Nghe nói như thế, những số vẫn chưa bị liên lụy đều phụ họa theo, ngay cả Vương Tằng cũng tán thành. Đây cũng là bất đắc dĩ mà thôi, nếu truy xét thêm thì đúng là như Lã Di Giản đã nói. Điều này mới khiến Lưu Nga không đọc tiếp nữa, bà hạ chiếu nói, ngoài những người tham gia chuyện làm phản ra, số còn lại của phe đảng Đinh không bị truy xét nữa
Chiếu này vừa ban ra, số quan lại của phe Đinh đều thở phào nhẹ nhõm. Bọn chúng liền nhìn Lã Di Giản với ánh mắt cảm tạ.
Nhìn thấy tình cảnh này, Thạch Kiên không khỏi cau mày
Lã Di Giản còn nói thêm:
- Thần còn chuyện cần tấu, Thạch Kiên lần này hành sự, lập được công đầu. Nhưng Thạch đại nhân lại đi nước cờ quá nguy hiểm, nhỡ may thất thế, thái hậu và thánh thượng cũng bị nguy hiểm, hơn nữa hoàng cung có nhiều quan nữ bị làm nhục. Thần cho rằng Thạch đại nhân phải tránh việc va chạm, lấy chuyện này làm cảnh giác.
Nghe xong lời hắn nói, các quan thần đều thấy ngạc nhiên. Lần này thái hậu và thánh thượng được Thạch Kiên bố trí đến nhà Dương gia, bề ngoài có vẻ nguy hiểm, nhưng thực ra lại rất an toàn. Giống như vậy, Thạch Kiên hành sự nhìn qua thì rất mạo hiểm, nhưng chính ra hắn yên ổn hơn ai hết, quả thực hắn ở trong hoàng cung đã dẹp xong bọn làm phản. Nhưng hắn vẫn không yên tâm, trước khi hành sự, còn sợ chẳng may Dương, Tào hai người ấy dẫn người vào thành. Nếu tính về chuyện hung hiểm mà nói, thì chính trong cung đã bị chút tổn thất, nhưng so với việc Thạch Kiên lần này bắt bọn làm phản thì không đáng gì. Hơn nữa hiện trong triều bè cánh của Đinh Vị đã bị thất thế, còn lại các đại thần thì quan hệ rất tốt với Thạch Kiên, mà cũng không ngờ đến Lã Di Giản lại mạo hiểm đối đầu với Thạch Kiên như thế.
Thạch Kiên nghe xong, nghĩ một hồi, hiểu ra dụng ý của Lã Di Giản, hắn thở dài trong lòng, chỉ cần Lã Di Giản đã tiến cáo như vậy, thì cho dù ông ta không muốn nghĩ đến chức quan cao thì cũng khó có khả năng lắm. Tuy nhiên hắn cũng thật không nghĩ tới kế tiếp mình sẽ thăng tiến, mà nếu Lã Di Giản lên chức thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với Đinh Vị. Vì thế trên mặt hắn như đang cười thầm, cũng không biện giải gì, nói rằng:
- Vi thần cũng có ý tưởng như vậy.
Câu nói này khiến cho Lã Di Giản có cảm giác vừa đấm một phát vào bị bông
Lưu Nga ở phía sau rèm cũng đã hiểu ý của Lã Di Giản, nhưng sự phụ họa của Thạch Kiên khiến cho bà cảm thấy ngạc nhiên, bà lại trầm ngâm rồi nói:
- Để xem xét sau!
Nói xong câu đó, bà vừa muốn ban lệnh bãi triều thì Thạch Kiên liền nói:
- Thần còn có một bản cần tấu.
Lưu Nga đáp:
- Nói ra!
Thạch Kiên nói:
- Vi thần nay đã điều tra rõ giáo chủ của Thiên lý giáo là ai, nhưng người này thân phận đặc biệt, nên muốn thái hậu và thánh thượng ra lệnh, vi thần mới dám truy bắt.
- Ồ, chuẩn lệnh bắt.
Lưu Nga nghe được tin này, bà còn vui hơn ăn mật đường. Bất luận là đám người kia muốn làm gì, đều có người của Thiên lý giáo tham gia, nếu bắt được tên giáo chủ, thì xem như đã tiêu trừ được họa lớn trong lòng
Vì thế một đám đại thần và cấm quân đi theo Thạch Kiên.
Nhưng khi đến nơi thì bọn chúng đều ngơ người, hóa ra bọn chúng đến phủ đệ của Nguyên Nghiễm. Chẳng lẽ Nguyên Nghiễm lại là giáo chủ của Thiên lý giáo, chẳng trách ngay cả Thạch Kiên cũng không dám truy bắt, phải xin lệnh của Lưu Nga và Triệu Trinh.
Đôi hàng lông mày trên mặt Lưu Nga nhíu lại, nếu Triệu Nguyên Nghiễm là giáo chủ, vậy mọi chuyện đã hai năm rõ mười, cũng chỉ có ông ta có uy vọng và quyền lực để mưu hoạch những sự việc như thế, đồng thời ông ta cũng được hưởng lợi. Nhưng đường đường là một thân vương tôn quý bậc nhất, bây giờ mà bắt ông ta cũng không dễ dàng, dễ dẫn tới sự nhòm ngó của hoàng tộc khác.
Triệu Trinh cũng mang vẻ mặt buồn rầu thất vọng, từ nhỏ nhà vua đã mang lòng sùng bái vị Bát Vương Gia này, ngay cả học thư pháp thể chữ Phi bạch cũng học từ ông ấy, chỉ từ khi thấy bút tích của Thạch Kiên, Hoàng Thượng mới yêu thích thể chữ Triệu.
Thạch Kiên cũng không hề giải thích, hắn phất tay, Dương Văn Quảng đưa người đến vây quanh phủ đệ của Nguyên Nghiễm.
Triệu Trinh hỏi nhỏ:
- Thạch thị lang, lẽ nào Bát Vương thúc muốn tạo phản?
Thạch Kiên chưa kịp cất lời, đã thấy cổng phủ của Nguyên Nghiễm mở ra, Nguyên Nghiễm bước ra.
Nhìn thấy Nguyên Nghiễm, Thạch Kiên vội cúi chào:
- Thần bái kiến Vương Gia, khiến Vương Gia hoảng sợ rồi.
Điều này khiến mọi người tròn mắt ngơ ngác, hắn định giở trò gì đây? Đem quân binh ầm ầm bao vây phủ đệ của Nguyên Nghiễm, rồi lại nói làm Vương Gia hoảng sợ rồi.
Nguyên Nghiễm chắp hai tay nói:
- Bản Vương phải cảm ơn sự sắp đặt này mới đúng.
Mọi người trong đầu rối loạn, điều này khiến họ càng không hiểu, chẳng lẽ đầu óc Nguyên Nghiễm có vấn đề? Thạch Kiên làm vậy, mà ông ta vẫn cảm tạ.
Nguyên Nghiễm còn nói:
- Hôm qua, nó đã trở về, và nói bị bệnh, rồi không gặp ai nữa.
Thạch Kiên gật đầu nói:
Thần luôn sai người giám sát ả, cũng biết chuyện này.
Nguyên Nghiễm hổ thẹn nói:
- Bản Vương thật hổ thẹn. Tối qua, nếu không phải con gái phân tích, ta đã không biết ả là loại người như thế. May mà chưa để ả làm gì, bằng không bản Vương còn mặt mũi nào đi gặp liệt tổ liệt tông.
Lúc này mọi người mới hiểu ra, Thạch Kiên đến đây không phải để bắt Nguyên Nghiễm, mà là một ai đó trong phủ của ông ta. Có những người còn hiểu sâu xa hơn rằng, Thạch Kiên đưa Lưu Nga và Triệu Trinh đến để tự họ chứng kiến Nguyên Nghiễm không phải chủ mưu. Cũng có nghĩa là Nguyên Nghiễm và Thiên Lý giáo kia không có bất kể quan hệ gì. Nếu Thạch Kiên tự mình đi truy bắt, ai biết Lưu Nga có tin hay không? Huống hồ giữa Thạch Kiên và con gái Vương Gia có mối quan hệ không mấy rõ ràng. Làm như vậy cùng lắm khiến bà nhìn tận mắt, khiến Lưu Nga không nghi kị điều gì.
Lúc này đầu óc Triệu Trinh còn chưa kịp phản ứng, và hỏi:
- Người mà các ngươi đang nói đến là ai?
Thạch Kiên và Nguyên Nghiễm hai người cùng đồng thanh nói:
- Giáo chủ!
Nói rồi Nguyên Nghiễm dẫn mọi người vào trong phủ, theo sau là các đại thần trọng yếu và hơn hai trăm tinh binh. Vừa bước vào phủ, họ đã thấy một tòa lầu bốc cháy, Nguyên Nghiễm thấy vậy mất đi bình tĩnh, hét lớn:
- Mau, mau, đi dập lửa.
Kỳ thực chưa cần ông dặn dò, Dương Văn Quảng đã sai quân sĩ lao đi dập lửa.
Nguyên Nghiễm tỏ vẻ biết lỗi nói với Lưu Nga:
- Thần đã không làm tròn trức trách, Thái hậu đuổi thần ra khỏi kinh thành thần cũng không oán than nửa lời.
Thì ra ông ta sở dĩ chuyển ra khỏi hoàng cung sống, là vì một tỳ nữ trong phủ của ông xúi dục nổi loạn. Nay đến người giáo chủ này lại làm như vậy, ông ta chỉ còn cách xin tự chịu tội.
Lưu Nga nghe đến đây cũng hiểu ra, an ủi ông:
- Thiên Lý giáo gian tà hiểm độc, không hề đơn giản như Vương thúc tưởng tưởng, lại càng không can hệ gì đến ngài, Vương thúc không cần tự trách mình.
Triệu Trinh vẫn chưa hiểu ra, ngơ ngác hỏi:
- Vậy giáo chủ mà các người nói rốt cuộc là ai?
Lưu Nga thở dài một tiếng nói:
- Bây giờ đến Ai gia cũng hiểu rồi, ả chính là Anh Vương Phi.
Không thể nào. Triệu Trinh giật mình mở to hai mắt, vị Anh Vương Phi này thường xuyên ra vào cung thăm Lưu Nga, quan hệ giữa hai người rất thân thiết, hơn nữa thường ngày nàng rất thanh lịch, hành vi lễ phép có trừng mực. Ngay đến Hoàng Thượng cũng rất tôn kính vị Vương Thẩm này.
Lưu Nga nói:
- Trinh nhi, con không cần phải đoán, để Thạch Thị Lang vạch trần chân tướng sự việc.
Thạch Kiên đáp lời:
- Vi thần tuân mệnh.
Sau đó nói tiếp:
- Vi thần phụng mệnh Thái hậu, điều tra án này, ban đầu thần cũng không lưu tâm, nhưng án này càng điều tra càng phức tạp, ngày càng xuất hiện nhiều người liên quan. Vì thế thần chia vụ án làm hai hướng điều tra, một hướng công khai, chính là hướng liên quan đến Tiết đại nhân, hướng còn lại âm thầm điều tra, hướng này nhờ tới sự trợ giúp của Dương tướng quân.
Nghe tới đây Dương Văn Quảng khom người nói:
- Đây là bổn phận của tại hạ.
Thạch Kiên tiếp tục giải thích:
- Bước đột phá của vụ án có được khi thần từ Tây Kinh trở về, khi đó thần biết được ngoài người trong Đảng Hạng, tham gia vào vụ việc này còn có sự nhúng tay của người Liêu, đến đây thì không còn khó giải quyết nữa, kết quả là thần đã dùng phép loại trừ tìm ra hai nhân vật này, và thông qua họ tìm ra Gia Luật Quý Quân. Việc này mọi người cũng biết. Manh mối thứ ba là việc Lôi Doãn Cung dật giây, giống như Lã đại nhân vừa nói, có lẽ cho rằng bản quan hành sự quá mạo hiểm. Nếu khi đó bắt giữ Lôi Doãn Cung, dù có dùng hình thức tra khảo nào cũng không chắc ép được khẩu cung. Có lẽ đã không xảy ra án lớn ngày hôm qua, cũng có lẽ sự tình càng nghiêm trọng. Vì khi đó thần phát giác ra Thiên Lý giáo, nếu dùng thủ đoạn của Đinh Vị cũng chỉ điều tra ra phần nổi của tảng băng chìm. Không thể biết họ còn có Bồ Tát, nhân gian bộ, quỷ đạo bộ.
- Đinh Vị cũng biết sự việc này? Sao lại không bẩm báo lên Ai gia? Lưu Nga nghiến răng tức giận.
Thạch Kiên trong lòng nghĩ việc ông ta không bẩm báo bà còn nhiều lắm. Nhưng hắn vẫn bao biện:
- Ông ta là người ham lập công trạng, sở dĩ ông ta thu hồi Ngọc Lưu ly và bột kiên cố là để làm tăng quốc khố. Ông ta cũng từng sai người đi điều tra tổ chức này, xong những người nhận lệnh đều một đi không trở lại, trong hoàn cảnh đó ông ta sợ bị người khác cười chê, nên dừng việc điều tra.
Triệu Trinh tò mò hỏi: "Như vậy ngươi làm sao biết việc này?
Thạch Kiên trả lời:
- Hoàng Thượng có nhớ vị Hạ Long Đồ Hạ đại nhân người đã giải một vế đối trong số mấy câu đối mà thần từng ra không?
Triệu Trinh gật gật đầu, nói: "Trẫm biết, hắn và Đinh Vị quan hệ tốt lắm. "
Thạch Kiên nói:
- Đúng vậy, đây chính là lý do mà hắn dối gạt Đinh Vị, Hạ Long Đồ theo Đinh Vị mấy năm, nhưng chỉ vì Đinh Vị biết con người này tài năng hơn người, trong lòng luôn đề phòng, vì thế một hôm ông ta đến phủ của thần và bày tỏ muốn giúp thần vạch trần khuôn mặt thật của Đinh Vị và Lôi Doãn Cung, bản quan cũng đồng ý với ông ấy sau khi mọi việc xong xuôi sẽ tiến cử ông ấy vào Thư, Xu hoặc Tam Ti.
Ấy, Thạch Thị Lang, như thế có vẻ không được ổn thỏa. Lưu Nga nói.
Thạch Kiên mỉm cười trả lời:
- Thần biết các đại thần trong triều, đặc biệt là Thư Xu và Tam Ti liên quan đến dân sinh dân kế. Dùng người phải cẩn trọng.
Nói tới đây, hắn quay sang Triệu Trinh hỏi:
- Thánh Thượng, người còn nhớ một câu mà thần đã nói chứ?
Khuôn mặt Triệu Trinh cũng lộ vẻ vui mừng. Hoàng Thượng đang nhớ lại cảnh làm khó Thạch Kiên khi hắn lần đầu vào cung, chớp mắt hai người đã trưởng thành như hôm nay. Đặc biệt trong lần chỉ huy này, Thạch Kiên đã tỏ ra phong thái của một vị đại tướng quân, hắn quét sạch lũ gian tà trong cung, ngay cả Đinh Vị - kẻ Hoàng Thượng vô cùng không vừa mắt, hắn cũng khiến mẫu hậu phải hạ lệnh xử tử. Hoàng Thượng nói:
- Trẫm đương nhiên còn nhớ, Thạch Thị Lang từng nói rằng, quân tử có cách dùng của quân tử, kẻ tiểu nhân có tác dụng của kẻ tiểu nhân. Chỉ cần không giao trọng trách trong triều cho kẻ tiểu nhân nắm giữ kỳ thực những kẻ tiểu nhân cũng có tài hoa. Cũng giống như vị Hạ đại nhân kia, Thạch Thị Lang nói phẩm chất đạo đức của ông ta không tốt, nhưng con người này cũng có tài hoa, có thể cử ông ta vào Thư, Xu, Tam Ti, nhưng không nên cho ông ta giữ trọng trách.
Thạch Kiên mỉm cười nói:
- Hoàng Thượng thánh minh, thần cũng có ý này.
Khi đó Lã Di Giản ở bên cạnh cũng lên tiếng:
- Khởi bẩm Thái Hậu, thần từng gặp Hạ Tủng, về phẩm đức của ông ta thần không rõ, nhưng qua mấy lần đàm đạo, ông ta quả rất có tài trí.
Lưu Nga nghe xong mỉm cười, bà nói:
- Các ngươi đã nói vậy, Ai gia cũng để hắn làm Lang Trung bộ Lễ, thử một thời gian xem sao.
Thạch Kiên cảm tạ Lưu Nga, hắn đã biết rằng gã Hạ Tủng này dù không có sự tiến cử của hắn vẫn có thể nổi lên. Hắn chỉ muốn nhắc nhở Triệu Trinh người này là kẻ tiểu nhân, sau này dùng hắn cần phải cẩn trọng. Hắn lại nói:
- Thực ra ông ta xứng đáng với chức quan này. Lần này ông ấy không những giúp vi thần vạch trần việc làm không theo vương pháp của Đinh Vị, ông ta còn cho biết trên núi có khả năng dòng nước.
Nói tới đây hắn quay về phía Lã Di Giản nói:
- Có lẽ Lã đại nhân sẽ trách tội bản quan, vì thần đã biết trong rừng có khả năng dòng nước mà chưa bẩm báo lên Thái hậu, trước tiên bản quan đã phạm vào tội được nuông chiều.
Một câu nói khiến mặt Lã Di Giản đỏ lên, lần này hắn lập được đại công, cũng nhờ vào lòng tin mà vị thiếu niên này giành cho hắn, bằng không anh ta hoàn toàn có thể để người khác thay hắn duy trì trị an của kinh thành. Nhưng chỉ vì chiếm được lòng tin của Lưu Nga, hắn đã quay lại chỉ trích Thạch Kiên.
Thạch Kiên nói tiếp:
- Kỳ thực điều này cũng giống như vừa nãy thần đã nói không thể lập tức bắt giữ Lôi Doãn Cung, vì trong cung ngoài bè phái Lôi Doãn Cung, còn có Thiên Lý Giáo. Nếu thần hạ thủ với Lôi Doãn Cung sợ rằng sẽ đánh động đến giáo đồ Thiên Lý Giáo. Họ sẽ vùng lên làm khó dễ cho Thái hậu và Thánh Thượng. Đương nhiên vấn đề này sẽ được giải quyết nếu thay đổi hoàn toàn người trong cung, nhưng như thế có được không?
Mọi người đều im lặng, phải biết rằng trong cung từ mỹ nữ, phi tần đến thái giám, cung nữ, ít cũng có mấy nghìn người, nhiều thì phải đến hàng vạn. Nếu đem thay đổi toàn bộ, e rằng trong lịch sử chưa từng xảy ra. Huống hồ trong cung có biết bao người từng có công lớn với tiên đế, đến Thái hậu cũng không dám làm vậy.
Thạch Kiên nói:
- Vì thế vi thần vẫn chưa vội động thủ với Lôi Doãn Cung, cũng không bẩm báo sự việc lên Thái Hậu. Dù sự việc đã có sử quan ghi chép, nhưng vi thần lòng trung như trăng sáng, đâu cần lo âu sợ hãi.
Nói tới đây hắn bỗng nhiên mở miệng cười, trước nụ cười ấy cả Lưu Nga và Lã Di Giản đều tự thấy ngượng ngùng.
Thạch Kiên lại nói:
- Đương nhiên dù Tiên Đế rất thương yêu vi thần, thần cũng không bao giờ quên đi Tiên Đế.
Nói tới đây, hắn rút trong ngực ra tấm bản vẽ, đây là bản vẽ Thạch Kiên dựa vào hình dáng núi từ kiếp trước mà vẽ ra. Lưu Nga ngay lập tức bị bầu không khí trang nghiêm trên bản vẽ thu hút. Đặc biệt ở chỗ bức họa không phải đẹp vì sự sang trọng, mà đẹp vì dùng nét đơn sơ phác họa bầu không khí khoáng đạt, rất phù hợp ý bà.
Không chỉ Lưu Nga, đến Lã Di Giản và Nguyên Nghiễm cũng không khỏi trầm trồ, tuy giữa Lã Di Giản và Thạch Kiên qua lại không nhiều, xong tận mặt thấy bản vẽ ông ta cũng vô cùng thán phục.
Thạch Kiên giải thích:
- Đây là bản phác thảo thần vẽ, Thái Hậu có thể dùng để tham khảo. Ngoài ra nên phái Tằng Nhạc Chính cùng Tống Lôi chỉ huy, như thế có thể tăng nhanh tốc độ thi công, không làm lỡ thời gian hạ huyệt của Tiên Đế.
Lưu Nga còn say đắm với núi non hùng tráng trong bức vẽ, chưa tỉnh ra, bà không nghe được ý tứ trong câu nói của Thạch Kiên. Vì sao phải sai Tằng Công Lượng chỉ đạo sử dụng thuốc nổ? Bà hỏi lại. Nhưng bà cũng không thể biết rằng Thạch Kiên chỉ bỏ ra vẻn vẹn mấy canh giờ, bà còn cho rằng Thạch Kiên vì vẽ bản phác thảo này đã phải hao phí biết bao tâm huyết, không chỉ bà, ngay cả Triệu Trinh và những người khác đều nghĩ như thế, từ điểm này có thể nhận thấy họ cho rằng Thạch Kiên thực lòng tôn trọng Trân Tông, nên Lưu Nga cũng không trách hắn nữa.
Thạch Kiên còn nói:
- Nhưng khi đó vi thần rất lo lắng, nếu không thể thông qua việc Lôi Doãn Cung xây dụng Sơn lăng tìm ra chủ mưu của Thiên Lý Giáo, sự tình sẽ trở nên khôn lường. Cũng may, khi xuân về sự việc cũng có chuyển biến tích cực. Trước tiên đó là thủ hạ của Dương tướng quân giúp thần tìm ra tên đạo sĩ giật dây Thảo bao tướng quân.
Lúc này Dương Văn Quảng ở bên cạnh lên tiếng:
- Hạ quan đâu dám chiếm công lao này, tất cả là nhờ vào thần cơ diệu toán của Thạch đại nhân, khi đó Thạch đại nhân đã dùng phương pháp loại trừ vẽ ra chân dung của tên đạo sĩ kia, ngài còn nhắc hạ quan sai người tìm kiếm trong kinh thành. Khi đó hạ quan có hỏi Thạch đại nhân nguyên do, Thạch đại nhân nói người này nhận lệnh của một nhóm người khác, mà chủ mưu của băng nhóm này đang lẩn chốn ngay trong thâm cung. Và ngài còn bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy, ngài nói rằng thần và người này nhất định rất quen thuộc. Thạch đại nhân bảo hạ quan thử nghĩ, có thể quen biết với các công công như vậy, hắn chỉ có thể là người sinh sống tại kinh thành. Có điều tên đạo sĩ này biết mình có thể bị quan binh tìm kiếm, nên sớm đã ẩn láu. Nhưng khi ấy Thạch đại nhân lại phái hạ quan sai người âm thầm bao vây Tứ Hiền Cung. Nhờ đó thần mới phát hiện Lưu Đức Diệu, còn phát hiện thêm một đám người khả nghi liên hệ với tên đạo sĩ kia, từ đó mới biết đó chính là hang ổ củaThiên Lý Giáo.
Thạch Kiên còn nói thêm:
- Đây mới chỉ là điều thứ nhất, điều thứ hai là gì Tiết đại nhân cũng đã biết.
Tiết Khuê thản nhiên thở dài một hơi, và nói:
- Muốn người khác không biết, thì bản thân đừng có làm. Đám người này vô cùng thần bí, nhưng vẫn bị Thạch đại nhân tìn ra sơ hở. Đó là tổ tiên của đám thích khách đều là con cháu của những binh sĩ chết trận trong cuộc chiến giữa Lý Đường với triều đình ta. Khi đó hạ quan cũng không nghĩ ra, may nhờ Thạch đại nhân nhắc nhở mới tỉnh ngộ. Mục tiêu của tổ chức này chính là nhằm vào triều đình, chúng muốn phá vỡ sự yên bình của triều đình. Hạ quan và Thạch đại nhân từng cùng nhau phân tích, có hai nguyên nhân khiến chúng làm vậy. thứ nhất là người trong Hoàng tộc.
Nói tới đây, ông nhanh giọng lướt qua, nhưng mọi người ai cũng hiểu rằng có kẻ trong Hoàng tộc muốn lập con cháu của Nhân Tông lên thay thế vua. Ông nói tiếp:
- Thứ hai, những nước nhỏ bị tổ tiên của chúng ta tiêu diệt, con cháu của họ không can tâm, muốn thêm một lần nữa tạo phản. Nhưng thần điều tra theo hướng này thì không thu được manh mối gì. Cho tới khi được Thạch đại nhân chỉ dạy, hạ quan mới đi tìm lại những án tồn đọng của Lý Thị, Mạnh Thị, Tiền Thị, Lưu Thị, và Châu Thị.
Cái mà ông ta nói chính là Họ Lý ở Nam Đường, họ Mạnh ở Tây Thục, họ Tiền ở Ngô Việt, họ Lưu ở Nam Bắc Hán và họ Châu ở Triều Nam. Sau khi Tống triều thống nhất thiên hạ, nhằm tỏ lòng nhân từ, không những không truy giết vua chúa của các nước, mà ngược lại còn đưa họ về kinh, mỗi năm bỏ ra một số tiền lớn nuôi dưỡng. Còn ban cho họ chức quan, phong đất, phong quan cho con cháu của họ. Trong đó họ Tiền đi theo Triệu gia đầu tiên, còn giúp Triệu Khuông Dẫn đánh bại Lý Dục ở Giang Nam, vì vậy triều Tống cũng ưu ái nhất với nhà họ Tiền. Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao trong trăm họ đời Tống, họ Tiền xếp thứ hai. Hiện tại Tiền Duy Diễn chính là con cháu nhà họ Tiền, ông ta còn có quan hệ thân thích với Thái Hậu trên phương diện nào đó. Đương nhiên vì sự việc liên quan đến Ngai vàng, ngay đến huynh đệ ruột còn nghi kị, nói chi họ Tiền. Tiết Khuê nói vậy Lưu Nga cũng không tức giận.
Tiết Khuê còn nói thêm:
- Vốn dĩ hạ quan cho rằng con cháu Lý Dục sớm đã tuyệt tộc, nên chỉ theo dõi điều tra con trai của Lý Trung Tông và đệ đệ của hắn Cảnh Toại, nhưng cũng không phát hiện bất kỳ dấu vết nào. Cho tớ khi được Thạch đại nhân nhắc nhở, hạ quan mới lật lại hồ sơ, cuối cùng đã phát hiện một sự việc mới mẻ.
Hoàng đế Vương triều Nam Đường Trung Chủ Lý từng lập lời thề trước linh vị liệt tổ rằng “Huynh chung đệ cập”, có nghĩa đem Hoàng vị giao cho đệ đệ Cảnh Toại, nhưng vì người anh của Lý Dục là Hoằng Dực lập được nhiều chiến công, nên được lập làm thái tử, từ đó việc “huynh chung đệ cập ” nhiều năm không được nhắc đến. Nhưng người anh của Lý Dục - Hoằng Dực và phụ thân tính tình khác nhau một trời một vực, Hoằng Dực cương nghị quyết đoán, ôm ấp dục vọng rất lớn, vì thế khiến Hoàng Đế đương thời không vừa ý. Lý Hoàng Đế bèn nghĩ ra một cách, đó là lời thề “huynh chung đệ cập”. Lý Hoằng Dực lo lắng phụ thân sẽ đem Ngai vàng giao cho thúc phụ, nên tìm cách sát hại thúc phụ Cảnh Toại, nhưng cuối cùng hắn vẫn không thể làm Hoàng Đế. Nhưng vì một lòng muốn làm Hoàng Đế, hắn cũng qua đời sau khi sát hại thúc phụ không lâu. Gã Lý Dục này là người tinh thư pháp, giỏi hội họa, thông âm luật, văn thơ phi phàm, đặc biệt trong thể loại từ, có thể nói thơ từ thời Tống được đề cao cũng có có công rất lớn của ông ta.. Hơn nữa diện mạo của ông ta phong lưu tuấn tú, vừa nhìn đã mến. Có thể gọi ông ta là siêu mĩ nam, trên một phương diện nào đó ông ta gần giống Thạch Kiên. Vì sợ Hoằng Dực nghi kị, ông ta chỉ biết coi đọc sách làm niềm vui, đặc biệt sau khi nước mất, sống đời giam lỏng, khiến thơ từ của ông càng trở nên thê lương, bi tráng, ý tứ sâu xa. Như “Tương kiến hoan” hay “Ngu mỹ nhân”, từ ý nho mỹ, ảnh hưởng sâu sắc, trên một mức độ nào đó, có thể so sánh với Tô, Tân, Lý, Trương … Nhưng sai lầm lớn nhất của ông ta là làm quốc vương, ngay đến chuẩn bị cũng không, khi gặp phải sự công kích quyết liệt của Tống Triều, ông ta đã vội xưng thần, và tự xưng Quốc Chủ. Nhưng khi Triệu Khuông Dẫn sai ông ta đi Khai Phong ông ta đã cáo bệnh không đi, nên sai Tào Lâm diệt luôn Nam Đường. Về sau ông ta viết “Ngu mỹ nhân”, như làm Tống Thái Tông tức giận, bị Tống Thái Tông dùng thuốc độc giết chết. Ông ta có hai người con là Lý Trọng Ngụ và Lý trọng Tuyên. Lý Trọng Tuyên năm lên mấy tuổi bị một con mèo làm sợ quá mà chết, người con cả Lý Trọng Ngụ cũng mất năm ngoài ba mươi. Vì Lý Dục tính tình độ lượng, địa vị ở Giang Nam cũng rất cao. Sau khi Lý Trọng Ngụ qua đời, Lý Dục tuyệt tự, dân chúng vùng Giang Nam đều vô cùng đau khổ. Kỳ thực cái chết của con trai cả của ông ta cũng đáng nghi ngờ.
Nghe ông ta nói tới đây, Thạch Kiên quay sang nói với Triệu Trinh:
- Thánh Thượng, điều này cũng giống như vi thần từng nói, thơ từ chỉ là chuyện nhỏ, quan trọng để làm mọi người thêm niềm vui, chỉ nói về phương diện văn học, người đời sau chỉ có đứng trên thần, không thể ở dưới. Nhưng là một đấng quân vương, làm sao cho quốc gia thêm giàu mạnh, mới là chức trách của Hoàng Đế.
Những lời hắn nói đều xuất phát từ đáy lòng, hắn cho rằng tài hoa văn học của mình không thể vượt qua Lý Dục, nhưng mọi người lại cho rằng hắn đang khiêm tốn. Một người viết lên “Hồng Lâu Mộng”, “Tư trị thông giám”, còn biết bao tác phẩm hùng tráng, ngay cả Lý Thái Bạch có sống lại cũng không dám so bì.
Đương nhiên hắn không dám nói Triều Tống sau này còn có vị Hoàng Đế tên Triệu Cát có khả năng so bì với Lý Dục, nhưng câu nói sau cùng của hắn khiến Lưu Nga, Triệu Trinh và mọi người rung động, Triệu Trinh đứng phắt dậy thi một lễ nói:
- Thụ giáo.
Lã Di Giản trong lòng hỗn độn. Mỗi lần tiếp xúc với Thạch Kiên, đều bị tình lý của hắn thuyết phục, một bên là quan quyền vẫy gọi, một mặt lại bị phẩm đức của vị thanh niên trẻ tuổi này thuyết phục, khiến ông ta không biết nên làm gì.
Tiết Khuê lại nói:
- Bản quan phát hiện một sự việc trong tập hồ sơ. Khi ông ta ở Giang Nam đã cùng một cung nữ sinh một người con gái. Vì sợ tiểu Châu Hậu tức giận, nên không công khai, và nuôi con trong nhân gian.
Mọi người nghe xong sắc mặt biến đổi, dần hiểu ra chân tướng sụ việc. Nói đến Tiểu Châu hậu, không thể không nhắc tới tỉ tỉ của nàng - Châu Hậu. trong sử sách có ghi lại, nàng sở dĩ chiếm được tình cảm của Lý Dục, là nhờ vào tính tình hiền thục, tinh thông lịch sử, giỏi âm luật, giỏi thổi tiêu. Mỗi khi Lý Dục làm từ, nàng đều gảy đàn đệm nhạc, có thể nói nàng là động lực làm thơ từ lớn nhất của Lý Dục khi còn trẻ. Nhưng đến năm Lý Dục 28 tuổi, nàng đã sinh bệnh qua đời, Lý Dục vì nàng viết bài văn từ tuyệt hay cảm động lòng người “Chiêu huệ Châu Hậu lụy”. Bài văn này phần nào có thể so sánh với bài “Lạc thần phú” của Tào Thực. Về sau ông ta lấy muội muội của Châu Hậu về làm Hoàng Hậu. Và giành tình cảm Châu hậu cho nàng. Sau này Tiểu Châu Hậu cũng vì bi thương buồn phiền mà qua đời.
Nhưng ông ta thành thân với Tiểu Châu Hậu nhiều năm vẫn không có lấy một người con, khi Tiết Khuê kể đến đoạn Tiểu Châu Hậu tức giận, mọi người đều cảm động, sau đó hiểu ra và nở nụ cười. Với tình cảm mà Lý Dục giành cho Tiểu Châu Hậu, đúng là chuyện này có thể xảy ra.
Tiết Khuê lại nói:
- Đồng thời Lý Dục cũng thấy như thế không công bằng với hai mẹ con cung nữ, ông để lại cho họ một gia sản lớn. Về sau người con gái lớn được gả cho một con em nhà khá giả, hai người nuôi một đứa con trai. Khi nghe tin Lý Trọng Ngụ qua đời, người con gái đổi họ con thành họ Lý, gọi là Lý Trùng Thừa. Vì Lý Trùng Thừa vô cùng khéo léo, được vào Bộ Công giữ một chức quan. Về sau, trong một lần làm thử cung nỏ bị thương đã cáo quan hồi hương. Nhưng hắn nhờ vào khả năng trời phú cộng với những kiến thức học được trong Bộ Công, sau khi hồi hương nhanh chóng trở thành một hộ lớn. Khi Thạch đại nhân đưa ra chính sách Tân đại lục, hắn lại bỏ tiền ra đầu tư vào nghành tàu biển, từ đó tiền tài như nước.
Nói tới đây, mọi gnười đều quay sang nhìn Thạch Kiên, Thạch Kiên không biết nên thế nào, chỉ gượng cười.
Tiết Khuê nói tiếp:
- Nhưng nhiều năm liền lênh đênh trên biển, sức khỏe hắn vốn đã yếu, nên sinh bệnh, không đầy hai năm đã qua đời. nhưng sự việc tới đây còn chưa kết thúc. Lý Trung Thừa còn nuôi hai người con gái, vô cùng xinh đẹp. Người con gái nhỏ do tỳ nữ của hắn sinh ra. Nhưng vợ cả của hắn là con gái danh gia, lại tính hay ghen, đây cũng là nguyên nhân hắn không có con cái khác. Do đó người tỳ nữ này số phận cũng giống như mẹ hắn, bị Lý Trùng Thừa đuổi đi, về sau người tỳ nữ này chết vì bệnh tật, người con gái của nàng cũng không biết tung tích. Giờ chúng ta chỉ nói đến con gái của hắn.
Nghe đến đó, Nguyên Nghiễm thở dài một hơi, trên mặt lộ vẻ vô cùng xấu hổ, nhưng hắn ra hiệu bằng tay để Tiết Khuê tiếp tục kể.
Người con gái này tên Lý Chức, kế thừa huyết thống của tổ phụ, từ nhỏ đã thông minh lanh lợi, đa tài đa nghệ. Đồng thời tầm mắt rất cao. Mãi vẫn không chịu xuất giá. Sau khi phụ thân mất, nàng một tay dựng dậy gia đình, hơn nữa còn sắp xếp gia sản đâu vào đấy. Vì trong kinh thành nàng cũng có sản nghiệp, nên hai năm trước đã chuyển vào kinh. Trùng hợp gặp được Bát Vương Gia, về sau thì mọi người đều biết, nàng chính là Anh Vương Phi
Dù có sự chuẩn bị, mọi người vẫn không khỏi xì xào. Nguyên Nghiễm thì quỳ trước mặt Lưu Nga và Triệu trinh, nước mắt đầm đìa, nói:
- Thần có tội.
Lưu Nga vội đỡ ông dậy, an ủi:
- Vương thúc, chuyện này người không biết có tội gì chứ.
Nguyên Nghiễm đứng dậy, không còn sức ngồi lên ghế nữa, ông ta như già đi mấy mươi tuổi. có thể tưởng tượng rằng, ông ta cả đời sáng suốt hơn người, ngay cả Thái Tông người thông minh nhanh nhẹn cũng nhìn ông với con mắt ngưỡng mộ, nhưng giờ đây ông lại để một người con gái trẻ tuổi trêu đùa trong lòng bàn tay, dù Thái Hậu có trách tội ông hay không, thì lần này ông cũng không dễ chịu chút nào.
Lúc này Thạch Kiên ngắt lời Tiết Khuê nói:
- Nhận được tin này của Tiết đại nhân, thần sai người giám sát Anh Phi.
Nói tới đây, hắn hướng sang Vương Gia thi lễ nói:
- Vì nàng ta rất tinh tường, vì vậy ta không dám nói gì với Vương Gia sợ bị phát hiện dấu vết. Xin Vương Gia thứ tội
Nguyên Nghiễm nói:
- Thạch thị lang đâu có tội gì, nếu không nhờ ngài sớm điều tra ra chân tướng sự việc, nếu quả thật xảy ra chuyện gì, ta đâu còn mặt mũi nào đi gặp liệt tổ liệt tông.
Nói rồi ông ta lại quay sang tạ tội với Lưu Nga, xem ra sự đả kích mà ông ta phải chịu cũng không nhỏ. Đến cử chỉ hành động đều e dè.
Lưu Nga vội vã an ủi ông. Kỳ thực trong lòng bà ta vui như mở cờ, hiện tại người duy nhất mà bà kiêng kị chính là Nguyên Nghiễm, cũng may. Xem ra ông ta rất tôn trọng mình, trung thành với Triều Đình, tuy trong chuyện này ông ta cũng có lỗi, nhưng so với người khác cũng không là gì. Kỳ thực bà cũng không có gan ép Nguyên Nghiễm, ông không phải là một đại thần, dù gì ông ta cũng là anh em ruột với Chân Tông, chỉ cần ông ta không phạm tội gì lớn, ép ông ta, học Thái Tông đao to búa lớn thật không hay chút nào. Nếu có uy vọng của Thái Tông còn làm được. Huống hồ bản thân bà còn liên lạc với nhà họ Tiền, muốn Nguyên Nghiễm đề phòng người thiếu nữ trẻ tuổi, là một chuyện không thể.
Thạch Kiên nhìn họ diễn một vở kịch tình thân xong, mới thở phào một tiếng, nếu họ bất hòa, nguy cơ còn lớn hơn Đinh Vị nhiều. hắn nói:
- Hơn nữa thần cũng thường thấy nàng ta đi lại trong cung. Nói đến điều này phải cảm tạ Tiểu Dương công công.
Nói đến Tiểu dương công công, mọi người đều nhớ tới vị tiểu thái giám hết mình giúp Chân Tông xin chữ của Thạch Kiên.
Thạch Kiên lại nói:
- Sau đó thần phái Tiểu Dương công công ngầm theo dõi việc Lý Chức vào cung đàm thoại với đám người trong cung. Cũng nhờ có phần biểu hiện thái quá của họ, khiến thần biết được một số người có khả năng nằm trong danh sách Thiên Lý giáo. Thần còn âm thầm tra khảo một tên công công nhát gan người của Thiên Lý giáo, từ đó mới biết được tên gọi của bang phái này. Và cũng biết được rằng nàng ta chính là Giáo chủ, hơn nữa vì ả là hậu nhân của Lý Dục nên đã lôi kéo được nhiều người vùng Giang Nam đi theo. Nhưng nếu chỉ dựa vào khẩu cung của gã công công này vẫn chưa đủ chứng cứ. Vừa hay lúc đó thần nhận được tin của Hạ Long Đồ đại nhân làtrong lăng mộ có khả năng có dòng nước điều này khiến Lôi Doãn Cung hoảng hốt, để người của Thiên Lý giáo thưa cơ làm loạn, khiến chúng ta có thể một mẻ bắt hết bọn chúng.
Nói tới đây hắn thở dài. Quãng thời gian gần đây phải đấu trí đấu dũng với bọn Thiên Lý giáo, hơn nữa còn phải đề phòng Đinh Vị và Lôi Duẫn Cung, hắn cũng thấy rất mệt mỏi. Thấy hắn ngồi đó khuôn mặt mệt mỏi, Lưu Nga thấy có lỗi với người thiếu niên này. Thời gian gần đây hắn chịu nhiều áp lực như vậy mà ta lại còn nghi ngờ.
Khi đống lửa trong tòa lầu nơi Anh Phi ở đã được dập tắt, họ nhận được tin Anh Phi và hai người a hoàn phục dịch đã bỏ mạng trong biển lửa.
Nhưng Lưu Nga rất đỗi vui mừng, chủ mưu đền tội, cho dù là ả tự sát cũng là chuyện tốt. Không còn người đúng đầu, đám người Giang Nam trung thành kia cũng không làm nên trò trống gì.
Thạch Kiên vẫn nheo mày, hắn sai Dương Văn Quảng gọi mấy binh sĩ theo dõi Lý Chức đến hỏi chuyện, khi biết Lý Chức từ chùa trở về Vương phủ liền không theo dõi nữa. Hắn lại quay sang hỏi Nguyên Nghiễm ngày hôm qua có gặp Lý Chức không.
Nguyên Nghiễm khổ sở đáp:
- Khi biết tin trong cung có nổi loạn, bản quan có hỏi Dung Nhi, nàng nói cũng không biết sự việc này, bản quan từ đó bắt đầu nghi ngờ, hôm qua khi trở về nàng ta nói trong người không khỏe cũng không xuống lầu, bản quan vì còn giận nên không đến gặp nữa.
Thạch Kiên hiểu ý của ông ta, vốn trong vụ án này hắn từng nhiều lần thỉnh giáo Triệu Dung, nhưng có chuyện gì cũng không thông báo cho nàng, Nguyên Nghiêm dù trước đó không để ý, nhưng chẳng lẽ không liên tưởng đến điều gì từ Lý Chức, điều này thật lạ.
Hắn nhớ lại lời của Lý Nam, thản nhiên nhìn về nơi xa. Hắn nói:
- Điều mà vi thần lo lắng người bị lửa thiêu không phả nàng ta, vi thần thật sơ xuất.
Ngày hôm qua hắn bị Lưu Nga tra hỏi, khiến trong lòng không mấy thoải mái, về sau lại thêm chuyện Hồng Diên bị đụng, bản thân bị nghi ngờ, những việc này khiến hắn hồ đồ. Nhưng theo mục đích của hắn, sáng nay để Lưu Nga đích than tham gia bắt Lý Chức là để loại bỏ lòng nghi ngờ của bà với Nguyên Nghiễm. khôngg ngờ lại có một sai sót chết người như thế này phát sinh.
Lưu Nga nghĩ tới thủ đoạn của người phụ nữ kia, trong lòng lo sợ, bà hỏi:
- Thạch thị lang, ngưoi nói Lý Chức hôm qua đi vào Vương phủ là giả mạo?
Thạch Kiên trả lời:
- Với năng lực của bang phái tà đạo này hoàn toàn có thể.
Lúc này Vương Tằng nói:
- Bẩm Thái Hậu, hiện tại quốc gia giàu mạnh, nhân dân ổn định. Chỉ sợ đám chộm gà bắt chó nguy hại đến an định của Thái Hậu và Thánh thượng. Chỉ cần sau này kiểm soát gắt gao hơn những người ra vào cung, những người đó sẽ không còn cách nào làm càn, cũng không thể gây lên sóng gió.
Lã Di Giản cũng phụ họa theo. Như thế mới khiến Lưu Nga yên lòng. Sau sự việc này, phải dẹp sạch toàn bộ dư đảng, ít nhất không phải như trước đây, đi ngủ cũng lo lắng.
Nhưng Thạch Kiên vẫn không yên lòng, dù Vương Tằng nói có lý, nhưng họ thực sự không thể gây lên sóng gió gì ư?
Hắn lại nói với Lưu Nga:
- Dù thần phụng mệnh Thái Hậu điều tra vụ án này, dù cái kết còn chưa hoàn mỹ, xong đã coi như phá xong vụ án.
Lưu Hậu vui vẻ nói:
- Thạch thị lang, ngươi không cần hà khắc với mình như vậy. Lần này nếu không có khanh, dù là bất kể ai khác, đứng trước vụ án này, đặc biệt là đối phó với tà giáo kia, cũng đều bó tay thôi. Ngươi làm rất tốt, Ai Gia rất hài lòng.
Từ khi Xảo Nhi chết, lại đến án ba mạng người trong cung, sau đó là đấu pháp giữa Thạch Kiên và Sa Giới, điều tra ra án cung nữ cung Bình Vân bị hãm hiếp. Việc hắn cùng với Triệu Dung điều tra, bắt giữ Lý trọng Chiêu. Sau đó xảy ra án tấn công Khâm Sai, lại thêm án giữa đường hành hung mệnh quan triều đình, phản loạn trong cung. Có thể nói Thạch Kiên bị treo lên nhảy múa trên sợi tơ, có khi sinh mệnh mỏng manh như sợi tơ, Đồng thời hắn còn phụ trách việc trong bộ Công, và việc làm bản in sống, báo giấy. còn thiết kế lăng mộ. Nghĩ tới đây, mọi người đều thổn thức.
Thạch Kiên lại nói:
- Nhưng thần có một việc muốn xin với Thái Hậu.
Lưu Nga nhìn hắn thời gian gần đây lai gầy đi, trong lòng nảy sinh thương cảm giống như khi hắn mới vào cung. Bà nhẹ nhàng nói:
- Thạch ái khanh, ngưoi có yêu cầu gì hãy thẳng thắn nói, chỉ cần làm được Ai Gia sẽ đồng ý.
Bà nói ra lời này, đã là một phần thưởng vô cùng lớn lao, với quyền lực hiện tại của Lưu Nga, những việc bà có thể làm được đầy dãy. Mọi người nhìn Thạch Kiên với con mắt ngưỡng mộ. Vốn dĩ buổi sáng còn tưởng Thạch Kiên sẽ thất thế, nhưng hiện tại vị trí của hắn trong lòng Lưu Nga không hề hạ thấp.
Thạch Kiên nói:
- Vi thần kỳ hiếu chưa tròn, vì Tiên đế bệnh nặng qua đời, nên vội phá giới vào kinh, nay đại cục đã ổn định, thần xin được về hà Châu tiếp tục thủ hiếu với bà nội
Lần này mọi người ôn tồn khuyên nhủ, ngăn cản. Ngay đến Lưu Nga cũng nói:
- Vậy sao được, trong triều xảy ra chuyện lớn như vậy, cần người thay Ai gia xử lý. Lại còn căn dặn của Tiên Đế, dù sao ngươi cũng đã phá giới rồi chi bằng ở lại.
Nghe được câu cuối cuối của bà, tất cả các đại thần đều lấy làm lạ, dù sao cũng đã phá giới rồi, thế là làm sao?
Thạch Kiên nói tiếp:
- Xin Thái hậu đừng lo, hãy nghe thần nói một câu. Thần từng nói, chỉ xét về tài hoa, ngàn vạn nam nhi cũng không sánh được với Thái Hậu. Vi thần tin vào sự trị vì của Thái Hậu và Thánh Thượng, triều đình ta sẽ là một triều đại phồn vinh thịnh vượng. kỳ thực hiện tại việc lớn đã xong, than có ở lại hay không không còn quan trọng. hơn nữa, còn một điều rất quan trọng, đó là kết đảng. Dù thần mang mang ơn sâu của Tiên Đế và Thái Hậu, quyết không có lòng dạ kết bè kết đảng. Nhưng trong triều bách quan thấy địa vị của thần trong lòng Thái Hậu, chắc chắn có người muốn tìm cách phá hoại. Dù thần có biết tự giữ mình. Nhưng vì đại vị của thần, cộng với gần đây thần phá được trọng án, nếu thần có phát ngôn trong triều cũng không có vị đại thần nào ngờ vực, như thế nơi đây sẽ trở thành Nhất Ngôn Đường, nói cách khác không khác gì kết đảng. Vì vậy thần hồi hương, một là để giữ đạo hiếu, hai là để Thái Hậu chỉnh đốn triều chính. Thái Hậu, vi thần còn một lời muốn nói, hãy để trong triều có nhiều ý kiến, không thể biến nơi đây trở thành Nhất Ngôn Đường, đề phòng những kẻ xấu xa nảy sinh dã tâm. Nhưng cũng không thể để xảy ra tranh chấp đảng phái. Như thế Triều nghị phân tán, chính sách không được nhất quán, đây cũng là cái họa không nhỏ.
Nói tới đây, hắn nhìn Lã Di Giản với con mắt chứa đầy hàm ý.
Rồi hắn nói tiếp:
- Về quốc nội, dù vẫn còn những dư đảng của Thiên Lý giáo chốn thoát, nhưng chúng đã bị đuổi ra khỏi cung, mối nguy hại không lớn nữa. Nhưng còn vùng Tây Bắc, Thái Hậu hãy cẩn trọng. Nhất định phải xây dựng một con đường dẫn tới Tây Bắc đủ rộng, đề phòng bất trắc, quốc gia có thể nhanh chóng điều động lương thảo.
Sau đó hắn lại lôi trong áo ra một thứ đồ vật, đây là là một vật hình ống. Hắn nói:
- Đây là chiếc kính viễn vọng do thần và học sinh Cao Căng nghiên cứu chế tạo ra, nhất định có tác dụng lớn lao trong quân sự.
Nói rồi hắn đưa kính viễn vọng cho Lưu Nga, dạy bà cách dùng, Lưu Nga cầm chiếc kính viễn vọng nhìn về phía xa, thiếu chút nữa hét lên. Thì ra nó có thể nhìn thấy những cảnh quan phía xa trong Hoàng Cung. Bà lập tức đưa nó cho Tào Vĩ. Tất cả các đại thần sau khi xem xong, ngay đến những người không hiểu gì về quân sự cũng biết nó nhất định có tác dụng trong quân sự, dùng nó để quan sát, sẽ biết được động tĩnh của kẻ địch trước. Phải biết rằng đây là một thứ máy móc tối tân, có khí quyết định đến thành bại của trận chiến.
Thạch Kiên lại nói thêm:
- Nguyên lý chế tạo cái này rất đơn giản, hiện tại có năm người thợ tham gia, thần và họ đã ký kết điều lệ bảo mật đặc cấp. nhưng cũng phải đề phòng những người Đảng Hạng ăn cắp công nghệ này.
Trong trí nhớ của Thạch Kiên người Tây Hạ ngoài sự hung hãn, kỹ thuật chắc chắn rất lạc hậu, sau khi đến thời kỳ này hắn mới biết sự thực không như vậy. Đảng Hạng vì hoàn cảnh khắc nghiệt, chiến sự liên miên, họ rất chú trọng chế tạo binh khí, trình độ tiên tiến hơn so với Tống Liêu, nếu không nhờ Thạch Kiên chế tạo lò cao và lò xoay, thì trình độ của họ so với Tống càng vượt trội. Trong kỵ chiến, ngoài những vũ khí như trùy, còn có Hạ Châu kiếm mà ngừoi Tống mê mẩn mong có được. Nhưng tầng lớp thống trị Tây Hạ vẫn chưa biết vừa lòng, họ còn thường xuyên ăn cắp kỹ thuật của Tống, mang về cải tiến. Có một điều Thạch Kiên còn không biết, nguyên nhân cái chết của Thành Cát Tư Hãn chính là do vũ khí mà Tây Hạ cải tiến sau khi ăn cắp của Tống làm bị thương ngã ngựa rồi chết. Cũng may nước họ diện tích nhỏ hẹp, tài nguyên nghèo nàn, nếu không uy hiếp với Tống cũng rất lớn.