Thạch Kiên hiểu rất rõ người này. Phạm Trọng Yêm và Thạch Giới cùng các đại thần liên quan chính là bị người này góp phần làm cho đi xuống, còn có công lao của Lữ Di Giản nữa. Lữ Di Giản không phải là không có phẩm chất tốt, ít nhất cũng có thể nói hắn là vì quốc gia, chỉ có điều hơi bảo thủ. Nhưng gã họ Hạ này thì khác, hắn còn có nhiều hơn ba phần tiểu nhân so với Đinh Vị. Khánh Lịch thi hành tân chính (cải cách) bị thất bại có một nửa là do Phạm Trọng Yêm đặt mục tiêu quá lớn, cũng có một nửa là công lao của người này.
Đương nhiên hắn hiện tại chỉ là một tiểu quan thất phẩm, nếu chẳng phải hắn không mời mà tới, Thạch Kiên căn bản cũng không chú ý tới hắn. Phải nói hắn bắt đầu chưa phải là người xấu, làm một vị quan cương trực công chính, mở kho phát lương cứu tế dân chúng. Chính là hiện tại hắn không có đồi bại. Điều này khiến cho Thạch Kiên nhớ một Hán gian nổi tiếng kiếp trước: Uông Tinh Vệ, năm nào còn hừng hực khí thế sẵn sàng làm liệt sĩ, sau lại thành kẻ bị người Nhật thao túng, trở thành kẻ đồng lõa, ức hiếp người trong nước.
Thạch Kiên hiện tại cũng khó mà nói rằng: tương lai ngươi sẽ là người xấu, không thể vào nhà của ta. Hắn đành phải mời vào.
Đợi cho ba người bọn họ đi vào, không còn nguời nào lên tiếng nữa, khi Thạch Kiên đang muốn bước vào nhà, thấy Triệu Trinh đang cười hì hì nhìn hắn. Thạch Kiên biết suy nghĩ của hắn, là người ham học hỏi, kỳ thật trước cửa này tụ tập một đám người có ai mà không ham học hỏi chứ? Bọn họ đều muốn trực tiếp biết được đáp án, và còn muốn có thể nhìn thấy Thạch Kiên viết ra cái gì.
Thạch Kiên bất đắc dĩ lắc đầu, cho hắn bước vào. Nhưng Yến đại nhân đêm đó bị hắn trêu chọc một chút, giờ cũng muốn tiến vào, còn nói năng hung hồn đầy lý lẽ:
- Ngày đó ngươi trêu chọc ta, khiến cho cả kinh thành đều biết, ngươi không đền bù tổn thất cho ta cũng được thôi, chẳng lẽ còn định không cho ta vào xem đáp án?
Thạch Kiên lại lắc đầu, ai nói Yến Thù này khí chất ung nhã, thoạt nhìn toàn chơi xấu người khác. Vì thế đành để hắn đi vào. Đinh đại nhân Khấu đại nhân cũng đều được vào. Thạch Kiên càng ngày càng thấy lệch hướng, bởi vì văn võ bá quan trong triều đã đến đây một nửa, ngay cả quan võ cũng đến không ít. Không có cách nào, phòng khách không thể chứa nhiều người như vậy, đành phải đem bọn họ đến đại thư phòng do Chân Tông chuẩn bị riêng cho hắn.
Rất nhiều người chưa từng tiến vào Thạch gia, càng chưa từng bước vào gian thư phòng này của Thạch Kiên, nhìn thấy nhiều sách như vậy, mọi người đều cảm thấy kinh ngạc. Đây là người trí thức, bằng không cho dù hắn có thông minh hơn nữa, cũng không thể đạt được thành tựu hôm nay. Âu Dương Tu đứng giữa nhiều quan lại như vậy, khuôn mặt nhỏ nhắn bị dọa đến trắng bệch, chỉ có điều khi hắn nhìn thấy đống sách, hai mắt đã tỏa sáng. Thạch Kiên nhìn hắn, đây chính là trọng thần Đại Tống trong tương lai, cũng là tông sư của văn đàn. Hắn nói với Âu Dương Tu:
- Âu Dương huynh, nếu ngươi nhìn thấy thích quyển nào, cứ việc lấy đi.
Âu Dương Tu mặc dù rất muốn, nhưng lại nghĩ đến thân phận của mình, đành phải lắc đầu.
Thạch Kiên lại nói:
- Ngươi cũng biết ta từng cùng An Lục Tống Công Tự, Tấn Giang Tằng Công Lượng, còn có Lạc Dương Phú Bật kết nghĩa huynh đệ. Đáng tiếc ngày đó ngươi chưa tới kinh thành, nếu không ta cũng sẽ mời ngươi gia nhập
Nghe thấy Thạch Kiên nói như vậy, tất cả đại thần đều nhìn sang thiếu niên Âu Dương Tu này để đánh giá. Âu Dương Tu cũng không khác mấy so với đám người Tằng Công Lượng. Hắn là đến kinh thành du học, nghe thế câu đối, trầm tư suy nghĩ, rốt cục nghĩ ra được một đôi, nhưng không nghĩ tới lại được nghe Thạch Kiên nói như vậy, khiến cho hắn một trận choáng váng.
Khấu Chuẩn hỏi:
- Hắn cũng có tài năng Tể tướng à?
Thạch Kiêm mới biết lời nói của mình phạm lỗi. Từ khi vào cửa tới bây giờ, hắn cùng Âu Dương Tu không có nói chuyện với nhau được một câu đầy đủ đã biết hắn có tài làm Tể Tướng, đây không phải mê hoặc người khác sao? Trên thực tế Âu Dương Tu sau này đảm nhiệm chính sự, chức vụ cũng tương đương với phó tể tướng. Hắn vội vàng nói:
- Không phải vì có khả năng làm tể tướng mà ta nói vậy. Ta chỉ là nhìn thấy hắn còn trẻ mà đã có thể đối được vế đối, cho nên mới nói như vậy.
Khấu Chuẩn nghĩ lại cũng thấy đúng, hắn suy nghĩ câu đối này rất lâu mà vẫn không ra đáp án. Nhưng lại thấy không đúng ở chỗ, Thạch Kiên còn nhỏ hơn so với thiếu niên này, sao cái gì cũng biết? Không nói nữa. Dù sao đừng cùng hắn đàm luận tài học linh tinh gì đó, sẽ chịu đả kích.
Thạch Kiên lại nói tiếp với Âu Dương tu:
- Yên tâm, ngươi cứ chọn đi. Nếu hôm nay không chọn ra mấy chục quyển sách, bản quan sẽ không cho ngươi ra khỏi cửa nhà ta.
Âu Dương Tu kích động đến mức thiếu chút nữa rơi lệ, hắn còn nhỏ hơn so với Phú Bật, Thạch Kiên tuy rằng nhỏ hơn hắn, nhưng hắn là ai chứ? Đành chỉ có thể gật đầu.
Thạch Kiên liền kêu Hồng Diên lấy giấy bút đến, nói với Hạ Tủng:
- Hạ đại nhân, ngươi đến trước đi!
Thạch Kiên biết trong lịch sử Hạ Tủng này là người rất có tài hoa. Nghe nói hắn tư tính minh mẫn, hiếu học, thông lịch sử, bách gia, âm dương, luật lịch, cả Phật giáo và Đạo giáo cũng đều thông hiểu, giỏi văn chương, thanh lịch tao nhã. Thạch Kiên còn từng xem qua sách hắn viết. Bài từ “Chá Cô Thiên” của hắn còn hay hơn cả bài “Hồng hạnh chi đầu xuân ý“ của Tống Kỳ. Chỉ có điều sau này Tây Hạ vùng lên, biên thùy căng thẳng, Hạ Tủng bái phụng Ninh Quân Tiết độ sứ, biết cách hưng quân, biết tùy cơ ứng biến. Sau lên làm Tỷ trung võ quân Tiết độ sứ, Tri Kính Châu, còn làm Phán Vĩnh Hưng Quân kiêm Thiểm Tây Kinh trấn an chiêu thảo, Tiến tuyên huy nam viện sứ (Mấy cái tên dài này cũng khiến cho ta choáng váng, dù sao cũng là những vùng đóng quân, lại là quan to của địa phương – lời tác giả). Hạ Tủng khi mới tới biên cương, hùng tâm vạn trượng, phát cáo thị, nói rằng: “Lấy được đầu của Nguyên Hạo, tiền thưởng năm triệu quan tiền, phong tước Bình Tây Vương.”
Năm triệu quan tiền cơ đấy! “Thủy Du truyện” trong sinh nhật liền tiêu hết một trăm ngàn quan, Thạch Kiên buôn bán vất vả như vậy, mới kiếm được chút ít tiền lời đó. Chân Tông còn mừng muốn chết. Còn có thể phong vương? Hạ Tử Kiều định lấy tiểu kỹ xảo này để nhục nhã Nguyên Hạo. Nhưng Nguyên Hạo kia là người thế nào chứ? Hắn có thể nhanh chóng hóa giải trong mấy chiêu đơn giản. Nguyên Hạo sai người vào thành, vừa đi vừa cố ý đánh rơi bạc, người trong thành đều nhặt được, hắn vừa phát động vừa nói rằng: “Lấy được đầu của Hạ Tủng, tiền thưởng được hai quan tiền.” Một truyền mười, mười truyền trăm, bốn phương đều biết, lời của Hạ Tủng đều trở thành trò cười!
Hạ Tủng cầm lấy bút, nói:
- Ta đây liền không khách khí.
Nói xong, hăn viết lên giấy:
- Hạ Đại Vũ, Khổng Trọng Ni, Cơ Đán, Đỗ Phủ, Lưu Vũ Tích.
Thương Tổ Canh, Cơ Tẩm Sinh, Ngô Ý, Mai Hào, An Kỳ Sinh.
(Những người này đều là tiền nhân đời Tống, cụ thể không nói lại nữa, bởi vì không quan hệ tới truyện này – lời tác giả)
Hắn hiện tại chỉ là một tiểu quan, lại có thể phô trương trước mặt nhiều đại thần như vậy, đặc biệt là trước mặt thiếu niên được Hoàng đế ân sủng này, chỉ cần hắn nói một câu với hoàng thượng, bằng chính mình cố gắng ít nhất mười lăm năm. Cho nên hắn chẳng những đối câu đối, chữa viết còn như gấm như hoa, quả thật là chữ đẹp.
Các đại thần đều kêu một tiếng “hảo”. Thạch Kiên thì thở dài, chữ đẹp đối hay, không ngờ lại xuất phát từ một người có nhân phẩm kém như thế. Thật sự là ông trời không có mắt.
Thạch Kiên nói:
- Đúng là rất khá.
Nói xong, hắn cầm lấy bút, viết mấy chữ:
Chi tửu hướng nhân đối, hòa khí tiên khuynh đảo. Tối yếu nhiên nhiên khả khả, vạn sự xưng hảo. Hoạt kê tọa thượng, canh đối để di tiếu. Hàn dữ nhiệt, tổng tùy nhân, cam quốc lão. Thiểu niên sử tửu, xuất khẩu nhân hiềm ảo. Thử cá hòa hợp đạo lý, cận nhật phương hiểu. Học hội ngôn ngữ, vị hội thập phân xảo. Khán tha môn, đắc nhân liên, tần cát liễu.
(Chén rượu hướng đến người, trước hòa khí bái phục.
Trước tiên phải hiền lành, mọi người tán thưởng
Bên trên bày trò hài, cũng chỉ để cười.
Lạnh và nóng, tùy từng người, cam quốc lão.
Thiếu niên dù uống rượu, người khó lay chuyển.
Hòa làm một với đạo lý, ngày càng hiểu biết.
Học được ngôn ngữ, phải sử dụng khéo léo.
Biết xem người, biết dùng người, tất thành công.)
Từ ngàn năm trước đã thịnh hành việc sử dụng rượu, khí cụ và một loại dược liệu, và hình tượng hài hước để châm chọc những kẻ ở trong triều bợ đỡ, nịnh hót, nhất cử nhất động theo người khác, không lấy quốc sự làm trọng, chuyên dựa vào vuốt mông ngựa (nịnh bợ) mà giành chức quan. Các vị quan viên nhìn thấy đều trợn trắng mắt cảm thấy kỳ quái. Bởi vì nếu người bên ngoài viết ra bọn họ có lẽ sẽ không sợ hãi, nhưng Thạch Kiên mỗi từ viết ra đều có ý nghĩa và dụng ý riêng. Nhưng càng xem càng cảm thấy khéo léo, cuối cùng ồn ào phát ra một tiếng “hảo”
Hạ Tủng lúc này cũng không cảm thấy quá xấu, hắn cao hứng mà thu hồi tờ giấy, nói:
- Hạ quan thụ giáo!
Thạch Kiên vốn định mượn cớ châm chọc hắn, nhưng nhìn bộ dáng cao hứng của hắn, mới nhớ tới hiện tại hắn chưa có đứng trên địa vị cao, cũng không có đồi bại, bài từ này cũng thành đàn gảy tai trâu.
Thạch Kiên lúc này mới chuyển hướng Âu Dương Tu nói:
- Âu Dương huynh, ngươi có đối được câu đối kia chứ?
Âu Dương Tu bất an nói:
- Ta đúng là đối được câu đối Trường An, nhưng cũng cảm thấy không tốt.
Thạch Kiên ồ một tiếng, nói:
- Không quan hệ, ngươi cứ viết ra thử xem, kỳ thật đáp án của bản quan cũng không tốt lắm.
Hắn nhớ rõ vế đối cho câu đối này trong kiếp trước, đáp án cũng có nhiều, nhưng cũng không tính là hoàn toàn chuẩn.
Âu Dương Tu viết lên giấy:
- Gia trụ Trường An, xuất sĩ Đông An, mạo bỉ Phan An, tài bỉ Tạ An, tu kỷ dĩ an nhân, tu kỷ dĩ an bách tính
Ốc tại Cảnh Đức, phó chức Nghiễm Đức, văn quá Mạnh Đức, vũ quá Dực Đức, tăng thức thi đức tâm, tăng thức thi đức vạn dân.
Mọi người đều không lên tiếng, ở mặt ngoài thoạt nhìn câu đối này cũng là tinh tế, hai địa danh, hai tên người, âm luật đồng nhất, nhưng về ý nghĩa lại không ổn. Vế đối đứng một mình có vẻ tự nhiên lưu loát, nhưng phần sau của vế ra xuất phát từ sách “Luận ngữ”, nhưng vế đối lại lại không hề có xuất xứ. Nghiêm khắc mà nói, câu đối này thực ra không hợp lệ, tuy nhiên chữ viết cảu thiếu niên này cũng rất đẹp!
(Giải thích một chút về hai câu đối trên: hai địa danh của hai câu đối là Trường An và Đông An đối với Cảnh Đức và Nghiễm Đức; Hai tên người, là Phan An và Tạ An đối với Mạnh Đức và Dực Đức. Tuy nhiên phần sau của vế ra, “tu kỷ dĩ an nhân, tu kỷ dĩ an bách tính” nghĩa là tu thân để yên người khác, tu thân để yên thiên hạ)
Thạch Kiên ngẫm nghĩ một chút, đáp án trong tay mình cũng không tốt lắm. Hắn nói:
- Âu Dương huynh, tuy câu này hơi gượng, nhưng đáp án trong tay bản quan cũng không tốt lắm. Tính ngươi đủ tư cách đi.
Nói xong cũng viết cho hắn mấy chữ:
Khuyết nguyệt quái sơ đồng,
Lậu tận nhân sơ tĩnh.
Thuỳ kiến u nhân độc vãng lai,
Phiêu diểu cô hồng ảnh.
Kinh khởi khước hồi đầu,
Hữu hận vô nhân tỉnh.
Giản tận hàn chi bất khẳng tê (Bốc toán tử - Tô Đông Pha)
Bốc toán tử (Người dịch: Nguyễn Chí Viễn) – thivien
Trăng khuyết rọi ngô đồng,
Lậu cạn người im thít.
Thoáng thấy u nhân một tới lui,
Trơ bóng hồng mờ mịt.
Chợt sợ lại quay đầu,
Có hận không người biết.
Chọn khắp cành cây chẳng đâu yên,
Những lời này ngụ ý sâu xa, vận dụng ngòi bút linh hoạt kỳ ảo. Những từ này vừa viết xong, mọi người im lặng một lúc, sau đó mới phát ra một trận ầm ầm khen ngợi ngút trời.
Âu Dương Tu lúc này còn trẻ, nhưng tài văn đã vô cùng xuất chúng, lập tức hiểu được dụng ý của Thạch Kiên, nói:
- Vãn sinh thụ giáo. Nhất định hàn chi bất tê.
Thạch Kiên vỗ nhẹ lên bả vai hắn một cái, nói:
- Ta xem trọng ngươi, ngươi cứ xem trong thư phòng này, chọn lấy một ít sách. Nếu khách khí chính là giả dối, ta sẽ không thích.
Mọi người nhìn thiếu niên này mà cảm thấy cực kỳ hâm mộ, có thể tưởng tượng được hôm nay Thạch Kiên nói như vậy, ngày mai hắn nhất định sẽ vang danh thiên hạ.
Thạch Kiên lại chuyển về hướng Dung quận chúa nói:
- Dung quận chúa, xin mời!
Thiếu nữ lắc đầu nói:
- Vế đối này cảu bản quận chúa cũng không được tốt lắm.
Thạch Kiên nói:
- Không sao, đáp án trên tay hạ quan cũng không tốt lắm. Cứ việc viết ra.
Vì thế Dung quận chúa liền viết:
- Du tây hồ, đề tích hồ, tích hồ điệu tây hồ, tích hồ tích hồ
Đạn tỳ bà lạc tỳ ba tỳ ba tạp tỳ bà phách ba tỳ ba
Vế dưới này cũng coi như đầy đủ, hơn nữa tình cảnh giao hòa, có thể thấy được một thiếu nữ dưới gốc cây sơn trà đàn tỳ bà, quả sơn trà rơi xuống, trúng vào đàn tỳ bà, vì quá chín nên bị nát. Duy nhất không hoàn mỹ chính là: phách ba đối với tích hồ hơi không được chỉnh. Nhưng ý cảnh so với câu đối của Âu Dương Tu thì tốt hơn một chút.
Thạch Kiên nói:
- Cũng coi như hợp lệ đi!
Vì thế hắn lại viết bài từ :
Khứ niên nguyên dạ thì,
Hoa thị đăng như trú.
Nguyệt thướng liễu tiêu đầu,
Nhân ước hoàng hôn hậu.
Kim niên nguyên dạ thì,
Nguyệt dữ đăng y cựu.
Bất kiến khứ niên nhân,
Lệ thấp xuân sam tụ.
(Sinh tra tử - Nguyên tịch - t/g: Âu Dương Tu)
Sinh tra tử - Đêm nguyên tiêu (Người dịch: Nguyễn Xuân Tảo) – thivien
Năm ngoái đêm nguyên tiêu
Chợ hoa đèn sáng rực
Ngọn liễu mảnh trăng treo
Hoàng hôn người hẹn ước
Năm nay đêm nguyên tiêu
Trăng với đèn như trước
Chẳng gặp người năm qua
Tay áo đầm lệ ướt.
Những lời này thông tục dễ hiểu, nhưng lại có hàm ý. Phong cách thanh thoát dễ hiểu, tự nhiên, có phong vị dân ca, hơn nữa ý nhị sâu sắc. Nhưng khi Thạch Kiên nhìn thấy vẻ mặt của mọi người đều vô cùng cổ quái, trên mặt Doung quận chúa còn có một mảng ửng đỏ.
Hắn vỗ đùi, hỏng rồi. Hắn cùng với Dung quận chúa kết bạn cùng đi chơi vào đêm Nguyên tiêu, mới mượn câu đối này để nhắc lại chuyện xưa. Hiện tại chính mình lại viết ra những lời này đưa cho nàng, không phải là làm cho người ta dễ dàng sinh ra hiểu lầm sao?