận tạm bỏ qua, kêu gọi toàn quân dốc sức phục thù, không nháo sự.
Sau cuộc tập kích bất thần của quân Đá Vách, tướng Chiêm không dám lơ là cảnh giác, điều mỗi lần phải 1500 người, tức phân nửa quân lên, rải lính cảnh giới thật rộng, làm những điểm đốt lửa báo hiệu để phát hiện quân Đá Vách có dị độngthì đốt lên báo hiệu kịp thời. Tại mọi điểm tấn công, phải cho bao vây đủ 4 mặt, lần này không thiên vị cho bên nào, chưa hết còn có 300 lính dự phòng, nếu địch tới thì sẽ đi tiếp viện kịp thời.
Quân Hồng Bàng ở điểm phòng ngự thứ nhất này chống chọi quyết liệt, nhưng hầu như đều phải bỏ dần các điểm, bởi chênh lệch quân số quá lớn, mỗi điểm phòng thủ chỉ có tầm 200 lính, phải chọi với 1000 lính đối phương, cuối cùng khi thương vong mất 50 binh sĩ, khả năng phòng thủ không còn, người chỉ huy đành ra lệnh phá vây. Quân Pơtao Anui và tướng Chiêm muốn thừa thắng truy kích như cách quân Đá Vách làm, nhưng quân Đá Vách lại xuất hiện, đánh chặn để quân phòng thủ rút lui
Chiến quả không quá lớn, nhưng đã hạ một điểm phòng ngự, tinh thần binh sĩ lên cao. Quân Pơtao Anui và tướng Chiêm tiếp tục dùng cách này đánh hạ các cứ điểm ở phòng tuyến thứ hai. Nhưng với mỗi cứ điểm bị hạ, họ đối mặt khó khăn hơn. Phải duy trì tuyến đường vận chuyển lương thực từ xa dưới phòng tuyến chân núi lên, hoặc không thì phải đi về phòng tuyến chân núi lấy tiếp tế. Quân Đá Vách không để việc lấy tiếp tế và đường vận lương thoải mái. Chưa kể, càng chiếm nhiều điểm phòng ngự, lại càng phải phân mỏng lực lượng ra để giữ, còn không đối phương chiếm lại trong đêm, là coi như phải đánh lại từ đầu.
Cuộc chiến dền dứ tại một căn cứ, và khi phá được điểm phòng ngự cuối cùng của phòng tuyến thứ hai, chuẩn bị tiến lên đánh phòng tuyến cuối, cũng đã tới 20 ngày trời. Và không chỉ tại cứ điểm nắm giữa bị vậy, cả hai cứ điểm phòng ngự kia cũng báo về, họ chỉ phá xong được hai lớp phòng tuyền, còn lớp cuối cùng nữa. Quân Hồng Bàng đã kiên trì giữ các cứ điểm này được gần một tháng trời. Lúc này, quân Chiêm đã tiến lên, quân pơtao Anui, Pơtao Angin yêu câu quân Chiêm xuất trận, quân họ bị tổn thất quá nặng nề, không thể xuất chiến. Silamanta giận giữ không thôi, điều hắn không muốn nhất đã phải tới.
Linh khí suy kiệt. Thời đại cũ sụp đổ, kéo theo sự diệt vong của tu tiên giả. Con người phải thích nghi với thế giới không có linh khí.
Từ đó thời đại ma pháp được sinh ra. Thời đại cũ bị giấu kín bởi những kẻ đứng đầu.
Rồi một ngày, linh khí khôi phục trở lại, những phế tích thời đại cũ có hàng vạn năm chôn vùi dưới lòng đất bắt đầu xuất hiện.
Ma Pháp Sư hay Tu Tiên Giả mới là chủ nhân của thời đại mới?