Bởi vì đây là đề cập đến chính sách của triều đình nên Tô Sĩ Quốc và Thân Nghĩa Bân có kiến giải mà không dám nói
Thạch Kiên đáp:
- Điều này không khó hiểu. Đầu tiên ở Tây Hạ có nhiều bộ tộc trung thành với triều đình. Giống như bộ tộc Sơn Ngộ nhưng có rất nhiều bộ tộc cũng có long mưu phản giống Nguyên Hạo. Lần này Nguyên Hạo bị thiệt hại nặng nề khiến cho các bộ tộc trung thành với triều đình chiếm được thế thượng phong. Nguên Hạo nói vậy chỉ là giả bộ, nếu như triều đình thật sự bắt hắn vào kinh nhất định hắn sẽ tìm một cớ gì đó thoái thác. Việc vào kinh nhận tội của hắn không phải diễn cho triều đình xem mà là diễn cho những bộ tộc trung thành với triều đình xem. Hơn nữa lầm này hắn lại vừa thắng lớn, lại khiêm tốn như vậy cũng sẽ dành được nhiều sự thong cảm của nhiều người
Tư La lúc này mới giật mình tỉnh ngộ
Thạch Kiên còn nói thêm:
Sau này khi mở rông việc buôn bán ở Hà Tây nếu làm như lời hắn nói khi bắt đầu thông thương sẽ có rất nhiều lợi nhuận các bộ tộc sẽ ghen tỵ them muốn. Nếu triều đình thu vào toàn bộ Nguyên Hạo sẽ châm ngòi chia rẽ tạo thêm nhiều bộ tộc chống lại triều đình. Đòn thứ hai hắn sử dụng là tù binh. Triều đình nhận hay không nhận đều rất khó. Nếu không nhận tức là triều đình sợ nước Liêu – mang tiếng xấu. Nhận rồi đưa trả cho nước Liêu cũng là sợ nước Liêu lại lãng phí rất nhiều tiền để nuôi đám quân đó. Vừa giảm uy phong của mình lại gây oán hận trong dân. Nếu bán họ lấy tiền tức là trở mặt với nước Liêu, Nguyên Hạo càng có cớ để châm ngòi bất hòa giữa hai nước. Như vậy hắn có thời gian để rảnh tay để trấn hưng đất nước
- Thì ra là thế. Kế hiểm thật.
Tư La thở dài một hơi
Trong thực tế giai đoạn lịch sử này, Nguyên Hạo chính là một người có hùng tài đại lược. Ba lần đánh bại quân Tống. Một lần đánh bại quân Liêu, nhiều lần đánh bại quân Thổ Phiên. Tây Hạ đánh khắp bốn phía nhưng Nguyên Hạo ít khi chiến bại khiến Tây Hạ hung mạnh hẳn lên
Nhưng hắn lại gặp Thạch Kiên, hai người tài hoa vốn không hơn kém mấy. Thạch Kiên lại lợi thế hiểu biết nhiều tri thức hơn và dựa vào lịch sử Thạch Kiên hiểu rõ tính cách của Nguyên Hạo nên về cơ bản khi đấu với Thạch Kiên là Nguyên Hạo đánh trận nào thua trận ấy
Tuy vậy Thạch Kiên không dám nấn ná lại lâu nếu triều đình mắc mưu chấp nhận điều kiện của NGuyên Hạo thì nguy. Ngay hôm sau chàng lập tức lên đường, xẩm tối đã đến Thanh Đường. Từ đây đến Thiểm Tây Tần châu chỉ còn một đoạn ngắn
Bởi những người Thổ Phiên hiếu khách, Tư la lại là người nổi danh tại đất và chùa miếu lớn ở Thổ Phiên nên Thạch Kiên và quân của mình đành nán lại một ngày do rất nhiều người Thổ Phiên nghe chuyện về cánh quân Tống của Thạch Kiên đã đặc biệt tổ chức tiệc rượu cho họ.
Thạch Kiên có thể hiểu bởi mấy chục năm kể từ Lý Kế Thiên trở lại đây, người Thổ Phiên đã bị người Tây Hạ chèn ép quá nhiều. Lần này Thạch Kiên đến Tây Hạ cùng vạn lính tung hoành ngang dọc, đặc biệt đã đánh phá phủ Hưng Khánh hai lần, khiến Nguyên Hạo bị truy đuổi suýt nữa bị bắt sống, khiến người Thổ Phiên rất hả lòng hả dạ.
Tình cảm nồng hậu khó từ, Thạch Kiên không tiện từ chối. Buổi sáng lúc những người này đang chuẩn bị, Thạch Kiên bách bộ quanh thành Thanh Đường vài vòng. Thành Thanh Đường tuy không thể so vẻ phồn hoa đô hội với Tống triều nhưng cũng được xem là một thành phố náo nhiệt ở Tây bắc. Hai bờ sông Hoàng Thuỷ phía bắc thành Thanh Đường đất đai màu mỡ, sản xuất lương thực tập trung phần nhiều ở đây. Nơi đây có thể cung cấp lương thực đủ dùng cho đại quân mười vạn người. Ngoài ra phải kể đến nghề chăn nuôi gia súc. Như hiện giờ mỗi năm Tống triều cần ít nhất hai vạn, tối đa có thể lên đến bốn, năm vạn ngựa chiến và đa phần đều phụ thuộc vào nguồn cung cấp của Thổ Phiên. Chưa nói đến ngành chế tạo áo giáp sắt, chế tạo đồ đồng, đồ bạc và khai thác muối.
Hơn nữa thương nghiệp ở đây cũng rất phát triển, không ngờ có rất nhiều thương nhân của Tống triều và các bộ lạc Hồi Hột đến thành Thanh Đường giao dịch. Mấy năm trở lại đây, bị Nguyên Hạo phá hoại, rất nhiều thương nhân Hồi Hột chẳng quản đường vòng vẫn đến thành Thanh Đường để chuyên chở hàng hoá Tống triều đến hay đưa hàng hoá của Hồi Hột về lại Tống triều.
Do vậy, bộ lạc Tư la không chỉ là bộ lạc giàu mạnh nhất trong các bộ lạc Thổ Phiên mà còn có ảnh hưởng cực lớn đến các bộ lạc khác của Hồi Hột. Ví như sau khi Hồi Hột Cam Châu bị Nguyên Hạo đánh bại đã đến xin theo Tư La song Tư la cũng bị Nguyên Hạo khống chế, lấy đi vô số người và ngựa. Trong lịch sử muốn cậy nhờ Tống triều để báo thù, đóng góp sức người sức của nhưng ngay cả Tống triều cũng đã bị đánh bại.
Thạch Kiên nghĩ về việc sách sử hậu thế sau này sẽ xem Nguyên Hạo là người tài ba mưu lược, có vai trò nhất định trong việc thống nhất các dân tộc. Còn Thạch Kiên đến triều đại này mới biết hắn là kẻ tài ba mưu lược và Tào Tháo, Lý Tự Thành là kẻ cùng một giuộc, đều gian trá, hung ác như nhau. Hắn khiến vương triều của người Hán càng ngày càng yếu thế. Hắn lại không để ý đến việc hòa hòa hợp các dân tộc , binh sĩ người Hán ở Tây Hạ được xem là bia đỡ đạn, họ bị đối đãi chẳng bằng súc vật.
Không rõ bằng cách nào mà những sử gia đó viết được lời bình luận như vậy?
Tư La cùng đi với Thạch Kiên, được Thạch Kiên khen ngợi suốt dọc đường, hắn rất lấy làm đắc ý. Cần biết không dễ gì để xây dựng một thành phố phồn hoa ở cao nguyên tuyết phủ như thế này.
Chỉ là lúc Thạch Kiên gọi hắn là Tư la tán phổ, hắn thấy rất hổ thẹn. Thạch Kiên bản lĩnh là vậy mà không ghép thêm lối xưng hô thần phật vào tên mình, còn hắn lại làm đứa con trai của phật. Đúng ra mà nói, Thạch Kiên mới là Tư La chân chính.
Yến tiệc trọng thể bắt đầu, vô số người Thổ Phiên lấy vải lụa quàng lên cổ Tống quân. Dù từ khắn ha-da lúc đó chưa ra đời thì hành động trao tặng mảnh vải lụa đẹp đẽ cho vị khách tôn quý nhất đã bắt đầu phổ biến.
Sau đó những người Thổ Phiên hiếu khách bắt đầu tiết mục biểu diễn. Ở Thổ Phiên có câu nói: “Ai biết nói sẽ biết hát, ai biết đi sẽ biết nhảy”. Như người Hồi Hột, người Thổ Phiên ai ai cũng có tài ca hát nhảy múa.
Những năm đó quan hệ Thổ Phiên và Tống triều đang trong giai đoạn đầy thiện chí, gắn bó tựa anh em ruột thịt, lại được đạo quân của Thạch Kiên vừa trút giận thay họ nên người Thổ Phiên chân thành tiếp đón. Tại yến tiệc họ cất cao tiếng hát, biểu diễn các vũ đạo như Trác vũ, Ly ngưu vũ, Trường tụ vũ, Oa trang tập thể vũ cho bọn Thạch Kiên xem.
Khi màn biểu diễn kết thúc, một lần nữa các cô gái lại dâng lên họ chè bơ và thanh sái.
Khiến những chiến binh gan dạ nhiều lần đứng lên từ biển máu trở thành lóng ngóng vụng về, lắp ba lắp bắp
Khi đó nhìn thấy mọi Tống binh đều kích động, Tư La ngồi một bên cười sung sướng. Lần này Thạch Kiên và đạo quân Tống của mình đã thể hiện khả năng một chiến đấu dũng mãnh, nên giữ quan hệ tốt với họ sẽ mang lại lợi ích lớn cho người Thổ Phiên.
Song người Thổ Phiên có đón tiếp tốt hơn thế nữa thì Thạch Kiên cũng không thể ở lại, thế gọi lại vui quá hoá buồn. Triều đình khi nghe nói chàng đến Thổ Phiên đã phái sứ giả đến nghênh đón.
Điều này cũng không ngoài dự liệu của Thạch Kiên. Rốt cuộc lần này bọn họ đã lập công lớn, chỉ là chàng còn nghe được một tin tức không hay.
Người Tống và thổ dân Châu Đại Dương liên tục nảy sinh xung đột. Hiện do đường xá xa xôi triều đình không quản lý được nên mâu thuẫn thổ dân Châu Đại Dương tích tụ càng lúc càng lớn, làm nổ ra bạo loạn, khiến tri châu Tào Uỷ Thành và hơn hai trăm Tống binh thiệt mạng.
Lúc đó, Lưu Tông Thần - tổng quản quân Uy Viễn đóng quân tại vịnh Ngọc Bình (nay là vịnh Carpentaria) nghe thấy việc này, đã đem ba nghìn Tống binh mất nửa tháng hành quân đến Tây Dương Châu thì cục diện tình thế ở đây đã rất hỗn loạn.
Bởi không có vũ khí trong tay, những người thổ dân này luôn bị người Tống trấn áp Hiện sau khi giết Tào Vệ Thành, có được chút vũ khi nên chúng ngày chàng trở nên hung hăng.
Phân nửa thổ dân ở Tây Dương Châu đều tham gia bạo động. Hơn nữa quy mô cuộc bạo động còn lan sang cả Bắc Dương Châu và Nam Dương Châu khiến hơn nghìn người Tống bị giết hại, hơn hai trăm nhà hải khách chịu thiệt hại..Mày là việc này xảy ra ở Tây Dương Châu chứ nếu nổ ra ở Côn Châu, Uy Châu hay Duy Châu là những nơi người Tống tập trung đông nhất thì đúng là thảm hoạ.
Ba châu này có địa hình bằng phẳng, khoáng sản phong phú, người Tống ở đây nắm đa phần việc khai thác. Những nơi này không chỉ là nơi tập trung mấy chục vạn người Tống mà còn là nơi mang lại cho Tống triều hơn nghìn vạn quan mỗi năm.
Bởi đường xá quá xa xôi nên tình hình hiện chưa còn rõ nhưng Lưu Tông Thần đã đem theo ba nghìn Tống binh đi trấn áp, lại thêm ba nghìn hương binh do bọn hải khách tự tổ chức thành. Vẫn chưa đủ, Lưu Tống Thần còn dâng thư lên triều đình cầu viện thì có thể đoán cục diện ác liệt đến mức nào. Nên nhớ ban đầu người đi biển Tống triều, tại Đại Dương đảo người được tự do đi lại trong khi họ không phải là quân đội chính qui.
Qua thông tin đó, Thạch Kiên nhận ra ngay là những thổ dân phân tán này đã bắt đầu có ý thức cùng nhau kết hợp chống lại Tống triều.
Về sự tham gia của bọn hải khách thì chàng có thể hiểu. Rốt cuộc, những tên thổ dân nổi dậy bị bắt có thể bổ sung vào số nô lệ khuyết thiếu của Tống triều.
Nhưng chỉ trong mấy năm gần đây những thổ dân này đã trở nên thông minh như vậy.
Hơn nữa, sớ tấu của Lưu Tống Thần nhấn mạnh: tên thủ lĩnh thổ dân phản loạn này chính là Cổ Nhĩ Đức tức em trai Đà Lợi vốn là tên lúc đầu muốn ám sát Thạch Kiên
Hay tin, chàng mơ hồ cảm thấy bên trong có một vài âm mưu ngấm ngầm.
Nên liền dẫn Tống quân quay về Tống triều với tốc độ đi nhanh nhất.
Mười ngày sau, bọn Thạch Kiên về đến Tần Châu (nam Thiên Thuỷ)
Tần châu hiện là nơi có người Thổ Phiên, người Hán sống xen kẽ nhiều nhất. Vào năm thứ sáu Tường phủ, sau khi Trương tri châu đến Tần Châu, trong vòng hai năm, người thuế quá nặng hậu quả khiến người Thổ Phiên tức giận, nhiều lần nổi dậy cuớp bóc.
Sau khi Tào Vĩ người mà sau này anh dũng hi sinh trong cuộc chiến Linh Châu đến Tần Châu, xoa dịu người Thổ Phiên một chút nhưng lòng oán hận được tích tụ trong bọn họ đã quá sâu nặng nên không thể tránh binh đao. Tông ca Lý Tuân của Thổ phiên không bằng lòng với chính sách hòa bình của Tư la nên đã xúi giục bộ lạc Thổ phiên ở Tần châu phản Tống
Kết quả là dưới sự giúp sức của tộc Xuy Ma Thành Chương, bộ lạc Thổ phiên có quan hệ giao hảo với Tống triều, Tào Vĩ đã nhiều lần dẹp tan lũ phiến loạn Thổ Phiên, đặc biệt ở trận Tam Đô Cốc đã bắn chết mấy vạn quân phiến loạn Thổ Phiên.
Cuộc chiến này kéo dài dai dẳng đến năm Thiên Hi thứ nhất. Khi đó Thạch Kiên đã quay lại Hoà Châu từ kinh thành để chịu tang bà nội. Sau vì hai cha con Lý Đức Minh và Nguyên Hạo bị ghép vào trọng tội, khiến người Thổ phiên cảm thấy bị uy hiếp nên cuộc chiến mới kết thúc. Sau vì Nguyên Hạo nhiều lần đánh bại Thổ Phiên, đồng thời cho bắt người cướp của rất tàn nhẫn nên đã khiến Thổ Phiên mới nhận ra rằng Tống triều tốt với mình hơn nhiều. Vậy nên giai đoạn giao hảo trong mối quan hệ giữa hai bên mới bắt đầu. Đặc biệt sau khi Tu La thực sự nắm trong tay quyền binh lớn của Thổ phiên, hắn càng thêm phần cảm kích sự giúp đỡ bấy lâu nay của Tống triều đối với mình. Thêm vào đó, trong triều bấy lâu nay Thạch Kiên vẫn luôn đặt ra vấn đề là làm thế nào để làm bạn tốt sống hoà hảo với người Thổ phiên cũng khiến Tống triều coi trọng Phiên đẳng bộ hơn, dẫn đến mối quan hệ giữa hai bên ngày càng thêm khăng khít.
Giống lần tấn công trước của Hạ Tủng, đại quân đì từ Tần Châu qua Hi Hà là nơi người Thổ Phiên khống chế, tiến vào Tây Hạ. Nếu không phải là Thổ Phiên và Tống triều có mối quan hệ hữu hảo thì sao Thổ Phiên có thể an tâm để mấy vạn Tống quân tiến vào Hi Hà?
Khi Thạch Kiên dẫn đại quân vào Tần Châu đã nhận được nghi thức nghênh đón càng thêm phần trọng thể hơn. Sự đón tiếp này không do triều đình tổ chức mà do người Tần Châu, bách tính các vùng của Thiểm Tây và quân đội tự tổ chức. Một tấm thảm dài được trải từ khu vực Thổ Phiên kiểm soát qua mấy dặm đường đến nơi những người dân nôn nóng đứng đợi từ lâu. Khi thấy quân Thạch Kiên đến, họ đổ xô ra địa bàn được Thổ Phiên kiểm soát.
Những binh lính địa phương cũng đứng ở đấy từ sớm. Thấy Thạch Kiên, cả bọn đều cung kính, tiếp nhận việc vác đồ và dắt ngựa thay bọn Thạch Kiên
Đa phần những binh lính địa phương này đều là Tống binh được Thạch Kiên cứu mạng ở Linh Châu nên đối với Thạch Kiên bọn họ đều vô cùng cảm kích.
Những Tống binh không tham gia trận Linh Châu cũng tỏ lòng rất mực kính nể. Trong hơn mười tháng, mấy nghìn người này đã chiến đầu gần hai vạn dặm đường, trong đó rất nhiều nơi là núi cao, hoang mạc, đồng tuyết, đầm lầy. Đối diện với đại quân Tây Hạ đông gấp gần ba mươi lần, họ đã đả xung hữu đột khuấy đảo Tây Hạ thành đống đổ nát. Không phải vì họ quá ít người thì thành đô Tây Hạ đã có thể biến mất.
Đây chỉ là cách nghĩ của binh lính. Có nhiều người không nhất định đạt được hiệu quả như vậy. Thứ nhất bởi khó khăn trong cung ứng, thứ hai là mục tiêu lớn, thứ ba là không thể linh động khi hành động, thứ tư là rất khó ẩn nấp, che giấu tung tích với người nước Liêu khi đi qua ngọn núi hẹp. Việc này không đơn giản như phép tính một cộng một bằng hai.
Từng người dân đeo vòng hoa cầm trên tay mình lên cổ mấy nghìn binh lính Tống triều. Chẳng mấy chốc, trên cổ năm nghìn Tống binh đã đeo đầy vòng hoa. Qua đây đủ hay số lượng dân chúng đến đón chào đoàn quân đông thế nào.
Cuối cùng dưới sự quan sát của đám đông, họ bước qua đất Tống triều.
Phạm Trọng Yêm, Sơn Ngộ Duy Vĩnh, Chủng Thế Hành, Chiết Duy Trung tất cả trọng thần Thiểm Tây cũng đều bước lên, gặp gỡ Thạch Kiên dầm mưa dãi nắng và năm nghìn Tống binh với những gương mặt sạm. Từng người bọn họ xúc động ôm chầm lấy Thạch Kiên.
Phạm Trọng Yêm rưng rưng nước mắt nói:
-Thạch Đại Nhân, ngài và binh lính đã về nhà!
Lúc chiếm Túc Châu Gia Quan, chuyện Thạch Kiên mang theo người hô khẩu hiệu về nhà đã truyền đến biên giới Tống. Lần này là về nhà thực sự rồi.
Nghe thấy lời Phạm Trọng Yêm, người dân đồng thanh hô vang:
- Ngài và binh lính đã về nhà!
Nghe âm thanh đó khiến những chiến binh dũng mãnh nghĩ đến những lần mình đã sắp rơi vào tay tử thần gần đây hay nỗi nhọc nhằn không thể tính đếm. Còn giờ thì họ đã về nhà thực rồi. Ai nấy đều rưng rưng nước mắt.
Tiếp theo dân chúng đem những bánh pháo đã được chuẩn bị sẵn từ trước ra đốt. Rất nhiều người bắt đầu biểu diễn điệu múa sư tử để chào đón các anh hùng..
Tiếng bánh pháo vang dền báo cho dân chúng các nơi khác biết đạo quân hùng đã về nhà. Liền sau đó càng có thêm nhiều người đốt pháo hơn. Chỉ trong một ngày, nơi nơi ở Thiểm Tây đều vang tiếng pháo. Sang đến ngày thứ hai, tiếng pháo đốt vẫn tiếp tục lan truyền đến khắp các vùng của Tống triều.
Trên cành, chim chóc ríu ran không ngừng, tiết trời đã vào độ trung tuần tháng sáu. Bên dưới gốc cây nơi đang có mấy chục động vật nhỏ đáng yêu lim dim ngủ, vài con đã tỉnh. Có vẻ do không thích tiết trời oi nóng kiểu này, chúng kêu lên gừ gừ và đưa lưỡi liếm cằm. Mấy con có lẽ do mồ hôi khiến chúng khó chịu nên đã chạy ra gần hồ, tắm vừa lấy nước làm dịu người vừa dùng những cái chân xinh xinh chải lông mình. Lại có hai con chạy đến bên Triệu Cẩn, gác mũi lên chân Triệu và ngước nhìn nàng với cặp mắt đen láy như hạt nhãn.
Những động vật nhỏ này do Hạ Tủng sau khi đến Châu Mỹ đã nhờ người mang đến tặng Triệu Cận. Kỳ thực ở Châu Mỹ và Châu Đại Dương có rất nhiều động vật đáng yêu nhưng hải khách biết cái chết của gấu koala lần trước khiến công chúa rất buồn nên không dám mang động vật về.
Nhưng sau khi đến Châu Mỹ, nhìn thấy loài động vật nhỏ đáng yêu này, lại nghe nói chúng rất dễ nuôi nên Hạ Tủng bèn bắt mấy chục con mang về. Quả nhiên trên đường về chỉ chết có một con.
Hạ Tủng tặng mấy con cho Lý Tuệ xem như là một hành động trước thị hiếu của Thạch Kiên.. Số còn lại đều mang vào cung. Ngay lập tức động vật nhỏ với phần mặt giống với thỏ và sóc ở lớp lông dày và đậm màu này đã lôi kéo sự chú ý của Triệu Cận. Mới đầu chúng có phần dè chừng vói Triệu Cận, nhưng sau đó liền quen ngay và còn thường xuyên làm nũng với nàng. Đồng thời chúng cũng rất sạch sẽ, nếu thấy lông trên người bị rối chúng sẽ tự chải ngay.
Loại động vật này không những đã hạ gục Triệu Cận, mà ngay cả cung nữ trong cung cũng phải chạy đến nhìn ngắm, trêu đùa chúng. Thậm chí có lần cả Lưu Nga cũng chạy đến, chơi đùa với chúng nên càng không cần phải nhắc đến cậu trai trẻ Triệu Trinh.
Chỉ có điều ngay Hạ Tủng cũng không rõ chúng được gọi là gì mà chỉ biết thổ dân nơi đó gọi chúng là Chinchilla. Triệu Trinh đặt cho nó một cái tên là Chuột yêu. Triệu Cận lại gọi nó là Thỏ ngoan. Vì chuyện đặt tên cho con thú nhỏ đáng yêu này mà hai huynh muội tôn quý đã tranh cãi và lôi nhau đến chỗ Lưu Nga nhờ phán xét.
Cuối cùng phải đợi đến khi Thạch Kiên trở về, vừa nhìn thấy chàng đã biết ngay nó là một trong những loại động vật đáng yêu nhất của Nam Mỹ. Rốt cuộc cái tên Long Miêu. nghe hay hơn Thỏ ngoan hay Chuột yêu đã được chọn cho nó.
Tuy nhiên hành động đấy của Hạ Tủng khiến sự oán ghét trong nàng vơi bớt rất nhiều. Từ khi Thạch Kiên đến Tây Hạ, Triệu Cận ngày nào cũng nguyền rủa Hạ Tủng. Có khi dùng vải làm thành hình nhân, lấy kim đâm lên mặt khiến Triệu Trinh nhìn thấy phải toát mồ hôi hột. Nếu Hạ Tủng mà nhìn thấy thì không biết sẽ nghĩ gì.
Sau khi hắn tiến cống con cưng này, lại nghe nói Thạch Kiên đã bình an thoát khỏi Tây Hạ, vào được địa phận người Hồi Hột nên nàng mới không mắng chửi Hạ Tủng ở trong cung.
Triệu Cận sai các cung nữ đem đến một nắm nho khô người Hồi Hột cống tiến, rải xuống đất thì những con Long Miêu lập tức liền trở nên hoạt bát, nhảy từ trên cao xuống, dùng bàn chân bé xíu bốc cho vào miệng. Lúc ăn dáng vẻ của chúng cũng rất dễ thương, ngồi trên đất, ung dung bốc từng hạt nho khô cho vào miệng, có phần giống như những thân sĩ vậy.
Đã chứng kiến cảnh chúng ăn không ít lần mà vẫn những cung nữ vẫn không thấy chán. Cả bọn rúc rích cười. Có con ăn no bèn chuyển sang nhảy nhót, đùa nghịch với các cung nữ.
Riêng có Triệu Cận trước cảnh hai con long miêu đang trong thời kỳ động dục gù gù trêu nhau lại trở nên trầm ngâm nghĩ ngợi.
Nàng đang nhớ buổi tối hôm ở phủ của nhà Triệu Dung. Những điều sai quấy hôm đó khiến nàng chợt ngượng đỏ mặt. Dù vậy nàng lập tức nhớ ra là sau hai tháng nữa mình sẽ cùng Thạch Kiên làm đám cưới và càng thêm phần mong ngóng, chờ đợi.