Mục lục
[Dịch] Đại Tống Chi Phong Lưu Tài Tử
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Nhưng Lưu Nga không chấp, bèn hỏi lại:

- Sao lại không đúng?

Chu Sỉ nói:

- Cha ta vì theo đuổi việc điều tra này mà đến mẹ ta cũng không cần. Hơn nữa, trong năm đó cha ta vì giết địch nên trên người bị rất nhiều vết thương. Cứ khi thời tiết trở lạnh là cha ta lại đau nhức toàn thân. Các ngươi dựa vào cái gì mà thẩm vấn cha ta.

Tiểu tử một tay nắm lấy áo Chu Lịch xốc lên. Tuy đã trải qua hơn hai mươi năm nhưng trên người gã vẫn còn lưu lại những vết sẹo, nặng nhất là vết sẹo ở vai.

Thế nhưng đây lại là một cử chỉ bất kính. Lưu Nga dù sao cũng là một nữ nhi. Dương Văn Quảng quát to:

- Đây chỉ là vấn đề thủ tục. Thế ngươi muốn thế nào?

Chu Sỉ nhìn thấy Dương Văn Quảng lúc đó mới sợ hãi, không dám hé răng.

Lúc này Tào Vĩ cất lời hỏi Chu Lịch:

- Ngươi nói lần này binh lính mà người Đảng Hạng phái tới chỉ là nhược binh?

Tuy rằng Thạch Kiên đã giải thích. Nhưng gã vẫn chưa tâm phục

Tiểu nhi tử Chu Hận ở bên cạnh nói xen vào:

- Chính là nhược binh nhưng chẳng lẽ binh lính đại Tống các ngươi không có khả năng đối phó sao?

Hoá ra hắn ở Hạ Châu đã lâu, đến bây giờ còn không đổi được cách nói, nên vẫn nói: “Đại Tống các ngươi”

Chu Lịch giận dữ gõ lên đầu hắn. Sau đó Tào Vĩ lên tiếng:

- Thảo dân chỉ có thể mang tin đến. Còn phải để các vị tướng quân xem xét lại

- Vậy tại sao ngươi không đem tin này đưa đến biên quan, ngược lại phải trải qua gian nguy để đi tới kinh thành?

Chu Lịch lần này trầm ngâm không nói.

Chu Hận ở bên cạnh lên tiếng:

- Cha ta nói ở vùng biên quan, quan quân chi biết cắt xén quân lương, tham ô. Vậy thì đừng mong họ có thể làm nên đại sự.

Lần này Chu Lịch không kìm nổi hướng về phía Chu Hận nói:

- Im cái miệng xui xẻo của ngươi lại.

Nhưng những lời này giống như cái tát vào Lưu Nga. Từ trước đến nay, quan viên Đại Tống đúng là được hưởng nhiều bổng lộc. Vậy mà bọn chúng vẫn làm điều xấu xa, lại ngay cả tại vùng biên ải quan trọng.

Nàng mệt mỏi dựa vào ghế, nói với Thạch Kiên:

- Thạch thị lang, người vừa nói muốn có đề nghị gì?

Bây giờ nàng cảm thấy sốt ruột nên cũng muốn sớm có đáp án. Hiện tại, người Đảng Hạng chỉ còn lại tàn binh nhưng Tống triều cũng không dám động thủ. Có thể thấy quân đội bại hoại như thế nào. Rồi tình trạng sẽ ra sao? Nàng có thể nào không giận dữ.

Đồng thời lúc này ở ngoài thành, trong một gian miếu cũng có một nữ nhân đang giận dữ. Có một vài người quỳ trước mặt nàng. Nữ nhân tức giận, nói:

- Ai cho các ngươi động thủ với Thạch Kiên? Trong mắt các ngươi còn có ta không?

Trong lúc đó, một lão già lên tiếng:

- Công chúa, người không nên tức giận. Nếu bây giờ không diệt trừ Thạch Kiên, để hắn tìm thấy thì kế hoạch của chúng ta sẽ tan thành bọt nước. Thế nên thuộc hạ không thể không làm.

Nữ nhân nhìn lão già nói:

- Trương bá, ngươi đã theo ta mười mấy năm. Chấm dứt mọi việc ở đây. Ta se bỏ qua cho ngươi lần này. Lần sau tái phạm ta sẽ không tha. Kỳ này toàn bộ kế hoạch phải bỏ dở. Ta quên nói với ngươi một điều. Thạch Kiên không phải là không có tâm cơ. Chỉ có điều là hắn không manh động. Hiện tại hắn còn có quận chúa tương trợ. Các người nghĩ mình trên cơ hắn thì chỉ chịu thiệt mà thôi.

Lão già kia sốt ruột nói:

- Nhưng hiện tại Thạch Kiên ở trong triều sớm hay muộn cũng phá hỏng đại sự của chúng ta.

Nhưng nữ nhân lại cười nói:

- Ngươi phải nhớ kĩ. Mỗi người đều có sở trường của mình nhưng không phải là không có khuyết điểm. Thạch Kiên cũng vậy khuyết điểm không ít. Ví dụ như hắn rất trọng tình cảm. Hiện tại thanh danh hắn quá lớn, chỉ có là công lao chưa nhiều. Khi đến đúng thời điểm, không cần chúng ta động thủ hắn cũng sẽ khiến Thái hậu Tống triều kiêng dè. Vậy nay ta có một kế hoạch, ngươi tham khảo thử xem.

Nàng ném đến lão già một tờ giấy.

Lão già do dự rồi nói:

- Vậy còn mười ba huynh đệ của chúng ta, làm sao bây giờ?

Gương mặt xinh đẹp của nữ nhân trở nên trầm ngâm. Một lát sau nàng mới nói:

- Không có cách nào. Hiện nay toàn bộ bọn họ bị giam giữ tại Đại Lý Tự. Căn bản không có cách cứu ra, đành phải thí tốt giữ xe mà thôi. Hy vọng bọn chúng có thể chết một cách oanh liệt, không để lộ nhiều tin tức.

Thạch Kiên nói:

- Khởi bẩm Thái hậu, từ thời Thái Tổ, Thái Tông đã biết phòng ngừa tái diễn loạn Ngũ đại, khiến cho phụ nữ Hoa hạ có một cuộc sống bình an, tiến hành cải cách quân đội. Như vậy dân chúng Trung Nguyên mới có được cuộc sống yên bình nhiều năm qua. Quốc gia giàu có, đời sống người dân sung túc. Các đời trước đều không có được. Thế nhưng lại có một khuyết điểm. Binh lính không có được sự huấn luyện kỹ càng, tinh thần chiến đấu lại không cao. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại nếu như ta giao chiến với người Đảng Hạng.

Nghe đến đó cả triều bá quan văn võ đều im lặng. Thời Triệu Khuông Dẫn sau khi tước hết mọi binh quyền đã bắt toàn bộ võ tướng, về sau thống nhất khiến Trung Quốc. Nhưng binh lính ngày càng nhụt chí chiến đấu. Sau này đã bị Liêu quốc đánh bại. Nhưng điều này liên quan đến cội nguồn lập quốc của Tống triều. Không ai biết rõ Thạch Kiên tính toán gì cho nên không một đại thần nào dám hé răng.

Thạch Kiên chậm rãi nói:

- Đây chỉ là nguyên nhân thứ nhất. Nguyên nhân thứ hai tuy các tướng sĩ không giỏi võ nghệ nhưng lại chiến đấu rất hăng hái trên sa trường. Thế nhưng chế độ đãi ngộ cho họ lại cực thấp. Chỉ có một số ít là dũng cảm chiến đấu còn lại đều thiếu động lực. Cho nên không chịu dốc hết sức mình dẫn đến việc thực lực của chúng ta ngày càng đi xuống. Tạo thành xu thế chung của quân ta.

Quần thần mặt đều biến sắc. Chẳng những chỉ có Lưu Nga mà các đại thần đều nghĩ rằng hắn sẽ tiến hành cải cách quân sự. Lúc này Đinh Vị trầm ngâm nói:

- Thạch đại nhân, ngài muốn thay đổi các luật lệ do tổ tiên lưu lại?

Thạch Kiên cười nói:

- Đinh đại nhân, chúng ta có thể phân biệt rõ ràng ngay gian không thể cùng tồn tại. Ngươi nghĩ là bản quan muốn tìm chỗ chết. Nhưng ngươi cũng phải chờ bản quan giải thích rõ ràng rồi mới công kích bản quan chứ.

Đinh Vị bực dọc nói:

- Thạch đại nhân. Tuy rằng năm đó ta vì sự an toàn của ngươi mà sốt ruột tìm Da Luật Đảo Dung làm kinh sợ đến tổ mẫu của ngươi. Nhưng thật tâm bổn tướng không muốn làm vậy. Bổn tướng đã vì điều này mà bị tiên đế trách phạt. Bổn tướng cũng đã biết lỗi nên không hề có lời thanh minh trước mặt tiên đế. Nhưng công là công. Tư là tư. Hiện tại ngươi vì điều này mà thù hận bổn tướng và cho rằng bổn tướng là gian thần. Bổn tướng là do một tay Tiên đế và Thái hậu đề bạt. Chẳng lẽ ngươi cho rằng Tiên đế và Thái hậu đã làm sai?

Thạch Kiên trả lời:

- Chà! Ngài cũng biết Tiên đế và Thái hậu đề bạt ngài cho nên ngài mới có ngày hôm nay. Nếu so về tài năng thì trong triều này thì những người hơn ngươi rất nhiều. Có thể đến lượt ngài chăng? Nếu như vậy thì ngươi phải tận tâm báo đáp lại công ơn của Tiên đế và Thái hậu chứ. Nhưng bổn quan lại nghe rất nhiều điều về ngài. Thiết nghĩ muốn triều đình trong sạch thì phải loại bỏ những phần tử xấu.

Thạch Kiên biết Lưu nga cũng cùng chung quan điểm nên không nói gì. Đây là một câu nói vô cùng thâm hiểm khiến Đinh Vị giận tím mặt.

Đinh Vị tức giận nói:

- Những lời này là do ai nói? Mời Thạch đại nhân mời người đó ra. Nếu không thì bổn tướng bắt buộc phải cáo buộc Thạch đại nhân vu cáo trọng thần triều đình

Thạch Kiên nói:

- Đinh đại nhân, quả nhiên là ngoài mặt thì Bồ tát nhưng trong bụng lại chứa một bồ dao găm. Không hổ danh là người tài ba

Tất cả những trung thần đều mỉm cười. Mỗi lần nhìn Thạch Kiên và Đinh Vị đấu khẩu với nhau, mọi người đều cảm thấy phấn khích.

Thạch Kiên còn nói thêm:

- Hiện tại Đinh đại nhân cho rằng dân chúng e ngại quyền thế của ngài nên chỉ dám chỉ trích sau lưng. Nhưng Đinh đại nhân cần phải hiểu rõ là trong dân chúng cũng có nhưng người không sợ quyền thế. Nếu bọn họ không sợ ngươi ám hại sau lưng họ thì đã giáp mặt vạch tội ngươi rồi. Như vậy đối với ngươi không phải là một chuyện tốt sao?.

Câu này đánh trúng chỗ đau của Đinh Vị. Sự thật Đinh Vị cũng suy nghĩ đến điều này. Gã cũng nghe qua những lời đồn đại đó nhưng gã đang có quyền hành trong tay nên không thèm quan tâm. Trong lúc bị điều tra hắn không thừa nhận khuyết điểm của mình vì nếu thừa nhận thì thật là mất mặt. Hắn nói:

- Thạch đại nhân. Thứ nhất bản quan không ngờ còn có những tin đồn như vậy. Thứ hai có thể có những tin đồn đó nhưng nó có thể chứng minh được bổn tướng là người như thế nào không? Có thể là người khác muốn ám hại bổn tướng. Giống như chúng ta làm dâu trăm họ vậy. Không thể khiến tất cả mọi người đều cảm thấy hài lòng. Bởi vậy đó chỉ là những lời đồn đại không có căn cứ. Đây chỉ là chuyện bình thường so với chuyện Thạch đại nhân bị thích khách ám sát.

Tốt thôi. Thạch Kiên thì nói năng rõ ràng còn Đinh Vị thì lời nói luôn ám chỉ người khác. Hôm nay mới chỉ là ngày thứ hai của năm mới. Phải công nhận là Đinh Vị phản ứng nhanh nhẹn. Trọng thần triều đình bị ám sát thì chỉ có Thạch Kiên mà thôi. Mọi người đều hướng về Thạch Kiên xem hắn trả lời như thế nào.

Thạch Kiên vẫn không vội trả lời:

- Ta biết Đinh đại nhân cảm thấy vui mừng khi người khác gặp đại họa. Đinh đại nhân thống trị thiên hạ, thật là phước cho muôn dân. Xem ra Đinh đại nhân từ khi đảm nhiệm chức Tể tướng đến nay chỉ có hai năm nhưng lại làm cho Đại Tống quốc gia thái bình, người dân an cư lạc nghiệp. Đêm đến không cần đóng cửa. Của rơi trên đường không cần nhặt lấy. Thật là quá tốt. Trong lịch sử có người nào có thể so sánh được với Đinh đại nhân? Để bản quan suy nghĩ lại xem. À, bản quan nhớ rồi. Dường như Lý Lâm Phủ và Đinh đại nhân cũng có nét giống nhau đó. Tuy nhiên vẫn còn kém ngài chút ít.

Những lời này khiến cho các đại thần cười rộ lên. Lý Lâm Phủ thời Đường Huyền Tông là một gian tướng. Đường Huyền Tông trở nên hoang dâm có công lao không ít của Lý Lâm Phủ. Nhưng hiện tại Thạch Kiên cho rằng so với Lý Lâm phủ thì Đinh Vị còn lợi hại hơn. Vậy thì chẳng khác nào Thạch kiên muốn ám chỉ Đinh Vị cũng là một gian thần.

Thạch Kiên tiếp:

- Về phần ai là người ám sát bản quan và vì sao ám sát thì chắc hẳn Đinh đại nhân hiểu rõ nhất. Bản quan trước hết phải cảm tạ Đinh đại nhân, thứ hai là những người đã quan tâm đến việc bản quan bị ám sát. Ai là người đã mắng Đinh đại nhân thì chắc hẳn ngài đã biết.

Hắn nói câu này muốn ám chỉ Đinh Vị đã đánh lừa dư luận. Hiện tại đại thần trong triều đều biết cung nữ Xảo nhi bị giết hại. Đây là một đại án. Những đạo sĩ cầu phúc cho Chân Tông một phần ba đều bị giam giữ tại Đại Lý Tự. Ngoài ra còn có một ít quan, tướng của triều đình. Trước sau Đại Lý Tự giam giữ gần ngàn phạm nhân đến nay vẫn chưa được xử lý. Có những tội phạm chỉ vì giết người diệt khẩu mà tận diệt cả một gia đình của người thám hiểm. Tuy nhiên khi Thạch kiên đối mặt với thích khách không hề tỏ ra run sợ, lại còn bắt gọn bọn chúng khiến cho mọi người cảm thấy kính trọng. Còn những người mắng Đinh Vị đều là những dân thường trung thực, hai người này tốt xấu khác nhau quá xa rồi.

Đinh Vị cảm thấy tức giận vì Thạch Kiên so sánh hắn với Lý Lâm Phủ. Gã không thể không phản bác lại. Nhưng khi gã vừa chuẩn bị lên tiếng thì Lưu Nga nói:

- Thạch đại nhân. Đinh đại nhân. Hai người đừng tranh cãi nữa. Ai đúng ai sai ai gia trong lòng đã rõ. Thạch thị lang, ngươi vừa rồi nói có biện pháp gì thì cứ tấu. Đừng nói sang chuyện khác.

Thạch Kiên vừa nghe thì đã biết Lưu Nga hiểu rõ toan tính của Đinh Vị. Nàng nghĩ Thạch Kiên không dễ gì gây khó khăn cho Đinh Vị cho nên mới ngăn hắn lại. Vì thế hắn hướng về Triệu Trinh và Lưu Nga bẩm tấu:

- Vi thần khởi bẩm, hiện nay muốn nâng cao sức chiến đấu của binh sĩ thì phải cải cách quân chế. Vi thần cũng biết quân chế đã có từ thời lập quốc xa xưa không dễ gì thay đổi được. Bởi vậy vi thần muốn đưa ra một giải pháp.

Lưu Nga nghe hắn nói muốn cải cách quân chế thì cảm thấy hoảng sợ nhưng khi nghe đến có biện pháp khác thì thở phào nhẹ nhõm. Chỉ cần không thay đổi những gì tổ tiên đã để lại thì các biện pháp khác đều được. Nàng lập tức hỏi

- Biện pháp gì nói mau?

Thạch Kiên đáp:

- Dục sở cầu tất hữu sở thi. Từ thời Ngũ đại làm loạn, quyền hành các quan võ không bằng quan văn. Chung quanh bốn phía đều có kẻ thù. Khi có chiến tranh thì triều đình phần lớn phải nuôi quân lính cho nên bổng lộc của họ không cao. Nếu không có họ thì quốc gia đã lâm nguy. Vậy chúng ta đã làm gì được cho họ?

Những lời này khiến võ quan nghe xong im lặng. Sự thật trong triều quan văn đều khinh thường võ quan. Cả Khấu Chuẩn cũng không ngoại lệ. Quan văn nghe xong cũng lặng im. Thạch Kiên nói những lời này là nói tốt cho võ quan cho nên trong lòng có một chút không phục. Ngoài ra lại có hàm ý đổi chác ở đây nên có vẻ không đồng ý với những gì Thạch Kiên nói. Ngày cả Vương Tằng là người trung thực thẳng thắn cũng không vừa lòng.

Lúc này Hạ Tủng chen ngang:

- Thạch đại nhân. Hạ quan xin hỏi Chu tráng sĩ mười mấy năm không nhận bổng lộc của triều đình nhưng hắn vẫn luôn nhớ đến triều đình. Như vậy là vì lí do gì?

Hạ Tủng dứt lời lập tức có những tiếng ủng hộ.

Thạch Kiên sửng sốt. Hắn không ngờ Hạ Tủng lại đối nghịch với hắn ngay tại triều. Nhưng trong chớp mắt liền hiểu ý của Hạ Tủng. Hắn khẽ mỉm cười quay sang hỏi Chu Lịch

- Bản quan hỏi ngươi. Tại sao ngươi lại mạo hiểm như vậy lại còn trộm mang thủ cấp của Bùi đại nhân?

Chu Lịch cúi đầu không trả lời. Kia chính là Thạch Kiên mà mọi người thường nhắc đến. Thạch Kiên đang nói tốt cho bọn võ tướng thì lại quay sang hỏi Chu Lịch khiến cho hắn vô cùng sửng sốt. Sau đó Chu Lịch lên tiếng:

- Bùi đại nhân rất tốt với thảo dân. Hơn nữa thảo dân lại là con dân của Đại Tống.

Thạch Kiên vỗ vai hắn:

- Tốt lắm. Bản quan rất bội phục ngươi.

Một câu nói khiến Chu Lịch cảm thấy xúc động, nước mắt muốn trào ra. Được Thạch Kiên khen ngợi một câu thì mười mấy năm chịu vất vả cũng đáng.

Thạch Kiên lại lên tiếng:

- Kỳ thực các ngươi cũng nghe đến hành động vĩ đại của Chu tráng sĩ. Nhất là hắn nhận thức được mình là con dân Đại Tống. Ngoài ra Bùi tri phủ đối xử tốt với hắn nên hắn cần phải báo đáp công ơn đó. Đơn giản như vậy thôi. Có lẽ các vị đại nhân nghĩ là bản quan cho rằng binh lính Đại Tống đều vô dụng. Vậy là đã nghĩ sai cho bản quan. Tống triều chúng ta không thiếu anh hùng. Năm đó dưới trướng Dương tướng quân các binh lính đều không đầu hàng Liêu quốc. Nhưng vì sao lại có cục diện như ngày hôm nay? Bởi vì chúng ta đã đòi hỏi quá nhiều ở họ mà lại không có gì đền đáp. Tuy không cho bọn họ tiền, không cho bọn họ tước quan thì cũng cho bọn họ sự kính trọng. Đó chính là danh.

- Vậy à?

Lưu Nga ở phía sau rèm lên tiếng. Chỉ cần danh thôi sao. Thái Tổ, Thái Tông cũng có những phương pháp tuyệt diệu khiến cho người dưới cảm nhận được sự tôn trọng. Ví dụ như Thạch Kiên thân là trung thư thị lang nhưng lại không lo chuyện của phủ trung thư mà lo những chuyện thực tế. Cũng là quyền và chức trách của Công bộ thượng thư chỉ có điều việc này hơi khó làm. Binh Tống trong thiên hạ có bao nhiêu. Trên trăm vạn. Ngân khố quốc gia cũng không đáp ứng đủ mà lại không thể ban hư chức cho họ. Lưu Nga biết Thạch Kiên còn có ẩn ý khác.

Không chỉ có nàng mà các đại thần đều biết Thạch kiên còn ẩn ý khác. Triệu Trinh hai mắt tỏa sáng nhìn hắn. Không động chạm đến quy chế của tổ tiên. Không động chạm đến quốc khố mà có thể làm thay đổi tình hình yếu ớt của binh lính sao. Triệu Trinh hỏi:

- Thế nào là cho bọn họ danh?

Thạch Kiên lúc này mới dâng lên tấu chương viết ngày hôm qua.

Triệu Trinh xem xong liền lập tức đưa cho Lưu Nga. Lưu Nga nhìn qua liền hỏi:

- Khả thi không?

Thạch Kiên đáp:

- Khả thi. Thứ nhất làm thiên hạ đều hiểu rõ mệnh lệnh của triều đình. Không thể để cho một bộ phận quan viên làm trái mệnh lệnh đó, bóc lột dân chúng, nâng cao thành tích bằng cách gia tăng thuế đối với người dân.

Thạch Kiên nói thêm:

- Thứ hai, có thể để cho các đại thần viết nên những tác phẩm giúp dân chúng hiểu rõ về quốc gia đồng thời nâng cao tinh thần yêu nước. Đó cũng chính là cảm hóa dân chúng.

Nghe đến đó, Lưu Nga cảm thấy phấn khởi. Vì muốn dân chúng an phận thủ thường, củng cố quốc gia mà các triều đại qua nhiều thế hệ đã dùng hết mọi biện pháp. Ví dụ như dùng nho gia trị quốc, pháp gia an quốc đồng thời dùng đạo gia thay đổi tư tưởng người dân. Khi Phật giáo tiến vào Trung Quốc cũng đã thay đổi ý nghĩa. Chính là nho gia giáo hóa, pháp gia trói buộc, tôn giáo mị dân. Hiện nay chỉ bằng một tấu chương của Thạch Kiên là có thể phổ biến rộng rãi vấn đề này.

Thạch Kiên trong lòng cảm thấy buồn cười. Đây có thể nói là một việc trước nay chưa từng có. Đây là một viễn cảnh hấp dẫn mà Lưu Nga khó mà bỏ qua được.

Thạch Kiên nói thêm:

- Thứ ba, hơn nữa trong triều các quan luôn muốn được đảm bảo an toàn. Khi xuất hành đều có người bảo vệ nên không thể nghe được những nguyện vọng của dân chúng, làm cho triều đình không thể đưa ra những mệnh lệnh chính xác. Hiện nay khi làm theo bản tấu này, chúng ta để dân chúng bày tỏ những gì mà họ cần. Như vậy chúng ta có thể biết rõ họ cần gì thông qua quan viên giám sát tại địa phương. Khiến cho triều đình có them rất nhiều Ngự sử làm việc không công”

Các quan nghe xong đều cảm thấy mơ hồ. Thiên hạ còn có việc tốt vậy sao?

- Thứ tư chính là về khí thế của binh lính. Chúng ta có thể thông qua các áng văn để cổ vũ cho binh lính vì nước chiến đấu, tuyên truyền chiến công của họ. Khiến cho dân chúng và binh lính thấy vinh dự vì họ. Đồng thời lấy họ làm gương cho dân chúng. Đây chính là cho bọn họ danh.

Cách này của Thạch kiên thật đơn giản. Các chính đảng lên nắm quyền sơ dĩ có thể lấy yếu thắng mạnh. Ngoài việc yêu dân, kỉ luật nghiêm minh, chiến thuật chính xác còn phải nắm giữ dư luận và chính nghĩa để tạo sự ủng hộ của người dân.

Cái mà hắn nói là báo chí nhưng các đại thần làm sao biết được.

Nghe có nhiều lợi ích như vậy Vương Tằng cùng những đại thần khác đều nôn nóng nhìn chằm chằm vào sau bức rèm.

Lưu Nga nhìn thấy vẻ mặt của các quan viên. liền bảo thái giám đem bản tấu chương đọc qua một lần.

Bản tấu chương của Thạch Kiên không dài. Toàn bộ chỉ có một ngàn chữ. Tấu chương chỉ là hình thức và cách phát hành báo chí.

Các đại thần đều biết rằng loại báo chí này một khi được mở rộng sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng. Vương Tằng nhíu mày nói:

- Phần này tốt nhưng thật ra chưa được tốt. Giống như Võ Tắc Thiên trong lịch sử.

Hắn muốn ám chỉ Võ Tắc Thiên vì muốn phòng ngừa các quan thần khác mà bịt mắt mình, cổ động dân chúng tố cáo nặc danh khiến thiên hạ náo động.

Hướng đi ấy sẽ tạo thành sự hỗn loạn rất lớn.

Thạch Kiên cười đáp:

- Vương đại nhân, bản quan nói là mời quan viên có đức có tài để phụ trách chuyện này. Phần lớn dân chúng đều là người lương thiện. Nói vậy là không phải là không có người đa sự hay bởi bản tâm người tà ác mà thừa cơ đa sự. Như vậy phải nhờ vào các quan viên đi tiến hành phân biệt.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK