Cỗ kiệu từ từ đi về phía hoàng cung, nhìn đường phố phồn hoa khôn cùng hai bên đường, nhìn những chủ quán đang tất bật trong những cửa hang san sát nhau, nhìn ánh đèn lấp loáng, những tiểu cô nương xinh đẹp đang dạo chơi hay ngồi trên những tầng lầu khiến Thạch Kiên cảm thấy rất ấm áp. Đầu đường, cuối ngõ vô số những trà lâu, những con rối bày khắp các tiệm tạp hóa, những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày.
Nhìn cảnh tượng náo nhiệt này, Thạch Kiên lại nghĩ tới trăm năm sau, tất cả những thứ này sẽ thành hư ảo, hắn chợt cảm thấy nhiệt huyết sôi trào. Cho tới nay, mặc dù hắn xuyên việt tới đây, mặc dù hắn cũng cố gắng nhưng tự tâm chưa thể dung nhập thành một phần của Tống triều, trong đầu trước giờ chỉ mong sống an lành. Hắn viết Tự Trị, Ngụy Thượng, cũng chỉ vì làm thanh danh của hắn lớn hơn. Về phần chỉ cho Giang Cập đi kiếm hạt giống, nhìn bên ngoài chủ yếu là vì hắn thương tình mấy người nông dân nghèo khổ. Từ lúc tới đây, hắn luôn muốn thanh tịnh, không tính toán. Đó cũng là một nguyên nhân khiến hắn đóng cửa không ra khỏi nhà, nhưng huyết mạch của nhân dân, của triều đại này cũng là huyết mạch dân tộc hắn, nghĩ tới cảnh trăm năm sau điêu tàn, máu rơi đầy đất, hắn bỗng hạ quyết tâm, nếu ông trời cho hắn về nơi đây, còn cho hắn ký ức kiếp trước, hắn sẽ tận dụng tất cả để phò tá triều đình, phò tá thời đại này, phò tá huyết mạch của dân tọc hắn, không để dân tộc hắn chịu nhục nhã dưới gót chân xâm lược một lần nữa.
Tới lúc này, có lẽ toàn bộ Tống triều đều không biết rằng, vì quyết định của thiếu niên này mà vận mệnh bọn họ sẽ phát sinh chuyển biến nghiêng trời lệch đất.
Đáng thương cho lão Hoàng đế ngồi trên long ỷ cứ mòn mỏi trông chờ. Rốt cục thiếu niên kia cũng tiến vào cung. Tống Chân Tông tưởng rằng hắn còn là một đứa nhỏ, vì thế cho thợ thủ cổng may một bộ quan phục nhỏ cho hắn, nhưng Thạch Kiên sớm dậy thì, thân thể trưởng thành lớn hơn rất nhiều, ít nhất đã cao gần bằng hắn kiếp trước. Vì thế khi mặc bộ quan phục này, nhìn hắn có vẻ buồn cười.
Thạch Kiên đi về phía đại điện, thần thái hiên ngang, tự tin.
Ánh nắng mặt trời ấm áp, chiếu rọi khắp nơi khiến hắn có cảm giác vô cùng mới mẻ.
Thấy phong thái của thiếu niên này, tất cả mọi người không khỏi tán thưởng.
Thạch Kiên quỳ xuống trước mặt Hoàng đế, cao giọng nói:
- Vi thần khấu kiến Hoàng thượng, vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.
Tống Chân Tông rốt cuộc đã được gặp thiếu niên mà hắn trông ngóng bốn năm trời, kết quả hắn không làm người thất vọng, khí độ này, tướng mạo này, thực xuất chúng. Nếu không phải bận tâm giữ cái chữ Nhan của hoàng đế, hắn thật muốn rời long ỷ đề mà đích thân đỡ Thạch Kiên dậy.
Hắn hớn hở nói:
- Thạch ái khanh, mau bình thân.
Đợi Thạch Kiên đứng lên, hắn nói:
- Thạch ái khanh, nhanh đến gần đây để trẫm xem ngươi…
Thạch Kiên đứng dậy, tiến tới gần Tống Chân Tông, thái độ vô cùng cung kính nhưng cũng không khép nép xu nịnh.
Tống Chân Tông vừa ngắm nhìn hắn vừa nói:
- Tốt, tốt lắm, khó trách các cô nương đều vì ngươi mà nổi điên.
Cái đại thần phía dưới thì lẩm bẩm:
- Bệ hạ, đây là nơi thảo luận chính sự, không phải hậu cung hay ngự thư phòng, những lời buồn nôn đó giữ lại sau nói cũng không muộn.
Tống Chân Tông cầm lấy tay hắn, Thạch Kiên, hắn đã trông chờ bốn năm, hắn biết Thạch Kiên mỗi ngày luyện tập, viết cả vạn chữ. Vì thế đầu ngón tay hắn từ lâu đã có một lớp chai cứng.
Tống Chân Tông đau lòng nói:
- Tiểu lang của ta, từ nhỏ đã phải tập luyện, viết nhiều như vậy, thật đáng thương.
Thạch Kiên từ lúc nào biến thành tiểu lang của hoàng thượng ?
Tống Chân Tông lại nói:
- Thạch ái khanh, trấm muốn xem ngươi viết chữ, có thể viết một liên đối cho trẫm xem ?
Thạch Kiên thấy lão hoàng đế đối với mình thật tốt. Hắn cũng vô cùng cảm động.
Mặc kệ lịch sử là đúng hay sai, nhưng cho tới giờ, lão hoàng đế thực có lòng quan ái với hắn.
Ở Hòa Châu, hắn cũng nghe nói, mỗi lần có người định buộc tội hắn thì hoàng đế đều vì hắn mà che chở, hắn ngay lập tức thi lễ, nói:
- Thánh thượng có mệnh, vi thần không dám không tuân.
Tống Chân Tông cao hứng phất tay, cho thái giám lấy bút nghiên.
Thạch Kiên lập tức phóng bút, viết bốn chữ lớn:
QUỐC THÁI DÂN AN
Qua vài năm khổ luyện, thư pháp của Thạch Kiên có thể nói đã thấm nhuần tinh túy của thư pháp. Bốn chữ này hắn viết như du long kinh phượng, khiến cho tất cả các đại thần, quan lại, thái giám, dù chức cao hay thấp đều cảm thấy một loại phú quý, an tường.
Tống Chân Tông và chúng đại thần trầm trồ tán thưởng:
- Khó trách ái khanh có thể viết ra những tác phẩm như Nhạc Dương Lầu Ký, nếu không có tài văn chương như thế, sao có thể viết nổi ?
Các đại thần lại muốn nôn mửa, trong đầu thầm nghĩ:
- Ngươi lại khoe, khoe đến lúc hắn lên trời mới chịu thôi ?
Rốt cục, có đại thần nhịn không nổi, đứng ra nói:
- Thần có tấu chương
Tống Chân Tông hôm nay vì việc Thạch Kiên tới mà tinh thần vui vẻ, ôn hòa hơn nhiều:
- Lý ái khanh, có tấu thì tấu lên.
Lý Bồi nói:
- Khởi bẩm bệ hạ, tiểu Thạch học sĩ tài học hơn người, lại là Long Đồ Các. Nhưng thần có tấu muốn nói, tiểu Thạch học sĩ có 4 tội, sử dụng những loại sách như số học mê hoặc dân chúng, trong đó còn sử dụng những kiểu chữ của dân man di, khiến cho văn hóa Trung Nguyên bị thay đổi, cò vu cho thánh hiền bịa đặt, vọng ngôn mê hoặc dân chúng, cổ xúy việc xuất ngoại. Hải ngoại thật có hồ, có cảnh sắc như đại Tống sao ? Lãnh thổ đó tuy lớn, nhưng chế tạo thuyền, di chuyển, mỗi lần tổn hao bao nhiêu vật lực ? Thái tổ có chỉ, dùng bức tranh con sông mà nhắn nhủ hâu nhân, không nên gây sức ép lên nhân dân. Tiểu Thạch học sĩ mặc dù còn nhỏ, nhưng đã viết được những tác phẩm lớn như Tự Trị Thông Giám, thực là cuốn sách hay, nhưng Thạch học sĩ là con dân đại Tống, sao lại không lập tức dâng cho quân vương ? Cuối cùng thần còn muốn tâu rằng, tiểu Thạch học sĩ hạ nhục thuần vu mĩ tục của đại Tống ta, cố tình làm ô nhục đạo phu chủ phụ tùy, còn dám nói rằng “Nữ tử là nước, nam là bùn”
Nghe hắn cố ý kéo dài âm thanh, gần như tất cả các đại thần đều mỉm cười.
Hắn còn nói:
- Thái tử là hòn ngọc của quốc gia, là tương lai của quốc gia, mặc dù Thạch tiểu học sĩ tài văn chương kinh người nhưng có lẽ chưa đủ chin chắn. Thạch tiểu học sĩ ở quê nhà rất nổi tiếng, cũng là một người cương trực công chính, nhưng qua tác phẩm Hồng Lâu Mộng có thể thấy rằng tiểu Thạch học sĩ thích cuộc sống an bình, không có chí lớn, mặc dù dân chúng đối với hắn rất tôn kính nhưng sau này ắt sẽ thay đổi. Có lẽ tiểu Thạch học sĩ hiện tại đảm nhận việc dạy dỗ Thái Tử là không ổn.
Thạch Kiên nghe hắn nói một hồi, thầm nghĩ, hắn còn chưa chính thức làm quan dù chỉ một ngày mà đã có người muốn công kích.
Lý Hoàn lại nói:
- Thần cũng có tấu, tâu rằng tiểu học sĩ vọng ngôn bởi thuyền không có buồm làm sao có thể chạy ? Cái này là mê hoặc dân chúng. Thuyền không buồm tự chạy, vậy thì lão thần cũng có thể nói ngựa không cánh cũng có thể bay.
Mặc dù nhiều người không đồng ý với quan điểm này của hắn, nhưng cũng bị câu ví dụ chọc phì cười.
Thạch Kiên mặc dù tính tình rất điềm đạm nhưng cũng bị những lời này chọc giận. Đặc biệt với lời vu hắn mê hoặc dân chúng, người đầu tiên vu cho hắn tội này là Khổ Quả hòa thượng, nhưng đó là người nước Liêu, công kích hắn là có lý do, còn Lý đại nhân này không biết chút gì về hắn, mà dù hắn có biết thì ít nhất cùng là người Tống cũng không nên vô duyên vô cớ công kích lẫn nhau, ghen tị cũng không cần phải như vậy.
Hắn tới trước mặt Lý đại nhân kia nói:
- Vi thần được thánh thượng ân sủng, vẫn biết có không ít tiểu thần tìm cách công kích. Đương nhiên trong đó có không ít đại thần, tiền bối là vì tốt cho vi thần, ví dụ như Khấu Chuẩn. Còn có một số người không hiểu việc, ví dụ như Lý đại nhân, nhưng ngươi đã bao giờ nghe ai nói tiểu tử ham muốn thanh danh ? Thanh danh hiện tại của tiểu tử không phải đã lớn quá mức rồi sao ? Vì nó mà bà nội muốn ngắm Dương Châu cũng không được, không phải quá phiền hà sao ?
Nghe đến đó, các đại thần hiểu ý, khẽ cười. Chuyện về thiếu niên này ở Dương Châu họ có nghe qua.
Thạch Kiên lại nói:
- Lý đại nhân, vi thần hiện tại rất sợ thanh danh, cần gì phải dùng lời mê hoặc hoàng thượng mà tăng thêm danh tiếng. Xin hỏi Lý đại nhân, tiểu thần muốn làm quan sao ? Dù có đi chăng nữa liệu một thiếu niên mười hai tuổi đã có ai làm nổi tể tướng không ? Dù tiểu tử muốn làm, tổ mẫu sợ rằng cũng không cho, còn đánh chết ta cũng nên. Vậy tiểu thần làm quan là vì ai ? Là vì dân chúng đại Tống, là vị sự hưng thịnh của đại Tống.
Vừa rồi, nhìn cảnh phồn hoa, hắn đã hạ quyết tâm, cho tới giờ mới nói ra, âm thanh hắn rất cao, giọng nói sang sảng, ngay cả Lý Bồi cũng biến sắc.
Thạch Kiên còn nói:
- Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
(Con người ai cũng phải chết, chỉ có danh tiếng lưu sử xanh)
Một câu hắn nói, tất cả các đại thần đều bị kích động không thôi.
Thạch Kiên nói:
- Vừa rồi Lý đại nhân buộc tội tiểu tử bốn điều, tiểu thần không phục, bệ hạ, xin cho tiểu thần giải thích.
Tống Chân Tông biết thiếu niên này vài năm nay bị không ít người công kích, hắn nói:
- Thạch ái khanh trung tâm cẩn cẩn như nhật nguyệt, ngươi có chuyện cứ nói.
Các lão nho, đại thần không ưa Thạch Kiên, muốn hùa theo tiếp tục buộc tội, nhưng thấy Tống Chân Tông nói hắn trung tâm như nhật nguyệt, tất cả đều cấm khẩu.