Chương 45: Phân tích rõ ràng
- Đầu tiên, phải nói cái trò của anh đã sai từ đầu, vì cách anh làm là trốn tránh.
- Câu nói của họ đưa ra là do Khổng Phu Tử nói. Lần trước anh đã dùng Khổng Phu Tử để nói họ cho nên...
- Em hiểu, ý anh là lúc đó anh lấy Khổng Tử làm chỗ dựa, nay há miệng mắc quai chứ gì? Đừng vội. Câu nguyên văn mà họ trích dẫn là gì?
- Thiên hạ hữu đạo tắc lễ nhạc chinh phạt tự thiên tử xuất. Thiên hạ vô đạo tắc lễ nhạc chinh phạt tự chư hầu xuất. Tự chư hầu xuất, cái thập thế hy bất thất hĩ; Tự đại phu xuất, cái ngũ thế hy bất thất hĩ; Bồi thần chấp quốc mệnh, tam thế hy bất thất hĩ. Thiên hạ hữu đạo, tắc chính bất tại đại phu. Thiên hạ hữu đạo, tắc thứ dân bất nghị.
- Thế nào là “ Tắc thứ dân bất nghi”?
- Tức là kẻ thứ dân không được hỏi việc nước?. Được copy tại TRÙMTRUYỆ Л.VЛ
- Không hỏi tới hay không được hỏi?
- Có gì khác nhau sao?
- Có đấy! Không hỏi tới là vì thiên hạ đã được cai trị tốt, quyền lợi họ được đảm bảo, cho nên họ không hỏi tới. Không được hỏi tức là không được bàn luận về việc nước, bàn là trái luật. Hai cái này khác nhau, một cái là tự nguyện, cái kia là ép người. Khổng Tử của anh sẽ nói theo ý nào?
- Đúng ha! Thánh nhân nói súc tích, tục nhân hiểu sai ý.
- Nhưng đó chỉ là một cách trốn tránh khác. Bắt vào câu chữ tuy rằng khiến người ta bại, nhưng họ tất còn muốn so tài nữa, làm mãi như vậy cũng chẳng được. Cho nên anh nhất định phải biết kiến thức thực tế. Đầu tiên, anh biết gì về thời kỳ mà Khổng Tử sống.
- Khổng Phu Tử sinh ở thời kỳ Xuân Thu, nhà Chu dời đô về đông, chư hầu nổi lên...
- Được rồi, vậy tựu chung lại thì đánh giá về thời ấy là gì vậy? Tóm gọn trong một tới hai câu thô
- Một thời kỳ hỗn loạn. Vua không ra vua mà tôi chẳng ra tôi.
- Thứ các anh nhìn chỉ là hiện tượng thôi. Nguyên nhân sâu xa của nó, là vấn đề kinh tế. Nền kinh tế thời đó phụ thuộc rất mạnh vào nông nghiệp, một năm từ một đến hai vụ, công cụ lao động làm từ đồng- nặng nề và không bền, không thể dùng được lâu và hiệu suất làm việc khi làm với công cụ đồng là thấp. Chính vì kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp không phát triển tới mức độ có thể giúp đỡ nông nghiệp, cho nên thu nhập eo hẹp. Ví dụ như nhà ta ngày trước đi, nghèo một chút, nhưng tại sao vẫn đủ sức nuôi anh em mình lớn lên khỏe mạnh như thế này?
- Vì bố mẹ chăm chúng mình tốt, ông bà cũng giúp đỡ, không tiêu tiền lãng phí như mua son phấn cho mẹ, bố không uống rượu đánh bạc,…
- Vậy bây giờ em liên tục đòi chế cái này, tạo cái kia, tiền rõ ràng phải chi nhiều hơn trước đúng không, sao nhà mình vẫn giàu có.
- Đó là vì em đã góp phần làm ra tiền, thông qua bố mẹ trợ giúp, rồi cả chú hai, chú ba, chú tư cũng làm cùng, kinh tế nhà mình đã đi lên. Nhưng so ra, em vẫn đang có những chi tiêu mạnh tay. Tại sao không ai nói gì?
- Vì em luôn làm đúng, và còn giúp mọi người kiếm thêm được tiền.
- Cho nên uy tín của em cao, được mọi người tin tưởng. Vua Nghiêu ít được nói tới, thôi thì cứ cho là một người hiền hòa; vua Thuấn là kẻ có lòng nhân hiếu, mẹ kế có lòng hại mà vẫn bảo vệ cho bà ta, nên người ta tin ông ta sẽ không làm hại tới mình, thành ra người ta theo, tới khi được Nghiêu tin giao công việc, ông ta cũng làm việc hăng say, tiết kiệm, làm được nhiều của cải cho mọi người nên dù Đan Chu có là con của Nghiêu cũng không được chọn; Đại Vũ có tài trị thủy, lại cần mẫn công tác tới nỗi vợ sinh con rồi con lớn vẫn chưa về, ở một xã hội nông nghiệp làm chủ, người ta thấy rằng chỉ có theo Đại Vũ mới ấm no, nên Đại Vũ được chọn lựa vậy. Thời xưa, người ta sống theo bộ tộc, chỉ có người tài giỏi hơn cả, đem lại được lợi ích cho họ, thì họ mới theo.
- Đó đâu chỉ là lợi, đó là đức, là nghĩa!
- Lợi và nghĩa như hai mặt đồng tiền xu, chỉ có một thì không được. Đạo Nho ban đầu giảng nghĩa quá nhiều, nên người ta không nghe, sau này Đổng Trọng Thư cải biến, lại thêm phần lợi, nhà cầm quyền mới chịu dùng. Lòng người chính là như thế, anh cho họ lợi, họ cảm kích cái ân đó của anh, họ gọi anh là người nghĩa khí. Lợi ở đây không nhất định là tiền tài, nó là thứ mà người ta thiếu. Như kẻ ăn mày bị người ta coi khinh, anh ân cần cho người ta thức ăn, họ thấy anh có nghĩa khí. Người bị hàm oan, không ai dám đứng ra, anh đứng ra bảo vệ lợi ích của họ, họ thấy anh nghĩa khí. Cho nên, lợi và nghĩa là hai mặt song hành. Như Đổng Trọng Thư khi cải biến đạo Nho, đã tôn sùng nhà cầm quyền lúc đó, tạo ra thiên mệnh để nhà Hán có cớ giữ ngôi cửu ngũ, vậy chẳng phải là đại lợi hay sao. Nhưng cũng vì cái lợi đó, đạo Nho được lưu hành mạnh, cái nghĩa cũng sinh sôi nảy nở, như hai mặt đồng tiền xu không tách lẫn nhau vậy.
Kiệt nói một hồi làm Minh ngẩn ngơ. Bấy lâu nay cậu ta luôn nghĩ rằng Kiệt không biết gì ngoài khoa học, không ngờ Kiệt lại có những phân tích kỳ quái về đạo Nho thế này. Song càng ngẫm, Minh càng khó phản bác.
- Nhưng hãy tạm thời ngừng lại một chút, câu hỏi tiếp theo, tại sao con Vũ là Khải lại có thể nối ngôi cha, trong khi Bá Ích cũng là kẻ có tài?
- Vì quyền lực đã tập trung trong tay Khải, hắn có thể ban phát quyền lợi cho kẻ khác.
- Bá Ích không thể sao?
- Vì Khải có thể trao được nhiều lợi hơn Bá Ích…
- Không phải, anh đừng quên rằng thời xưa không có nghĩa là ngu. Thế tại sao Đan Chu ( con của Nghiêu) và Thương Quân ( con của Thuấn) không làm thế?
- Vì, vì… Rốt cục là vì sao vậy?- Minh giơ tay đầu hàng
- Thời kỳ Nghiêu, Thuấn là thời kỳ các bộ lạc, sản xuất ít, chia phải đều, người người đều phải lao động để có ăn, Nghiêu em chưa biết thế nào, chứ Thuấn phải đi sửa mái nhà, đào giếng nước là biết rồi đấy. Vì thề mà người tài hầu như đều là thiên tài sinh ra đã có, chứ ít có cơ hội học hành. Nhưng khi Đại Vũ trị thủy, đề cao nông nghiệp, tích lũy tài sản, con ông ta là Hạ Khải có cơ hội không làm mà ăn, cho nên có thể đi học, học và học. Từ đây, Khải có thể tích lũy kiến thức, nên tài của Khải và Bá Ích là tương đương. Có thế, Khải mới được ủng hộ. Tương tự cái câu “ Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”, nên hiểu theo cái nghĩa là con vua, do được tích lũy sẵn tài sản, tiếp xúc thường xuyên với công việc làm vua, học hành cẩn thận cho nên khi làm vua sẽ dễ hơn.
- Nói như thế, do con cháu chư hầu hay bồi thần vốn chỉ có kiến thức và tài sản ở mức độ nhất định, tài chỉ huy của họ sẽ bị yếu đi, làm cho việc điều hành nhà nước bị ảnh hưởng?
- Điều hành một quốc gia chưa vội nói tới, giờ hãy cứ nói đến làm ăn hợp tác giữa một nhóm người đi. Anh nói giữa người với người, hợp tác với nhau dựa trên cái gì?
- Lợi ích gắn bó?
- Vậy ta lại nói tiếp câu chuyện về lợi. Anh còn nhớ việc em phải nhượng bộ khi hai họ Đào và Đỗ trong vụ làm cái bánh xe nước chứ. Khi đó, em đã nói rằng chỉ làm vừa phải những cái máy bơm sức gió, để làm những món đồ có lợi về sau, nhưng mấy lão già đó không chịu, vì máy bơm bán ra nhanh, hồi vốn nhanh, trong khi những thứ em đang chế chưa đưa được ra thị trường ngay, còn phải ngâm ít lâu. Như vậy, lợi có khi át nghĩa, vì món lợi nhỏ và bỏ món lợi lớn, vì lợi trước mắt bỏ lợi lâu dài. Vì sao em đòi bỏ tiền ra, nhà mình nghèo nhưng không tiếc, đến khi nhờ tới hai họ kia, những kẻ giàu có lại chi ly từng tí một.
- Vì uy tín của em với họ là không đáng kể! Lợi em đem cho họ không tới mức họ phải nghe em.
- Bộp, bộp, bộp!- Kiệt vỗ tay, gật đầu, tuy vậy nét mặt chưa thể hiện sự thỏa mãn.- Tại sao?
- Vì họ và em ngang hàng nhau khi phân chia quyền lợi và nghĩa vụ. Khi này, họ sẽ không chịu hiểu về cái lợi lớn mà em nói tới, họ tối mắt vì thứ trước mắt mất rồi. Hơn nữa, cái lợi em thấy, học không tưởng tượng được.
- Tình hình thời Xuân Thu là do Thiên Tử Chu mất uy quyền bởi thiếu binh lực, các chư hầu tự do nắm quyền, mà họ thì lại gần như bình đẳng với nhau rồi. Cho nên không ai bảo được ai, ai cũng cố mà dành cái lợi, cho dù là lợi nhỏ, lợi trước mắt, lợi ngắn hạn. Vì thế, họ làm những việc tự gây hại cho đất nước mà không biết hoặc là biết mà cứ làm.
- Càng là kẻ ở cấp thấp, ham muốn quyền lực càng cao, nhưng lại không chịu bồi dưỡng năng lực để xứng với vị trí mình muốn đứng, nên khi đứng lên vị trí đó, làm công việc đó, thì sẽ hoặc vì thiếu tài ( năng) mà gây họa hoặc vì tham tài ( sản) mà đi sai đường.- Minh tiếp lời
- Giờ anh đã hiểu về nghĩa của câu nói mà Khổng Tử nói rồi chứ.- Kiệt lúc này mới dịu đi.
- Đây chỉ là một câu tả lại thời thế, dù có ý răn dạy nhưng đã bị bẻ cong đi nhiều quá rồi.- Minh than thở. Nghe Kiệt nói xong, Minh như vỡ ra nhiều điều. Hóa ra, học hành như nó bây giờ vẫn thật sự quá ngây thơ.- Nho học thật sự làm hại người ta quá mức.
- Không hề, em tin là với những người cần biết thì họ vẫn sẽ biết thôi! Nhưng họ sẽ không truyền ra ngoài đâu!- Kiệt lắc đầu
- Để đảm bảo địa vị, phải không?- Minh hỏi mà lòng đã có câu trả lời. Nếu như ngày xưa các bên có địa vị ngang nhau, học thức ngang nhau, người ta có thể tuyển cử ra người tài, thì rõ ràng khi đã có thể truyền quyền cho con cháu, họ tất nhiên phải dùng mọi cách để giữ chặt nó. Tài nguyên như tiền bạc, ruộng đất, tài sản và học thức là những thứ sẽ bị khống chế.- Đó cũng là mâu thuẫn của anh với bọn Kim Chủ.
- Học xưa để biết nay là vậy đấy. Bây giờ nghiệp học thịnh hành nên mọi người trong trường đều có sự bình đẳng nhất định, tài năng đều có thể hiển lộ ra, không khác gì việc Nghiêu, Thuấn và Vũ có tài nên được chọn. Nhưng đồng thời sự tư hữu cũng rất cao, quan lại cha truyền con nối, rồi con dùng tới tài nguyên của cha để làm ẩu đã nhiều rồi, hơn thế nữa thói hám lợi càng nghiêm trọng, kẻ không muốn người khác hơn được mình càng lắm hơn. Anh muốn ngoi lên tất sẽ chiếm chỗ của bọn nó, đây là điều dễ hiểu. Không giải quyết được điều mâu thuẫn này, anh có tránh được ngày rằm không qua được mồng một đâu.