Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 24: Bình định Pơtao Anui (3)
– Các ông thống kê gì mà lâu vậy!- Trần Thanh Toàn chẹp miệng
– Thống kê như bọn tôi này là nhanh lắm rồi, toàn người từ làng Hồng Bàng sang làm đó, chẳng qua thời gian ngắn qua, chưa tới nửa canh giờ mà ông bạn!- Lương Văn Vâm gãi cằm.
Trần Thanh Toàn nhướng mày một cái, không nói thêm. Quả thực, mới chỉ một giờ đồng hồ trôi qua, đòi hỏi phải có những tính toán thống kê là hơi vô lý.
– Tướng quân, cơm tới rồi!- Một vài người của đội hậu cần mang cơm lên cho Vâm, Toàn, Y San, Xủ Lu ăn, về phần Công, hắn đang đi cùng đoàn kiểm kê, đảm bảo tù nhân không làm loạn. Cơm có thịt, bát canh và chén rượu nhỏ để uống, là cơm thời chiến tiêu chuẩn. Nhưng so với nhiều binh sĩ khác chỉ ăn cơm khô, thịt khô, uống nước lã, thế là tốt rồi.
Sở dĩ có sự phân biệt đối xử giữa chỉ huy và lính, chính là để kích thích quân lính. Không như khi xưa, quân Hồng Bàng lúc đó toàn dân trong làng, quan hệ gần gũi, giờ quân Hồng Bàng có nhiều dạng: người Đá Vách, người Pơtao Lia, dân Hiên Giáo cũ, dân Nam Bàn,…. khó có quá nhiều tình cảm thân thiết. Muốn khiến họ có ý chí chiến đấu mạnh mẽ, chỉ có thưởng phạt nghiêm minh, kẻ làm sai bị khiển trách, người làm đúng được thưởng. Đi lính, giết giặc, lên chức, không chỉ được tiền về sau, mà ngay lúc ăn cơm cũng có sự phân biệt, chưa nói người chỉ huy ăn ngon hơn lính trơn, nếu trong chiến đấu, có kẻ dũng cảm, kẻ biết tuân quân lệnh, kẻ được khen thưởng, thì bữa ăn hôm đó của người ấy so với bình thường cũng được cải thiện rồi. Còn nếu bất tuân lệnh, tùy theo nặng nhẹ mà phạt. Giống như hôm nay, quân Đá Vách hơi bất tuân lệnh, lao lên mà chưa tới vị trí chỉ định, khiến thương vong tăng cao, hai ông tướng Xủ Lu, Y San đều bị cắt mất rượu ngon, thịt chỉ có thịt khô nhai tạm, và lát nữa sẽ bị phê bình trước toàn quân để rút kinh nghiệm sâu sắc. Như vậy, binh lính ra trận đều tuân thủ quân lệnh, lại hăng hái chiến đấu.
– Đã có báo cáo!- Vừa ăn lưng lửng dạ, thì báo cáo mà Toàn cần đã tới. Đây là số liệu thống kê về thương vong địch, ta, thống kê quân nhu, lương thảo chiếm được.
Sở dĩ phải thống kê những thứ đó, là vì hiện tại quân Hồng Bàng vừa trải qua trận chiến, tất nhiên có tử trận, thương vong, hỏng hóc khí giới,… rồi kẻ địch thì phần chết, phần bị thương, phần chịu hàng, phần bị bắt. Phải xử lý cho tốt. Với kẻ địch, cũng phải tìm cách thích hợp. Quá mạnh tay: giết hết hoặc làm ra hành vi tàn bạo, người Pơtao Anui mà biết, về sau quân Hồng Bàng đánh là chống tới cùng, thì cũng mệt. Nhưng đối xử quá tốt, thì đối phương có thể không sợ hãi, lần sau cũng đánh tới cùng vì biết sẽ không sao, hoặc là chúng còn sức, đi gặp cánh quân khác hội binh để quay lại đánh ta. Phần thương binh, tử sĩ bên ta, đây là cơ hội để tạo thêm ý chí chiến đấu của quân ta, phải chôn cất tử sĩ cẩn thận, chữa trị cho thương binh, để binh lính thấy rằng có bị thương, thậm chí có chết cũng không quá đáng lo, cũng đáng. Tất nhiên, do còn phải hành quân tiến sâu vào lãnh thổ địch, thực hiện lấy chiến dưỡng chiến, việc chôn cất, chăm sóc thương binh cũng phải tiến hành gấp rút, đồng thời thương binh không đi theo đoàn sẽ phải tính phương án xử lý khác. Khi này, phải có số liệu cụ thể, từ đó mới tính toán đúng.
– Kẻ địch, tổng cộng hơn 700, chúng nó còn chả nhớ nổi, bọn em phải tính hộ luôn. Chết: 214 tên. Bị thương nặng: 158 tên. Bị thương nhẹ, vết thương không đáng kể: 130 tên. Trốn thoát: 95 tên. Còn lại là khỏe mạnh hoàn toàn: 103 tên.
– Quân ta: 1500 quân, thêm 500 hậu cần, tổng cộng 2000. Tử thương: 34 người. Bị thương nặng: 87 người. Bị thương nhẹ: 109 người.
– Về quân nhu: thu giữ 100 nỏ loại tốt, 1000 mũi tên dùng tạm, 400 ngọn giáo, 500 con dao, khiến 100 cái, các loại vũ khí linh tinh không kể tới. Vải vóc, trang phục của địch khó sử dụng. Có một số xe thồ hàng, một ít trâu có thể dùng để kéo xe.
– Về lương thảo: 2000 cân gạo. 100 cân thịt. Các loại rau củ chúng tích trữ. Muối 15 cân.
– Chiến lợi phẩm thu được: một vài món đồ vàng bạc trang sức của đàn ông, vòng bạc, vòng vàng, đồ đồng,….
Nghe qua báo cáo, Toàn gật đầu mấy cái, cùng mọi người thảo luận. Trước tiên, khen thưởng những người chiến đấu tốt hôm nay. Đội hậu cần được chia một phần, vì đã chuẩn bị được máy bắn đá, giúp đưa cuộc chiến kết thúc sớm. Hai là những người xông trận trước hết. Ba là những người tử trận. Bốn là người bị thương nặng. Những chiến lợi phẩm hơi ít, tướng lĩnh tạm thời không được chia, nhưng ghi quân công chỉ huy trận này, phần Y San, Xủ Lu không được ghi công vì lỗ mãng.
Sau chia chiến lợi phẩm, là phân công công việc. Đội ngũ hậu cần sẽ lo việc chuẩn bị xe, trâu để chất lương thực, quân nhu cần thiết trong đêm, sáng mai họ xuất phát tiền vào đất Pơtao Anui theo kế hoạch. Đêm nay, các binh sĩ tham gia chôn cất tạm những người ngã xuống tại một ngọn đồi gần đó. Các thương binh nhje sẽ cùng các thương binh nặng rút lui về đất Hồng Bàng. Tòa cứ điểm này sẽ để lại, báo tin về cho Hoàng Anh Kiệt để cậu ta cử quân tới kiểm soát.
– Ngụy Quốc Công, ông cho các trinh sát đi chưa.
– An tâm, tôi cho đi lâu rồi. Đảm bảo không bao giờ có chuyện bất ngờ trên tuyến đường quân ta chọn.
Tuyến đường mà quân Hồng Bàng sắp đi là do Kiệt và Toàn thống nhất, dựa theo những gì Toàn thu thập từ trước. Con đường được chọn dẫn tới một khu vực màu mỡ, trước là đất Pơtao Lia. Khi Pơtao Anui diệt Pơtao Lia, họ nô dịch người Pơtao Lia, rồi ép những người dân Pơtao Lia phải làm nô lệ, tá điền trên phần đất màu mỡ của Pơtao Lia khi xưa. Theo ước tính, tại phần đất đó, có ít nhất 500 tráng đinh Pơtao Lia. Tấn công vào nơi đó, giải thoát cho các tráng đinh, sẽ thu được thêm quân. Thời điểm này cũng chính là lúc thu hoạch, tấn công vào đó, còn lúa thì gặt gấp, lúa đang gặt cướp mất lúa gạo đã có, lấy của địch để nuôi mình.
………………………………………………………..
Quân Hồng Bàng đánh tan một cứ điểm, tàn quân từ cứ điểm bị phá chạy qua hai cứ điểm còn lại cầu cứu. Dù sợ hãi, nhưng quân Pơtao Anui tại hai cứ điểm kia vẫn phải cử người tới xem xem địch đi hay ở thế nào. Lúc họ tới, quân Hồng Bàng ở đây là do Kiệt chỉ huy đã tới tiếp quản cứ điểm thay cho quân của Toàn đang tiến vào đất Pơtao Anui. Vì cứ điểm chí trú đóng được 700 quân, trong khi bên Kiệt có tới 2000 quân hơn, nên ngoài cứ điểm đó, còn đóng ở mọt vài vị trí khác, tạo thế hô ứng với nhau.
Thấy kẻ địch kéo tới, Kiệt cho quân ra ứng chiến, nhân tiện luyện binh một phen. Các chiến thuật mới lạ cần phải trải qua thực tế, va vấp thì mới có thể nhuẫn nhuyễn. Phía sau có các cử điểm vững chắc, địch chỉ có 500 người kéo tới, mình có 2000 quân, sợ gì.
Kiệt cho 300 quân trực tiếp dưới sự chỉ đạo của mình lên trước, họ tay cầm đao và thuẫn, tiến lên. Ở sau có đội giáo binh của Lương Mếu. Mai Xuân Nghiêm và đội cung thủ chiếm các vị trí quan trọng, sẵn sàng bắn tên, trong khi Đinh Văn mang theo quân trà trộn vào đám bộ binh đi trước.
Hai bên cùng lúc ra tay. Kẻ địch bắn tên tới tấp, các đao thuẫn thủ phải giơ khiên che, đội quân cầm giáo cũng phải nâng những tấm khiên nhỏ lên, đứng sát nhau để tạm che. Cung thủ Hồng Bàng bắt đầu phản công lại, bắn tên cầu vồng, rải mưa tên xuống đầu kẻ địch ở xa. Tuy làm vậy tỉ lệ trúng và trí mạng không cao, nhưng tạo quấy nhiễu, khiến địch không thể thoải mái bắn, quân mình tiến lên nhanh hơn.
Cảm thấy khoảng cách đã hợp lý, Đinh Văn quát to, quân xạ thủ lách ra khỏi đội hình, chiếm một vị trí thuận lợi, bắt đầu xả tên vào người xạ thủ của kẻ địch. Ở khoảng cách gần, lại là cung nỏ tốt, lập tức hạ bớt rất nhiều tay bắn nỏ. Trận mưa tên của quân Pơtao Anui chững lại.
– Xung phong!- Một tiểu đội trưởng hét lên
Đội quân cầm tách thành hai cánh, dãn cách sao cho thật mỏng đội hình, rồi đồng loạt ném mạnh những cây lao trong tay trong tay. Hóa ra trước trận, mỗi lính cầm giáo đều được phát một hoặc hai ngọn lao ngắn cầm bên người. Những mũi lao này chính là để thực thi chiến thuật ném lao. Vì mới tập luyện, khi ném buộc phải tán ra, tránh người sau ném lỗi phải người trước. Những mũi lao bay vun vút, tuy còn tản mát, song đại đa số cũng bay thẳng vào hàng ngũ kẻ địch.
Quan Pơtao Anui hoặc phải tránh né, hoặc giờ khiên che thì lao xuyên qua, gây thương tích các kiểu, hàng ngũ rối loạn. Quân đao thuẫn xông lên tức khắc, quân cầm giáo cũng lao lên, chậm hơn một chút để xếp lại đội ngũ. Quân đao thuẫn chạy tới, dùng thuẫn húc mạnh vào những người lính Pơtao Anui, hẩy ngã họ xuống, hoặc đẩy lui đối phương, nếu đối phương cố chống cự, những cây đao trong tay sẽ xử lý họ. Còn nếu bị ngã, cũng không phải là thoát, những hàng đầu bước nhanh qua, trong khi hàng sau ra tay. Trận chiến đang diễn ra, hai bên chỉ có người chết ta sống, không phải nhân đạo gì.
Đội cầm giáo cũng tới liền, họ chia làm hai đội cánh trái phải đội cầm thuẫn, ép kẻ địch ở giữa lại. Bị ép chặt, quân Pơtao Anui cũng không khuất phục, chiến đấu ngoan cường. Kiệt không cho thêm viện quân, đây là lúc đọ kiên trì, nếu dùng quân số áp đảo, dành thắng lợi quá dễ dàng, về sau quân đội sẽ không quen đối mặt thách thức. Ưu thế về vũ khí, rèn luyện, chuẩn bị, thưởng phạt, vvv đã đủ, hai giờ chiến đấu, quân Pơtao Anui tan vỡ, phải chạy. Kiệt lệnh toàn quân không truy kích, thu dọn chiến trường.
Có ít tử sĩ, thương binh hơn trận của Toàn, phần vì Kiệt ở đây, các tướng đều răm rắp tuân lệnh, không có kẻ tự tiện dùng máu chiến lao lên kiếm công, phần vì kẻ địch không có địa lợi để phòng ngự như lần trước, ưu thế quân Hồng Bàng triển khai ra tốt hơn. Luận công ban thưởng giống hết buổi luận công của Toàn, có điều phần thưởng chỉ có thể là tạm ghi công, chờ đợi khi nào xử lý hai cứ điểm kia mới có được. Tất nhiên, những thứ như khẩu phần ăn, rượu được đáp ứng ngay, ứng trước để tạo hiệu ứng kích thích.
– Cậu Kiệt, sao không để tôi đi diệt gọn bọn chúng chứ!- Sau buổi luận công ban thưởng, là lúc chư tướng cùng ngồi thảo luận trận chiến hôm nay. Chưa ngồi ấm chỗ, Đinh Võ thắc mắc khi Kiệt để kẻ địch thoát đi tới gần 200 người.
– Thả dây dài câu cá lớn!- Kiệt đáp một câu đó, nhìn các tướng lĩnh ở đây, có người hiểu ngay, có kẻ còn mù mờ, đợi thêm một chốc, vài người hiểu ra. Khi đảm bảo kẻ có năng lực tự hiểu được đã hiểu hoặc nghĩ là hiểu được, Kiệt quay qua Đinh Võ, kẻ duy nhất trông là biết không biết gì, giải thích. Hôm nay không chỉ không cho quân đi phục kích diệt gọn, lại còn ém quân từ sớm ra chỗ khác, Kiệt muốn để địch không phán đoán được đúng năng lực của quân ta, để chúng tưởng chỉ cần hội thêm quân là có thể đánh được. Như vậy chúng sẽ kéo tới đây, đánh tan quân ta, dành lại cứ điểm. Đây là luyện binh, cũng là mưu kế để hạn chế việc địch dùng ưu thế công sự.
– Mạt tướng hiểu rồi!- Lúc này Đinh Võ mới cười hề hề. Kiệt khẽ cười lắc đầu, Đinh Văn lại thấy vui, Đinh Võ như vậy, Kiệt sẽ dùng nó an tâm hơn, cũng tốt.