“Kia không phải là Kỷ lão tướng quân đức cao vọng trọng sao? Có phải ông ấy vừa nói không quen biết Nam Cung gia không?”
“Còn có thể là ai nữa? Ở Thủ Đô này có ai dám hô lớn ba chữ Kỷ Duật Vân? Ngài ấy thật sự chính là lão tướng đại danh đỉnh đỉnh đấy.”
“Điều thú dị nhất là, ngài ấy bảo không quen biết gì người nhà Nam Cung, vậy mà một nhà ba người suốt ngày ra đường huênh hoang, bảo bản thân là người nhà của Kỷ Gia - danh gia số một của Thủ Đô.”
“Chỉ mình tôi cảm thấy kẻ nực cười nhất chính là vị kia của nhà họ Tịch à? Ra sức nâng đỡ Nam Cung Lục Trà vì nghĩ cô ta là cháu gái duy nhất của lão tướng quân, cố gắng câu kéo biến cô ta thành con dâu của mình, giờ thì sao? Chẳng phải cũng biến thành trò hề cho người khác cười khinh.”
Một hai lời thì thầm có thể không nghe, nhưng đồng loạt cả đám người cùng lên tiếng, nhân vật chính được nhắc đến có thể không nghe thấy sao. Sắc mặt của ba người nhà Nam Cung và Tịch Hàng đều đen đến mức cực điểm.
Nam Cung gia chủ vẫn cố gắng tỏ ra tự nhiên mà giải thích với ông cụ Kỷ:“Chú…chú Kỷ, chúng ta là họ hàng với nhau cả, nhưng có lẻ là không thường xuyên qua lại nên chú không nhớ thôi.”. Đam Mỹ Hiện Đại
Ông cụ Kỷ cười lớn:“Nếu chó mèo nào ra đường cũng tự xưng là họ hàng của lão già này, chẳng phải gia phả nhà họ Kỷ còn dài hơn cả *Mahabharata sao?”
(*Mahabharata là một trong hai cuốn Sử thi tiếng Phạn (Sanskrit) Ấn Độ cổ, cuốn thứ hai là Ramayana. Mahabharata bao gồm 220.000 câu thơ đôi (sloka), là thiên sử thi dài nhất trên thế giới, gấp 7 lần tổng số câu thơ của hai bộ sử thi Hy Lạp cổ đại là Iliad và Odyssey. Tác phẩm này được coi là “Đại Bách khoa toàn thư” về văn hóa truyền thống, về các truyền thuyết và về các thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa. Nó là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độ truyền thống như lời một câu ngạn ngữ cổ: "Cái gì không thấy được ở trong Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ." Cuốn sử thi này cũng chiếm vị trí quan trọng trong triết học và tôn giáo tại Ấn Độ, do nó có lồng ghép cuộc đối thoại triết lý dài tới 700 câu thơ giữa dũng sĩ Arjuna và thần Krishna trước khi khai chiến. Phần thơ triết học kỳ diệu này được xem như một tác phẩm độc lập hoàn chỉnh mang tên Bhagavad Gita (Chí tôn ca), một kinh văn quan trọng hàng đầu của Ấn Độ giáo (đạo Hindu).*)
“Ma…ma gì cơ?” Nam Cung gia chủ hoàn toàn không biết ý châm biếm trong lời nói của ông cụ Kỷ.
Kỷ Thần Hi liền tốt bụng giải thích cho ông hiểu:“Mahabharata, sử thi dài nhất thế giới.”
Một câu nói của Kỷ Thần Hi khiến cho cả ba người nhà Nam Cung chỉ muốn đào hố chui xuống đất ngay. Ý tứ của ông cụ Kỷ chính là nói bọn họ chỉ là chó mèo mà cũng muốn trèo kéo quan hệ với nhà họ Kỷ. Còn Kỷ Thần Hi lại khiến cho tất cả mọi người thấy bọn họ là kẻ kém hiểu biết đến mức, không hiểu nổi ý tứ châm biếm của ông cụ Kỷ.
Lúc trước nhìn Nam Cung Lục Trà thuận mắt bao nhiêu, thì giờ đây Tịch Hàng chỉ hận không thể băm dầm đối phương thành trăm mảnh. Nếu biết ông cụ nhà họ Kỷ chẳng có chút quan hệ gì với nhà Nam Cung, vậy thà ông để con trai mình cưới con nhóc nghèo khổ như Kỷ Thần Hi, vẫn còn đỡ hơn cho một con phượng hoàng giả và nhà. Ít ra với gương mặt của Kỷ Thần Hi, cũng đủ để đè bẹp tất cả tiểu thư thế gia ở Thủ Đô, không đến nổi sẽ gây mất mặt cho nhà họ Tịch.
Nam Cung Lục Trà nghiến chặt răng, cô ta cảm thấy tất cả mọi người xung quanh đều đang muốn chống đối cô ta.
Rốt cuộc cô ta đã đi sai bước nào?
Chẳng phải chính ông cụ Kỷ nói sẽ đến bữa tiệc này để chống lưng cho cô sao? Chẳng phải Tịch Hàng nói sẽ chỉ chấp nhận một mình cô là con dâu nhà họ Tịch? Chẳng phải tất cả mọi người đều nên nhìn cô bằng ánh mắt ngưỡng mộ và ghen tỵ ư?
“Kỷ gia gia, dù ông không muốn nhận, nhưng gia đình cháu vẫn là thật sự là họ hàng của nhà họ Kỷ, ông có cần khiến cả nhà cháu mất mặt không?”
Nam Cung Lục Trà hoàn toàn mất bình tĩnh, cô ta dùng đôi mắt ngấn lệ chấp vấn Kỷ Lão.
Ông cụ Kỷ ngay lập tức nổi giận quát lớn:“Nhà họ Kỷ ở Thủ Đô dương thịnh âm suy là điều mà bất kỳ ai cũng biết. Nhưng không đồng nghĩa lão già này không có nổi một cô cháu gái ruột, để cho một kẻ giả mạo như ngươi lên tiếng chấp vấn!”
Cả hội trường được phen chấn kinh với tin tức chấn động từ lời của ông cụ Kỷ. Nhà họ Kỷ vậy mà lại có một cô cháu gái ruột thịt?
Thử tưởng tượng mà xem, một con phượng hoàng giả như Nam Cung Lục Trà, chỉ lấy danh là họ hàng xa mà bình thường hóng hách huênh hoang ra sao? Thậm chí còn suýt được gả cho người giàu nhất Nước Z. Vậy thì tiểu thư thật sự, phượng hoàng chân chính của nhà họ Kỷ, sẽ là nhân vật có thể gây sóng gió đến mức nào nữa?
…----------------…
“Còn có thể là ai nữa? Ở Thủ Đô này có ai dám hô lớn ba chữ Kỷ Duật Vân? Ngài ấy thật sự chính là lão tướng đại danh đỉnh đỉnh đấy.”
“Điều thú dị nhất là, ngài ấy bảo không quen biết gì người nhà Nam Cung, vậy mà một nhà ba người suốt ngày ra đường huênh hoang, bảo bản thân là người nhà của Kỷ Gia - danh gia số một của Thủ Đô.”
“Chỉ mình tôi cảm thấy kẻ nực cười nhất chính là vị kia của nhà họ Tịch à? Ra sức nâng đỡ Nam Cung Lục Trà vì nghĩ cô ta là cháu gái duy nhất của lão tướng quân, cố gắng câu kéo biến cô ta thành con dâu của mình, giờ thì sao? Chẳng phải cũng biến thành trò hề cho người khác cười khinh.”
Một hai lời thì thầm có thể không nghe, nhưng đồng loạt cả đám người cùng lên tiếng, nhân vật chính được nhắc đến có thể không nghe thấy sao. Sắc mặt của ba người nhà Nam Cung và Tịch Hàng đều đen đến mức cực điểm.
Nam Cung gia chủ vẫn cố gắng tỏ ra tự nhiên mà giải thích với ông cụ Kỷ:“Chú…chú Kỷ, chúng ta là họ hàng với nhau cả, nhưng có lẻ là không thường xuyên qua lại nên chú không nhớ thôi.”. Đam Mỹ Hiện Đại
Ông cụ Kỷ cười lớn:“Nếu chó mèo nào ra đường cũng tự xưng là họ hàng của lão già này, chẳng phải gia phả nhà họ Kỷ còn dài hơn cả *Mahabharata sao?”
(*Mahabharata là một trong hai cuốn Sử thi tiếng Phạn (Sanskrit) Ấn Độ cổ, cuốn thứ hai là Ramayana. Mahabharata bao gồm 220.000 câu thơ đôi (sloka), là thiên sử thi dài nhất trên thế giới, gấp 7 lần tổng số câu thơ của hai bộ sử thi Hy Lạp cổ đại là Iliad và Odyssey. Tác phẩm này được coi là “Đại Bách khoa toàn thư” về văn hóa truyền thống, về các truyền thuyết và về các thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa. Nó là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độ truyền thống như lời một câu ngạn ngữ cổ: "Cái gì không thấy được ở trong Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ." Cuốn sử thi này cũng chiếm vị trí quan trọng trong triết học và tôn giáo tại Ấn Độ, do nó có lồng ghép cuộc đối thoại triết lý dài tới 700 câu thơ giữa dũng sĩ Arjuna và thần Krishna trước khi khai chiến. Phần thơ triết học kỳ diệu này được xem như một tác phẩm độc lập hoàn chỉnh mang tên Bhagavad Gita (Chí tôn ca), một kinh văn quan trọng hàng đầu của Ấn Độ giáo (đạo Hindu).*)
“Ma…ma gì cơ?” Nam Cung gia chủ hoàn toàn không biết ý châm biếm trong lời nói của ông cụ Kỷ.
Kỷ Thần Hi liền tốt bụng giải thích cho ông hiểu:“Mahabharata, sử thi dài nhất thế giới.”
Một câu nói của Kỷ Thần Hi khiến cho cả ba người nhà Nam Cung chỉ muốn đào hố chui xuống đất ngay. Ý tứ của ông cụ Kỷ chính là nói bọn họ chỉ là chó mèo mà cũng muốn trèo kéo quan hệ với nhà họ Kỷ. Còn Kỷ Thần Hi lại khiến cho tất cả mọi người thấy bọn họ là kẻ kém hiểu biết đến mức, không hiểu nổi ý tứ châm biếm của ông cụ Kỷ.
Lúc trước nhìn Nam Cung Lục Trà thuận mắt bao nhiêu, thì giờ đây Tịch Hàng chỉ hận không thể băm dầm đối phương thành trăm mảnh. Nếu biết ông cụ nhà họ Kỷ chẳng có chút quan hệ gì với nhà Nam Cung, vậy thà ông để con trai mình cưới con nhóc nghèo khổ như Kỷ Thần Hi, vẫn còn đỡ hơn cho một con phượng hoàng giả và nhà. Ít ra với gương mặt của Kỷ Thần Hi, cũng đủ để đè bẹp tất cả tiểu thư thế gia ở Thủ Đô, không đến nổi sẽ gây mất mặt cho nhà họ Tịch.
Nam Cung Lục Trà nghiến chặt răng, cô ta cảm thấy tất cả mọi người xung quanh đều đang muốn chống đối cô ta.
Rốt cuộc cô ta đã đi sai bước nào?
Chẳng phải chính ông cụ Kỷ nói sẽ đến bữa tiệc này để chống lưng cho cô sao? Chẳng phải Tịch Hàng nói sẽ chỉ chấp nhận một mình cô là con dâu nhà họ Tịch? Chẳng phải tất cả mọi người đều nên nhìn cô bằng ánh mắt ngưỡng mộ và ghen tỵ ư?
“Kỷ gia gia, dù ông không muốn nhận, nhưng gia đình cháu vẫn là thật sự là họ hàng của nhà họ Kỷ, ông có cần khiến cả nhà cháu mất mặt không?”
Nam Cung Lục Trà hoàn toàn mất bình tĩnh, cô ta dùng đôi mắt ngấn lệ chấp vấn Kỷ Lão.
Ông cụ Kỷ ngay lập tức nổi giận quát lớn:“Nhà họ Kỷ ở Thủ Đô dương thịnh âm suy là điều mà bất kỳ ai cũng biết. Nhưng không đồng nghĩa lão già này không có nổi một cô cháu gái ruột, để cho một kẻ giả mạo như ngươi lên tiếng chấp vấn!”
Cả hội trường được phen chấn kinh với tin tức chấn động từ lời của ông cụ Kỷ. Nhà họ Kỷ vậy mà lại có một cô cháu gái ruột thịt?
Thử tưởng tượng mà xem, một con phượng hoàng giả như Nam Cung Lục Trà, chỉ lấy danh là họ hàng xa mà bình thường hóng hách huênh hoang ra sao? Thậm chí còn suýt được gả cho người giàu nhất Nước Z. Vậy thì tiểu thư thật sự, phượng hoàng chân chính của nhà họ Kỷ, sẽ là nhân vật có thể gây sóng gió đến mức nào nữa?
…----------------…