Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 60: Nguy thành
Amira muốn đem chuyện của hiên Giáo ra nói với Kiệt, bởi theo cô, hiên Giáo tuy đã xây dựng lại quân đội, xong binh ít, tướng chưa tinh, cho dù có xuất động toàn bộ lực lượng cũng không bằng được quân Hồng Bàng. Tất nhiên, các cao tầng của Hiên Giáo tỏ ra khó chịu, có người thì nói rằng Amira đã lấy chồng, như bát nước hắt đi, có người nói cô không nên tham gia các cuộc họp cơ mật của Hiên Giáo nữa,… Trong khi đám đông nhau nhao, phu nhân Amusi tuyệt nhiên hiểu rõ, Amira nói đúng. Đánh trận là chuyện sinh tử, cần tinh binh mãnh tướng. Ngày xưa Hiên Giáo chơi trò chính trị, suy yếu sức mạnh các viên tướng giỏi mà quân Hồng Bàng đưa tới, kết quả là suýt diệt vong, giờ, không thể mắc lại lỗi sai ngày xưa.
– Amira, không phải Hiên Giáo không tín nhiệm quân Hồng Bàng, chỉ là đã là người, ai cũng có lòng tự tôn. Phải nhờ người, thì về sau gặp người sẽ phải mềm mỏng, phải cúi đầu, nhiều người không muốn thế!- Phu nhân Amusi gọi Amira lại chỗ mình, mềm mỏng nói chuyện. Bà biết, Amira dù không cố ý mách lẻo, bị người ta nói vậy, chắc cũng phải tâm sự với chồng. Hoàng Anh Kiệt giờ đã cửa trên với Hiên Giáo, nếu thấy họ vẫn còn khó bảo, tự cao, chỉ e trong lòng không vui, tìm cách đì họ. Vì thế, lời Amusi nói lúc này, cốt là bào chữa một chút, tiện đà giải thích cho Kiệt hiểu rằng đây chỉ là chút sĩ diện hão, và cũng chỉ của những kẻ ngốc thôi. Hiên Giáo vẫn sẽ biết nghe lời Kiệt.
– Vâng, con cũng biết thế. Chỉ tiếc ngày xưa ta có cơ hội ngồi ngang hàng với Kiệt, nhưng lại để mất.- Amira tặc lưỡi, cô chấp nhận cho qua, dù sao Hiên Giáo cũng chính là mái nhà của cô, là tôn giáo cô thờ phụng.
– Con nói đúng, ngày xưa vì nghi kỵ, chúng ta đã phạm đại sai lầm.
Amusi hàn huyên một hồi mới để Amira về. Bà ta đợi khoảng 2 tới 3 ngày, đảm bảo Amira đã có đủ thời gian tâm sự với Kiệt, mới cho người mời Kiệt qua thảo luận vụ việc các giáo đồ Hiên Giáo đang cầu cứu.
– Cậu Kiệt, các tín đồ hiện đang đứng trước nguy nan, thân là người đứng đầu Hiên Giáo, tôi không thể bỏ rơi họ. Nhưng quân đội Hiên Giáo mới thành lập lại, cậu cũng biết rất rõ, để chúng tôi theo lệnh mà chiến thì dễ, độc lập tác chiến thì khó.- Amusi kể lể những gian khó mà Hiên Giáo gặp phải, nhưng không vội yêu cầu gì. Hai bên chỉ là đồng minh, hợp tác với nhau là vì lợi ích, nên nhờ cậy đối phương trước, tất phải trả giá.
Kiệt thấy đối phương không muốn mở miệng trước như vậy, cũng chẳng dại dột lao lên làm người tốt bằng cách đem tài lực và nhân lực bên mình để giúp họ vô tư. Kiệt tỏ ra khách sáo một chút:
– Phu nhân, tôi hoàn toàn thông cảm tình hình này. Hiện tại chiến sự nơi đây cơ bản đã ổn định, 3000 binh sĩ Hiên Giáo hoàn toàn có thể rút khỏi chiến trường mà không có hậu quả nào. Nếu thực sự các tín đồ đang gặp nguy, thì các vị có thể đem đạo quân này tới ứng cứu họ.
– Cậu Kiệt…
– Phu nhân, tôi biết quân Hiên Giáo vẫn còn non kinh nghiệm, nhưng xưa nay quân tinh nhuệ không luyện không thành. Nếu chỉ chờ người ta làm sẵn, mình đi theo sau, chắc chắn không thể lấy được thành quả tốt. Binh cũng vậy, tướng cũng thế. Phu nhân nghĩ mà xem, so với phía nam, thành Đại Định và phía tây, những vùng đất khác chỉ phải đối mặt với lũ cướp biển, chúng không nhất định phải chiếm được đất, bắt được phu, đánh được thì đánh, không được thì bỏ, quân các vị chỉ cần chống đỡ một hồi, cũng coi như xong.
– Được cậu Kiệt chỉ bảo thật là đại lợi.
– Phu nhân quá khen.
– Vậy theo cậu Kiệt, trận chiến lần này, ai có thể dẫn quân.
– Amira.
– Con bé sao?
– Đúng, Amira là người mạnh mẽ quyết đoán, chăm chỉ học hỏi từ làng Hồng Bàng, trong số những người của quý giáo mà tôi biết, Amira là người tốt nhất.
Amusi nghe xong, tự nhiên có chút vui. Kiệt chỉ biết Amira, chứng tỏ cậu ta không thò tay vào Hiên Giáo quá sâu, Amira là người duy nhất Kiệt biết và có thể khống chế. Amusi nghĩ tới việc Amira cầm quân, cân nhắc một phen, thấy như vậy cũng không phải là không được. Amira là người của Hiên Giáo lại lấy Kiệt, vì thế nếu chỉ huy quân đội Hiên Giáo tất sẽ được làng Hồng Bàng giúp đỡ. Kiệt không phải kẻ vô tình, hắn sẽ giúp Amira. Như thế, Hiên Giáo không phải nợ gì Kiệt và thế lực làng Hồng Bàng mà vẫn có sự trợ giúp. Kiệt nói bâng quơ thêm một chút rồi về, bày binh bố trận, thiết lập mưu kế cho đối phương không phải trách nhiệm của cậu.
Kiệt nói tới đây liền xin phép rời đi, vừa quay lại lều, đã thấy Amira đợi ở. Cô nàng còn chưa kịp mở miệng, Kiệt đã phẩy tay
– Đã nói chuyện với phu nhân Amusi rồi, khả năng cao là sẽ được đồng ý thôi. Dù sao Hiên Giáo hiện tại, không thể rời khỏi sự trợ giúp của làng Hồng Bàng.
Nghe Kiệt nói thế, Amira bĩu môi, nhưng cô không phản bác. Đây là sự thật, và sự thật thì mất lòng. Nếu như là với những người như phu nhân Amusi hay người khác, Kiệt chắc chắn không tùy tiện nói ra. Chỉ có người nhà với nhau mới có thể thẳng thắn mắng chửi, chê trách lẫn nhau. Khách khí, là người ngoài. Thấy Amira không đáp lại, Kiệt nhún vai, hỏi thăm xem Amira có còn chỗ nào thắc mắc không.
Trong phòng của Kiệt lúc này có một sa bàn, đó là sa bàn khu vực phía bắc của trấn Hoài Nhân. Mấy hôm nay Kiệt cùng các tướng lính giúp Amira tính toán phương sách đối phó trước khi Amira đem quân tiến xuống phía bắc trấn Hoài Nhân. Thượng binh phạt mưu, tức là trong chiến tranh trước tiên phải xây dựng được kế hoạch tác chiến, không có chiến lược, chiến thuật, bạ đâu đánh đấy, cuối cùng nhất định phải thua. Từ khi Amira có ý muốn dẫn quân Hiên Giáo đi xuống núi, Kiệt tận lực giúp.
Chư tướng đưa ra một số ý kiến thực tiễn chiến đấu, lại liệt kê một số nhân vật thuộc Hiên Giáo có thể dùng được để Amira liệu trước. Thông qua những trận chiến trên đây, các tướng lĩnh Hồng Bàng cũng biết được năng lực của cấp dưới. Kiệt đặc biệt còn cho Amira một nữ hộ vệ- Ngụy Ngọc Lan, em gái Ngụy Quốc Công. Cô gái này không chịu sống đười tầm thường, nhất nhất tòng quân, Kiệt cho làm nữ vệ sĩ bảo hộ Đào Thùy Linh và Trần Phương Nhung, Lan cũng hơi thất vọng vì Hồng Bàng quá bình an. Ngụy Quốc Công bị em gái làm phiền, chỉ đành mặt dày xin Kiệt cho em gái lên đây, bảo vệ Amira. Vừa hay có việc Amira phải chỉ huy quân nên cho Lan theo luôn.
Amira đưa thông tin về địa thế, Hiên Giáo đã vẽ bản đồ, còn Amira thì từng quản lý nơi ấy, địa thế nắm rất chắc. Theo như Amira biết, có một tuyến đường đi khá kín đáo ở Phù Ly. Ngày xưa Hiên Giáo chưa quen biết với làng Hồng Bàng, nhiều khi phải lén tìm cách đi kiếm lương thực cho tín đồ, có khi còn trộm buôn muối. Chỉ là Hiên Giáo không dám làm to, con đường này tương đối khó đi. Song cả Amira và Kiệt đều nhận định yếu tố quan trọng lúc này là bí mật. Nếu có một tuyến đường dễ đi, cũng có nghĩa là sẽ phải có một tuyến đường để kẻ khác thọc vào bụng họ.
Theo tình hình hiện tại, muốn đi xuống miền bắc thì phải đi đường núi, các tuyến đường dễ đi đều bị phong tỏa, nhưng người dân và các tín đồ đều không đợi được lâu, phải nhanh. Quân Hoài Nhân đã từ bỏ nơi ấy, cướp biển thì e rằng không, chúng sẽ luôn cướp bóc tới hạt gạo cuối cùng của người dân, thậm chí sẵn sàng móc miếng cơm họ đang ăn trong miệng ra ấy. Theo Amira, cô sẽ dẫn tinh nhuệ của Hiên Giáo đi trước, theo tuyến đường nhỏ này tới miền bắc ứng cứu. Phần còn lại của quân Hiên Giáo tiến dần theo sau, mang theo đủ khí giới, lương thảo,… để chuẩn bị đánh lâu dài, không ai phản đối, đây là phương án hợp lý nhất. Giờ là đợi Hiên Giáo để Amira làm tướng nữa thôi.
……………………………………………..
Amusi rất nhanh thuyết phục được cao tầng Hiên Giáo để Amira cầm quân. Theo kế hoạch đã vạch ra từ lâu, Amira dẫn quân hành quân gấp. Với trang bị gọn nhẹ và lương khô, quân tinh nhuệ Hiên Giáo chỉ tầm 300 người đã tiến nhanh xuống phía bắc Hoài Nhân. Họ tiến nhanh trên đường núi khó đi, nghỉ ngơi thì ăn tạm lương khô, mắc võng mà ngủ, đốt lá để đuổi muỗi, tránh bị sốt rét rừng,..
Đường đi khó khăn, nhưng quân Hiên Giáo cũng đã qua rèn luyện, mất chưa đầy 17 ngày hành quân gấp là xuống tới miền bắc Hoài Nhân. Đến đây, toàn quân chọn một vị trí để tạm hạ trại, còn cho người đi tìm bắt liên lạc với cơ sở Hiên Giáo ở đây, dấn tiến họ đi gặp dân chúng. Hiện tại người dân đang co cụm phòng thủ trước lũ cướp biển, nếu như họ kéo người tới, có thể bị hiểu nhầm.
Amira đã chọn đúng cách, vì cách đây không lâu, lũ cướp biển vừa tấn công mấy ngôi làng nữa. Tuy được lệnh tiến vào cướp phá phía bắc Hoài Nhân để thu hút quân Hoài Nhân tới ứng cứu, nhưng khi quân Hoài Nhân đã chủ động co cụm phòng ngự, lũ cướp biển vẫn không thôi cướp bóc. Khi những ngôi làng di dời, chúng cũng không tha, thậm chí còn tập hợp lực lượng lớn để tấn công, phá cho bằng cướp, cướp tài sản và người. Vì thế, hiện tại họ rất cảnh giác, thấy người lạ là bắt trói, thấy đông người là các khu tập trung mới sẵn sàng khí giới đánh trả.
Sau khi sứ giả bắt được liên lạc với người Hiên Giáo ở một khu tập trung, bọn họ đòi người đứng đấu cảu quân cứu viện tới nói chuyện. Thấy Amira và Ngụy Ngọc Lan tới, vì 2 cô là phụ nữ, họ liền cho là bị lừa, toan đuổi đi
– Các vị hương thân phụ lão, các tín đồ Hiên Giáo, Amira ta từng là người đứng đầu một phân đàn Hiên Giáo ở Phù Ly, mọi người còn nhớ không ạ?- Amira lên tiếng, cao giọng hỏi. Cuối cùng cũng có vài người may mắn từng gặp qua cô hoặc ở gần phân đàn Hiên Giáo Phù Ly. Amira thuật lại những việc ngày xưa phân đàn từng làm: đi lên núi lấy thổ sản đổi gạo, làm thủy tính,….
– Đúng là cô Amira rồi. Nhưng sao Hiên Giáo lại để người đàn bà như cô cầm quân, đàn ông chết hết rồi sao?
– Ai nói đàn bà không bằng đàn ông!- Ngụy Ngọc Lan quắc mắt đòi gã thanh niên vừa nói câu đó lên, và cô ta đập cho hắn không trượt phát nào.
– Chư vị, đàn bà hay đàn ông, Hiên Giáo hay không, giờ ta chung kẻ thù là những tên cướp biển. Xin các vị đừng để thời gian trôi qua vô ích. Ta phải khẩn trương lo liệu việc ứng phó địch đã.