Mục lục
[Dịch] Đại Tống Chi Phong Lưu Tài Tử
Thiết lập
Thiết lập
Kích cỡ :
A-
18px
A+
Màu nền :
  • Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Mồng một tháng bảy, hôm đó trời rất oi bức, ánh nắng như thiêu như đốt. Mới sớm mai những ánh hồng đã chói lóa phía đằng đông. Ngày hôm đó, quán trà của cụ Vương đã mở cửa từ lúc sáng sớm, còn treo một lá cờ trắng trước cửa.

Bà cụ Thạch hôm trước đã qua đời, bà cụ cũng giống như Tiểu thánh nhân, lòng dạ từ bi, thế mà bị tên gian thần hại chết. Hai bà cháu sống một đời thanh đạm, không ham giàu sang phú quý, thường xuyên qua lại hỏi han bà con lối xóm, biết cưu mang những số phận hẩm hiu. Có người nói bà cụ là Quan Thế Âm Bồ Tát trên trời đầu thai xuống trần gian cứu nhân độ thế, không những lòng dạ từ bi mà còn dạy dỗ đứa cháu trai cũng hết mực thương người, được mọi người gọi là Tiểu thánh nhân.

Đây cũng là ngày cuối cùng của cuộc đời bà lão. Mặc dù bà đã mất, nhưng cụ Vương vẫn tin rằng bà lão dưới suối vàng vẫn phù hộ cho ông. Ông không thể làm gì cho bà cụ, chỉ biết cắt mấy thước vải trắng treo trước cửa nhà.

Quán trà của cụ đã mở cửa, quán trà nằm gọn ở lối vào cửa Thông Tân, trên con đường cái đi ra bến đò. Cụ treo cờ xong, mới để ý, con đường này ngày thường lúc nào cũng tấp nập người vào kinh, không hiểu sao hôm nay lại rất tĩnh lặng? Cụ ló đầu nhìn ra ngoài, nhìn thấy hai bên đường chật cứng người, trên cánh tay áo mỗi người đều quấn một tấm vải đen, mọi người đều lặng yên không ai nói gì, mắt chăm chú nhìn về phía cổng thành.

Nhiều người có lẽ vì trước đây từng được nhận được nhiều sự giúp đỡ của bà lão, cứ luôn tay lau nước mắt.

Điều này làm cụ cảm thấy đến cảnh vật xung quanh cũng nhuốm một màu bi thương.

Không ai ghé vào quán trà của cụ, nhưng cụ Vương không vì thế mà thấy buồn. Cụ còn nhớ có một lần Tiểu thánh nhân cùng một đám công nhân vào quán của cụ uống trà. Mặc dù là trọng thần trong triều, nhìn thấy cụ vẫn xưng là hạ quan, gọi cụ là lão bá. Lúc đó cụ rất cảm động, cánh tay run lên bần bật, rót nước cho Tiểu thánh nhân mà làm nước trà chảy lênh láng ra mặt bàn. Nhưng vị thiếu niên nọ vẫn không nổi nóng, còn nói với cụ:

- Lão bá à, bá không cần phải khách sáo thế, bá cứ coi con như con cháu của bá là được rồi.

Nhìn thấy nụ cười hiền hậu của cậu thiếu niên, ông già thề rằng từ khi lọt lòng chưa bao giờ nhìn thấy nụ cười nào chân thành đến như thế, cũng chưa bao giờ nhìn thấy ánh mắt nào chân tình, ngời sáng đến như thế.

Đúng là người tốt không được sống lâu. Bà cụ cuối cũng đã phải về trời, cụ Vương cũng muốn tiễn bà một đoạn đường, bèn cầm lấy một tập tiền vàng. Bà cụ lúc sống phải chịu khổ nhiều rồi, lúc cuối đời cháu nội bà có chút công danh, nhưng bà cụ lại bị ngã gãy chân, nằm liệt không ra khỏi giường. Bây giờ bà cụ đi rồi, phải đốt cho bà chút tiền, xuống dưới đấy cuộc sống bớt khổ cực.

Lúc này, cụ nghe thấy trong đám người có tiếng hai thiếu niên đang thầm thì với nhau, một đứa nói:

- Phú huynh, nếu có một hôm đệ được đề tên bảng vàng, cũng sẽ làm một ông quan tốt như Thạch học sỹ.

Thiếu niên được gọi là Phú huynh nói:

- Hán đệ, ngươi xuất khẩu thành chương, văn thơ ít người sánh kịp, tương lai ắt được toại nguyện.

Thiếu niên họ Hán kia lại nói:

- Phú huynh, huynh đang chê cười đệ, thiên hạ này ai mà không biết huynh và Thạch học sỹ là huynh đệ kết nghĩa? Được lọt vào mắt xanh của Thạch học sỹ đâu phải chuyện dễ ?

- Nói ra thật hổ thẹn, đây đơn thuần chỉ là may mắn, được Thạch học sỹ lựa chọn, ta đâu dám xưng là huynh trưởng của Thạch học sỹ. Còn về bà cụ Thạch, bà cụ thực sự rất tốt. Tối hôm đó, bọn ta ở lại Thạch phủ, bà cụ không vì ta là thân áo vải mà khinh thường bọn ta, ngược lại còn đối với bọn ta rất nhiệt tình là khác nữa.

Thiếu niên họ Hán kia lại thở dài một hơi, nói tiếp:

- Thạch học sỹ phẩm đức đệ nhất thiên hạ, bà cụ Thạch cũng lương thiện đệ nhất thiên hạ. Không có những người tốt như bà cụ, làm sao có thể dạy dỗ được một người tài đức vẹn toàn như Thạch học sỹ.

Cụ Vương lúc này cũng đã lờ mờ hiểu ra đầu đuôi câu chuyện của hai thiếu niên, thiếu niên họ Phú chính là Lạc Dương Phú Bật người em thứ ba trong câu chuyện về hoa bái mà mọi người đang truyền tai nhau trong kinh thành.

Cụ lấy loại trđà ngon nhất trong nhà, rót ra hai chiếc bát, đem ra đứng trước mặt Phú Bật, nói:

- Ngươi chính là tam ca ca kết nghĩa của Thạch học sỹ nhỉ?

Nghe xong câu nói của cụ Vương, mọi người đều quay đầu nhìn về phía Phú Bật.

Phú Bật mặt đỏ như gấc, nói:

- Đâu dám, đâu dám, tuy Thạch học sỹ đã nhận mấy người chúng ta là huynh trưởng, nhưng chúng ta đâu dám nhận, sợ không xứng đáng.

Cụ Vướng nói:

- Thạch học sỹ xưa nay đối đãi với mọi người không bao giờ để ý đến thân thấp cao,chỉ cần đó là người lương thiện, Thạch học sỹ đều rất coi trọng.

Những lời cụ Vương vừa nói đều là sự thật, nhưng đã làm cho Phú Bật sợ sởn cả tóc gáy, hành lễ đáp:

- Lão bá dạy rất phải.

Cụ Vương nói:

- Quả nhiên ngươi cũng rất lịch sự lễ phép giống như Thạch học sỹ, không bao giờ khinh thường những người chân đất chúng ta. Thạch học sỹ từng đến uống trà ở nhà ta, đối đãi với già này rất khách khí. Xưa nay ta chưa từng thấy có ông quan nào tốt đến như thế.

Vừa nói, cụ vừa đưa bát chà cho hai thiếu niên, nói:

- Ngươi là tam ca của Thạch học sỹ, hy vọng ngươi sau này cũng sẽ làm một ông quan tốt giống như ngài, lão già này xin được kính ngươi một bát trà.

Đôi mắt Phú Bật sáng như ngọc, hắn ngửa cổ uống một hơi, uống xong nói:

- Phúc mỗ hôm nay xin thề trước mặt mọi người, sau này nếu đỗ đạt thành tài, cuộc đời này nếu không làm một quan viên tốt chăm lo cho dân nươc, Phú mỗ sẽ bị trời tru đất diệt.

Mọi người xung quanh nhiệt liệt vỗ tay làm bớt đi một chút không khí nặng nề vì sự ra đi của bà cụ. Thiếu niên họ Hán đứng bên cạnh, nắm chặt hai bàn tay, trong lòng cũng thề quyết làm một ông quan tốt.

Cuối cùng linh cữu của bà cụ cũng được đưa đến, từ xa đã nghe thấy tiếng khóc của đoàn người phía trước, tiếng khóc càng ngày càng lớn.

Cụ Vương đưa ánh mắt trông về phía trước, cụ nhìn thấy một hàng người đang đi đến, cậu bé phong độ ngất trời ấy đã đến rồi.

Nhưng cụ để ý thấy, mới qua có hai ngày mà thiếu niên này đã gầy hẳn đi, quầng mắt thâm tím, nước mắt không ngừng chảy xuống đôi gò má. Hai đứa nha đầu bên cạnh ôm lấy linh cữu khóc như mưa, tiếng khóc đã khàn đi. Trong hàng người còn có đứa bé mồ côi được Thạch Kiên nhận về nuôi và mấy người nhà họ Đinh, những người còn lại đều là phu xe được Thạch Kiên thuê về. Đến tám người hộ vệ được Chân Tông thưởng cho hắn, hắn cũng không cần nữa. Bây giờ hắn chỉ là một thường dân áo vải, lấy tư cách gì mà dùng đến tám người hộ vệ đó? Thực ra trừ đống sách ra thì hành lý của hắn cũng không nhiều. Thạch Kiên không ngừng đưa tay vái hành lễ với mọi người. Thiếu niên tài hoa hơn người này đi đâu cũng hết sức lịch sự lễ phép, lại càng khiến mọi người nhớ đến bà lão, không có sự dạy dỗ của bà cụ, làm sao có được Tiểu thánh nhân hôm nay.

Đám người bên đường đều lưu luyến bà cụ, nhưng không ai khóc lớn, sợ đánh động vong linh bà cụ lòng dạ từ bi đang nằm trong linh cữu. Hai bên đường vô số tiền giấy được đốt ở mỗi đoạn đường mà linh cữu bà đi qua, một đợt gió nhẹ thổi đến, trên không bầu trời một màu trắng đục.

Thạch Kiên nhìn thấy Phú Bật trong đám người, bèn đi đến, gọi:

- Phú tam ca.

Phú Bật vội vàng nói không dám, đến trước linh cửa vái ba vái, đồng thời chỉ tay về phía tên thiếu niên họ Hàn đứng bên, nói:

- Vị này là An Dương Hàn Kỳ. Cũng là một người có ý chí và học vấn.

Hàn Kỳ? Thạch Kiên sững người, nếu là lúc thường chắc hắn đã mời tên Hàn Kỳ này về nhà đàm đạo. Đây cũng là một tể tướng có công rất lớn với Đại Tống. Nhưng bây giờ đang phải lo hậu sự cho bà lão. Hắn cũng chẳng còn tâm trí nghĩ đến điều gì nữa, nhưng vẫn rất lịch sự với Hàn Kỳ, chủ động bắt chuyện với hắn, còn khích lệ hắn mấy lời. Đồng thời trong đám đông Thạch Kiên còn nhận ra Vương lão, bèn lễ phép chào hỏi ông cụ, làm nước mắt ông cụ cứ không ngừng ứa ra.

Hàng người tiếp tục chầm chậm đi về phía trước.

Khi mặt trời lên đến ngọn cây, đoàn người đã đến được bến đò. Trên bến đoàn người còn tập trung đông hơn. Rất nhiều văn võ bá quan trong triều cũng có mặt đưa tiễn lĩnh cữu. Khấu Chuẩn, Lý Địch, Tiền Duy Diễn, Vương Tằng, Phạm Trọng Yêm, Lỗ Tông Đạo, đến một người lưu lại nhiều điển tích trong dân gian là Lã Di Giản cũng đến bến đò đưa tiễn. Ngoài ra rất nhiều người trong Hoàng tộc cũng có mặt, như Nguyên Nghiễm và mấy người con trai con gái của ông, Doãn Sơ đến trước linh cữu vái ba vái, nói:

- Lão thái quả thật là một người tốt bụng!

Mọi người đứng sau lườm y, " nếu bà cụ không phải người tốt bụng thì làm sao mà có thể được nhiều người đến đưa tiễn như thế ?"

Dung quận chúa trên mình cũng mặc bộ đồ tang lễ màu trắng, đến bên linh cữu bà cụ hành lễ. Nhìn thấy nàng hiếu phục nghiêm chỉnh, có nhiều người không hiểu rõ nguyên do, chỉ có một vài người biết được mối quan hệ của Thạch Kiên với Triệu Dung, Triệu Cẩn, mới đau đầu thay cho Thạch Kiên, chuyện này thật không đơn giản chút nào.

Thái tử và Công chúa cũng đã đến, Tiểu đạo cô còn ôm lấy linh cữu mà khóc.

Triệu Trinh thở dài, nói:

- Thạch học sỹ, kể ra ngươi cũng được coi là sư phụ của ta rồi. Ngươi vẫn thường khuyên Khấu tể tướng và Phạm khanh cần nhẫn nại. Còn ngươi lại đoạn tuyệt một cách nhanh gọn như thế này, từ hết các chức vị không làm nữa.

Sau đó y ghé sát vào tai Thạch Kiên nói:

- Ta biết ngươi đang rất giận dữ, đợi sau này ta đăng cơ, sẽ giáng tên khốn đó đi Lưỡng Loan Đại Lục, giúp ngươi báo thù! Đây gọi là quân tử báo thù mười năm không muộn.

"Lưỡng Loan Đại Lục thì quá xa rồi. Không cần biết lịch sử có bị thay đổi hay không, có mấy lời này của Triệu Trinh, kiếp này của Đinh Vị coi như đã xong rồi. Ờ? Quân tử báo thù mười năm chưa muộn ?” Thạch Kiên nghe xong sững sờ, chẳng hiểu Triệu Trinh nghe đâu cái câu nói trên giang hồ này nữa? Hắn nghĩ trong lòng “cái tay thái tử thật thà trung hậu này thế là cũng xong rồi.”

Sau đó hắn nghiêm nét mặt nói:

- Thảo dân tuy đã từ quan, nhưng vẫn có thể giúp đỡ thánh thượng chăm lo mọi việc. Trong cõi trời đất này, vinh hoa phú quý không phải là điều quan trọng nhất, mà quan trọng nhất chính là chính khí.

Thiên địa hữu chính khí

Tạp nhiên phú lưu hình.

Hạ tắc vi hà nhạc

Thượng tắc vi nhật tinh.

Vu nhân viết hạo nhiên, Phái hồ tắc thương minh. Hoàng lộ đương thanh di

Hàm hòa thổ minh đình.

Thì cùng tiết nãi kiến, Nhất nhất thùy đan thanh. Tại tề thái sử giản

Tại tấn đổng hồ bút.

Tại tần trương lương chuy

Tại hán tô vũ tiết.

Vi nghiêm tương quân đầu

Vi kê thị trung huyết.

Vi trương tuy dương xỉ

Vi nhan thường sơn thiệt. Hoặc vi liêu đông mạo

Thanh thao lệ băng tuyết.

Hoặc vi xuất sư biểu

Quỷ thần khấp tráng liệt. Hoặc vi độ giang tiếp

Khảng khái thôn hồ yết.

Hoặc vi kích tặc hốt

Nghịch thụ đầu phá liệt. Thị khí sở bàng bạc

Lẫm liệt vạn cổ tồn.

Đương kỳ quán nhật nguyệt

Sinh tử an túc luận.

Địa duy lại dĩ lập

Thiên trụ lại dĩ tôn.

Tam cương thực hệ mệnhĐạo nghĩa vi chi căn. Khởi hữu tha mâu xảo

Âm dương bất năng tặc.

Cố thử cảnh cảnh tại

Ngưỡng thị phù vân bạch.

Du du ngã tâm bi, Thương thiên hạt hữu cực.

Triết nhân nhật dĩ viễn

Điển hình tại túc tích. Phong diêm triển thư độc

Cổ đạo chiếu nhan sắc.

Hắn cứ mỗi lần đọc xong một câu, lại liên tưởng đến câu chuyện về Văn Thiên Tường và những nhân kiệt trong bài thơ, lại cuồn cuộn dòng máu nóng trong tim.

Lúc này, người đến đưa tiễn nhìn thấy ánh mắt cương nghị của tên thiếu niên, cùng với giọng điệu hùng hồn sục sôi ý chí, và lòng yêu nước kiên trinh bất khuất của hắn, trong lòng họ lại muốn khóc, muốn gào thét thật lớn, tất cả mọi người, kể cả Đinh Vị lúc đó đang đứng trốn ở một góc khuất cũng lặng người đi.

Dịch thơ

( do Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ dịch)

1. Anh hoa chính khí đất trời

Khoác hình vật chất khắp nơi vẫy vùng.

Tràn mặt đất tuôn sông kết núi,

Vút trời mây chói lói trăng sao

5. Trần ai lẩn bóng anh hào,

Muôn ngàn khí phách rạt rào tầng xanh.

Thuở non nước thanh bình khắp chốn,

Nét đan thanh chóng lộn bệ rồng.

Sơn hà gặp buổi lao lung,

10. Càng cao tiết ngọc, càng bừng vẻ son.

Tề Thái Sử mất còn mấy độ,

Thẻ tre kia há sợ gươm ai.

Đổng Hồ múa bút mấy hồi,

Làm cho Tấn tặc tơi bời ruột gan.[

15. Trương Lương xót nỗi Hàn khói lửa,

Dùi đồng vung, nghiêng ngửa Tần vương.

Ngọn cờ Tô Vũ phong sương,

Càng băng giá cảnh, càng hương sắc lòng.

Đầu Nghiêm tướng dường đồng, dường thép,

20. Máu Kê quân nhuốm hết long bào.

Trương Tuần răng cứng cát sao,

Thành đồng đà nát, lòng đào khôn thay.

Lưỡi Thường Sơn nào hay lắt léo,

Mũ Quảng Minh che nẻo Liêu Đông.

25. Xuất sư biểu ấy hào hùng,

Ngọc vàng rộn rã nát lòng thần minh.

Dòng nước Hiệt lênh đênh bỡ ngỡ,

Thề cùng sông: «Tan rợ mới về !»

Hốt ngà có lúc cũng ghê,

30. Cho đầu soán chúa ê chề tóc tang.

Linh khí ấy chứa chan muôn thuở,

Rực trần ai, tở mở trăng sao.

Khí thiêng đượm máu hùng hào,

Phù sinh nhẹ tựa hồng mao sá gì.

35. Giây buộc đất nó xe cho vững,

Cột chống trời nó dựng cho cao.

Cương thường đạo nghĩa trước sau,

Mối giường then chốt quán thâu một mình.

Ta lỡ bước điêu linh tù túng,

40. Vì ba quân lấp lửng ươn hèn.

Thân tù dạ lỏng khóa then,

Một xe đầy ải, băng miền heo may.

Đời luân lạc tỉnh say mấy độ,

Vạc dầu sôi mà ngó như sương.

45. Ngục tù khóa kín ánh dương,

Phòng giam trời vắng tối dường than tro.

Long câu giữa trâu bò len lỏi,

Phượng hoàng kia phận gửi đàn gà.

Một mai gió lạnh sương mờ,

50. Mấy hồi run rét, xác xơ thân tàn.

Cậy tuế nguyệt thổi tan chướng khí,

Nhờ dương quang đượm vẻ an khương.

Nhớp nhơ là chốn tù trường,

Mà ta khinh khoát coi dường Bồng Lai.

55. Ta vốn chẳng có tài phép lớn,

Nhưng trần ai khôn bận lòng ta.

Lòng ta Chính Khí chói lòa,

Âm dương điên đảo khôn mờ tấc son

Bạn đọc có thể tham khảo nội dung toàn bài thơ ở địa chỉ sau:

http://nhantu/VanHoc/chinhkhica.htm

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK