Bởi vậy sau khi đến Thiểm Tây chưa lần nào nàng đi tìm Thạch Kiên. Ngược lại Thạch Kiên nhận thấy đi theo mình nàng phải chịu nhiều vất vả nên đã đến thăm nàng mấy lần.
Thạch Kiên không dành quá nhiều sự quan tâm cho các nàng. Hiện chàng chủ yếu lo nghĩ về việc đầu hàng của Tây Hạ. Trong tờ tấu, chàng đã viết về dụng ý của Nguyên Hạo. Còn về đối sách: với vấn đề thứ nhất là Nguyên Hạo đến kinh thành thì ta có thể không để hắn về kinh thành, triều đình tiếp tục khen thưởng sự hối lỗi của hắn. Dù sao thì Nguyên Hạo cũng không về kinh nhận tội. Như thế việc ép hắn tiến kinh khiến các bộ lạc Tây Hạ thấy dáng vẻ đáng thương của hắn mà thương cảm, không bằng ta giúp hắn quách cho xong. Ngài xem hiện chỉ có ngài là đầu hàng Tống triều. Đến ngay cả truy cứu ngài triều đình cũng không có, tiếp tục như vậy sẽ khiến những bộ lạc đứng về phía triều đình có thiện cảm với triều đình, không để Nguyên Hạo dùng kế ai binh lôi kéo phân hoá
Hai là việc Nguyên Hạo đề nghị đem Tây Hạ giao cho triều đình quản lý, việc này cũng là không thể. Hiện ở Tây Hạ triều đình chưa có cơ sở, những quan viên này đến để quản lý ai? Thạch Kiên tấu rằng vẫn nên để người Tây Hạ tự quản, chỉ cần cảnh cáo Nguyên Hạo không được biến Tây Hạ thành nơi chỉ có một người ban lệnh và phải nghe theo ý kiến người trong họ tộc của các bộ lạc nhưng làm sao Nguyên Hạo có thể làm vậy. Như thế sau khi triệt tiêu quyền lực của Nguyên Hạo, liệu hắn vẫn có thể trở thành một hoàng đế? Nguyên Hạo tất nhiên sẽ không cam tâm. Nhưng giờ sau khi triều đình ban lệnh này xuống, những bộ tộc không thâu tóm được quyền lực tự nhiên sẽ oán ghét Nguyên Hạo.
Kỳ thực Thạch Kiên làm vậy là đã một lần nữa bắt tay với Nguyên Hạo. Chỉ có điều trong lần bắt tay này không có bóng gươm đao. Hoặc có thể nói cách tác chiến kiểu này cũng chính là thứ Tôn Tử gọi là Thượng binh phạt mưu, thứ giả phạt giao (Giỏi thù dung mưu kém hơn thì mới giao chiến). Nguyên Hạo dùng chính sách ai binh, Thạch Kiên “đẩy thuyền xuôi theo dòng nước” nhưng lại khiến Nguyên Hạo càng lâm vào thế bí.
Tiếp đến là vấn đề giao thong buôn bán. Bất luận là Tống triều hay Hồi Hột, ngay rất nhiều bộ tộc ở nước Tây Hạ cũng hi vọng vào việc mở rộng con đường buôn bán trao đổi bởi rốt cuộc điều này mang lại lợi ích cho rất nhiều người, như nước Đại Thực mà bị cản trở quá lắm thì đi bằng đường biển. Nghề chế tạo thuyền hiện nay của Tống triều tương đối phát triển nhưng như các nước và bộ tộc khác (Hắc Hãn, Quy Tư ..) họ đều ở trong lục địa, sau khi Tây Hạ cắt đứt con đường thông thương buôn bán này, đều chịu ảnh hưởng rất lớn đặc biệt là đối với Tống triều.
Hiện Tống triều đang dưới sự dẫn dắt của Thạch Kiên, sản xuất quá dư thừa như đã dần phát sinh sau cách mạng công nghiệp công nghiệp ở Anh trong lịch sử mặc dù dân số những nước đó không nhiều. Nhưng nếu có thể thêm một đường tiêu thụ hàng hoá cũng là thêm. Hiện dưới sự dẫn dắt về các mặt lý thuyết của Thạch Kiên, tư tưởng ý thức của rất nhiều quan viên Tống triều đã bắt đầu tiến bộ, đặc biệt là ngành mậu dịch thương nghiệp không còn đơn giản là đem xuất khẩu số hàng hoá trị giá vạn lạng bạc thì sẽ thu về một vạn lạng bạc nữa.
Tỷ như xuất khẩu sang Tắc Nhĩ Trụ lượng vải vóc trị giá một vạn lạng bạc không chỉ đơn giản kéo theo việc tăng thêm thu nhập một vạn lạng bạc cho ngành dệt mà còn góp phần tăng thu nhập cho người trồng bông, các loại hình vận chuyển, thêm vào đó còn có thuế quan. Và sau khi thu nhập của những đối tượng này tăng lên sẽ lại có thêm nhiều tiền được tiêu dùng, tiếp tục vận hành các ngành khác. Nói theo lời của Thạch Kiên thì bán ra một vạn bạc, có khi có thể thu về cho các ngành nghề mười vạn lạng bạc không chừng, có điều rất khó thống kê những thu nhập đó.
Những đại thần này của triều đình không phải lũ ngốc mà ngược lại, sở dĩ họ có thể vững chân trong triều vì đều là nhân kiệt. Đơn giản bởi trước đây không ai đưa ra cách nghĩ này, bản thân họ cũng không nghĩ đến nên giờ khi ai đó khởi xướng, lập tức rất nhiều đại thần liền hiểu ý. Thế nên việc hiện triều đình chú ý đến tầm quan trọng của hành lang Tây Hạ tất sẽ khiến một số nhà nho già thở dài trong lòng. Nếu tiếp tục thế này, tất cả mọi người trong thiên hạ cuối cùng sẽ chỉ nghĩ đến cái lợi, khiến xã hội ngày càng sa sút mà thôi.
Nhưng họ chỉ có thể than thở đôi chút mà thôi. Nếu ngay lúc đầu Thạch Kiên làm bừa như vậy nhất định rất nhiều người sẽ phản đối.
Nhưng chàng không có thực hiện những hành động phức tạp như kiểu biến pháp mà ngược lại vẫn luôn chỉ đạo người khác nên làm thế nào, không bắt ép người khác phải làm theo cách nào. Về điểm này chàng đã học tập kinh nghiệm của những đất nước ở kiếp trước của chàng khi để mọi người tự mình làm. Từ người lam ruộng đến người buôn chuyến tiếp đến xí nghiệp tư nhân và cuối cùng để mọi người nhìn thấy mặt tốt nên hăng hái học tập theo, thậm chí nhà nước cũng không phải làm gì để lôi kéo.
Như vậy các thế lực chống đốia sẽ chỉ còn cách thuận theo thời thế mà không thể giống việc Phạm Trọng Yêm đề ra “Khánh Lịch Tân Chính” và Vương An Thạch đề ra cải cách, bản thân hao tâm tổn sức nhưng cuối cùng lại vẫn thất bại
Còn kiểu lý thuyết vượt hiện tại này thì ngay cả hai kẻ thông minh là Nguyên Hạo và Trương Nguyên cũng không hiểu tại sao Tống triều quan tâm đến con đường thông thương này, những nước nhỏ bé đó có thể mang lại cho Tống triều nguồn thu bao nhiêu? Hơn nữa không chỉ họ là thu lợi từ Tây Vực mà Tây Vực cũng bán hàng hoá cho Tống triều.
Tuy Thạch Kiên đề cập đến con đường thông thương này, triều đình vẫn chưa phái người đi chiếm lĩnh, để Tây Hạ tự xây dựng trạm thu thuế. Nhưng từ Túc Châu vào đến Tây Hạ thì ở mọi nơi thuế thu không được phép vượt 20% giá trị hàng hoá, với loại mặt hàng có giá trị không được vượt quá 30%.
Chiêu bài này của Thạch Kiên càng lợi hại hơn. Như vậy việc phân chia loại lợi ích ở đâu, thu bao nhiêu thuế sẽ dẫn đến tranh chấp giữa rất nhiều bộ tộc. Điều này khẳng định việc xây dựng trạm thu thuế trong phạm vi của bất kỳ bộ tộc nào cũng đều mang lại thu nhập cho bộc tộc đó. Đồng thời đồng thời cho phân định rõ bao nhiêu trên 20% cũng là thứ gây tranh chấp cuối cùng dẫn đến rất nhiều mâu thuẫn.
Vấn đề cuối cùng là tù binh của Liêu quốc. Thạch Kiên đồng ý tiếp nhận, có điều chàng yêu cầu Lưu Nga để chàng đích thân định đoạt hình phạt cho mấy vạn tù binh này. Hắn không nói gì nhưng Thạch Kiên nói lại vấn đề đầu, là đừng tiếp tục yêu cầu đồ tiến cống của người Tây Hạ bởi thứ nhất với chút ít tiền đó chàng không quan tâm mà cảm thấy xấu hổ. Hư danh này không cần cũng được, như thế Nguyên Hạo sẽ không nói được gì ở trước mặt hơn nữa trong kế hoạch của chàng thì Tây Hạ cũng không còn nhiều thời gian. Vậy hà tất phải đi tranh giành chút tiền bạc đó.
Quả nhiên khi hay sự khoan hồng đại lượng lần này của Tống triều, sứ giả đó của Tây Hạ vô cùng mừng rỡ, liên mồm tung hô vạn tuế trên đại điện. Vốn lúc đầu nghĩ Thạch Kiên quay lại cự tuyệt việc nghị hoà hoặc đưa ra điều kiện hà khắc hơn chứ đâu dám nghĩ đến điều khoản nhẹ nhàng này.
Cũng có nghĩa là lần này Tống triều không những không trách phạt Nguyên Hạo, ngược lại với chính sách của Tống thì chỉ cần Tây Hạ khôi phục lại thời Lý Đức Minh là được rồi. Bản thân hắn càng muốn khôi phục lại thời Lý Đức Minh, kiểu thời kỳ hoà bình phát triển đó.
Nhưng hắn chưa bao giờ nghĩ là trải qua vài cuộc chiến lớn này, tình hình Tây Hạ và thời Lý Đức Minh đã trở nên quá khác biệt. Tuy chính sách vẫn vậy nhưng lòng người đã sớm đổi thay.
Quả nhiên sau khi hắn cầm điều khoản đàm phán hoà bình về đã bị Nguyên Hạo trách mắng thậm tệ, khiến hắn rất rầu lòng. Điều khoản đàm phán hoà bình rộng rãi như vậy mà mình chẳng có một lời ngợi khen, ngược lại còn chịu mắng chửi, chẳng lẽ điện hạ của mình thực sự muốn tới kinh thành Tống triều làm nhân chứng chịu tội hoặc đúng như lời tên Thạch Kiên của Tống triều nói, điện hạ có khuynh hướng tàn bạo?
Sau là châu Đại Dương
Địa vị của Tống triều ở Đại Dương đảo bắt đầu trở nên có trọng lượng. Bởi không những thu nhập hàng năm không bị cắt đứt mà còn bởi việc tìm thấy các các loại tài nguyên khoáng sản dựa theo sơ đồ tài nguyên khoáng sản Thạch Kiên vẽ đó. Không thì với đà liên tục tăng trưởng kinh tế hiện giờ nước nhà đã có khả năng thiếu hụt tiền đồng, hơn nữa mọi loại máy móc cũng cần đến sắt.
Hiện trong đám hải khách xuất hiện một dạng học thuyết rằng tên hải khách nói chuyện với cha Thạch Kiên lúc trước vốn không phải là hải khách mà là thần tiên ở trên trời. Ngài mượn cơ hội nói chuyện với cha Thạch Kiên để gửi những kiến thức này vào đầu Thạch Kiên, nếu không làm sao một tên hải khách có thể biết nhiều như vậy? Ngẫm nghĩ mà xem, đừng nói là hai vịnh đại lục mà ngay Đại Dương đảo cũng đã rộng gấp mấy lần Tống triều, còn giờ mấy chục vạn người Tống triều lại đều đến đó khai phá trong khi quá nửa Đại Dương đảo chưa từng có người vào còn tên hải khách đó lại có mỗi một mình.
Về sau khi có người hỏi đến thì Thạch Kiên chỉ từ chối, nói lúc đó mình còn nhỏ, có trời mới biết làm cách nào tên hải khách biết được và rằng chàng vẫn muốn tìm được người đó để cảm ơn nhưng giờ chàng không biết ông ấy ở đâu. Có thể ông ấy đã chết nên không thể tìm thấy. Vậy làm sao chàng có thể biết bằng cách nào ông ấy lại tỏ tường nhiều thứ như vậy?