Triệu Dung hiếu kỳ hỏi:
- Ngài đã nghĩ ra điều gì rồi?
Thạch Kiên trả lời:
- Công tác tư tưởng, giáo dục chính trị.
Cái mà Thạch Kiên nói chính là đường lối rèn luyện quân lính của Bát Lộ Quân thế kỷ 20. Nếu chỉ nói đến điều kiện. Có thể nói Bát Lộ Quân khổ cực bậc nhất. Nguyên nhân thắng lợi cuối cùng của Bát Lộ Quân ngoài bản lĩnh của các vị tướng soái, còn có một nguyên nhân khác đó là họ đều rất giữ kỷ luật. Đặc biệt là “ba đại kỷ luật”, “tám điều chú ý.” Đã giúp Bát Lộ Quân giành được lòng dân. Nhưng vì sao sau khi đề ra những phương châm này, họ có thể luôn duy trì và tuân thủ. Chính là vì họ luôn kiên trì giáo dục chính trị. Mỗi một đơn vị bộ đội đều có cán bộ phụ trách mảng này.
Hình thức bán hàng đa cấp sau này cũng có nguồn gốc từ đây, hay còn gọi tẩy não. Nhưng một cái là việc tốt, một cái ngược lại dùng để lừa tiền. Thực ra ngay cả việc mị tình mà Triệu Trinh thực hiện cũng có tính chất tương tự tẩy não. Khi Thạch Kiên nói ra ý tưởng này, Triệu Dung và Thân Nghĩa Bân ngơ ngác, cho dù họ có thông minh hơn nữa cũng chưa từng được tiếp xúc với những sự việc mới mẻ thế này, tuy vậy sau khi suy luận tỉ mỉ, cả hai người đều trầm trồ “Tuyệt!”
Nhưng làm thế nào mới có thể thực hiện được, đây là một chuyện không hề đơn giản. Đặc biệt là sau khi Thạch Kiên đưa ra “ba đại kỷ luật, tám điều chú ý”, khiến Triệu Dung và Thân Nghĩa Bân đều nhìn Thạch Kiên với con mắt đầy ngờ vực. Về luật mọi việc nghe lệnh chỉ huy, họ có thể hiểu được. Không nghe lệnh của chỉ huy, làm sao có thể đánh trận được? Nhưng đối với hai điều luật sau họ không tài nào hiểu nổi. Không lấy của dân một xu một hào. Nếu đem thực hiện ở trong phạm vi nước Tống còn nghe được, nếu khi đánh Tây Hạ làm như Thạch Kiên nói có hợp lý không? Hơn nữa mọi chiến lợi phẩm đều phải giao nộp làm của công, vì vậy khả năng càng ít. Lại nói về hòa khí. Điều này nghe chừng cũng không đúng. Binh sĩ không huấn luyện trở nên hung hăng, không thể dũng cảm. Mua bán công bằng, điều này tạm chấp nhận. Mượn đồ phải trả đúng, làm hỏng bồi thường không sai. Nhưng không được đánh người, chửi bới, cả hai đều nghi ngờ điều này. Quan trọng là đối xử với Tây Hạ cũng phải lễ phép thế sao? Không quấy rối phụ nữ, điều này Triệu Dung tán thành hai tay. Nhưng Thân Nghĩa Bân lại thắc mắc. Tại thời điểm đó, trong quân đội triều Tống còn có Quân kỹ, để xoa dịu lòng người. Vậy tại sao đến Tây Hạ lại không thể vui đùa phụ nữ? Thường thì có không ít tướng lĩnh ban tặng phụ nữ trong tòa thành vừa đánh chiếm được cho quân sĩ nhằm cổ vũ sĩ khí. Còn về điều khoản không ngược đãi tù nhân, họ cũng không đồng tình cho lắm. Chỉ tuyệt đối tán thành không phá hoại mùa màng. Điều này Tào Tháo sớm đã từng làm.
Thạch Kiên lắng nghe họ đưa ra từng ý kiến, cũng không hề phản bác. Đợi họ nói xong rồi mới lên tiếng:
- Tiến đánh thì dễ. Nhưng các ngươi có từng nghĩ, không thể cứ mãi tập trung quân đi Tây Bắc. Phải làm cho nhân dân vùng Hạ Châu tâm phục khẩu phục. Nhớ đến những điều tốt đẹp của Triều đình. Đây mới là chính đạo. Nếu có thể làm cho Triều đình có thế lực như thế, Triều đình sẽ không còn phải đau đầu với nạn nổi loạn của các tộc người. Công chi dĩ bạo, thủ chi dĩ nhân, đây mới là thuật an bang tế thế.
Thân Nghĩa Bân nói:
- Thạch đại nhân, ngài nói rất có lý. Nhưng quân sĩ liệu có làm được điều này không?
Thạch Kiên trả lời:
- Vì thế điều này quan trọng nhất. Quân lính cũng sắp tụ hội đông đủ, vì vậy bắt buộc phải áp dụng điều lệ này. Đương nhiên đây chỉ là giải pháp đối với nước Tây Hạ và nước Liêu. Vì bọn họ thường kết giao với chúng ta, nên dễ dàng cảm hóa. Nếu là nơi khác thì…
Nói tới đây, hắn chỉ tay về phía mấy hòn đảo nằm ngoài khơi Tống triều mà nói:
- Đối với người ở vùng đất đó thì không nhất thiết.
Lúc nói câu này vẻ mặt hắn rất điềm tĩnh. Nhưng hai người đều cảm nhận được một luồng sát khí. Họ ngoảnh sang nhìn nhau, trong lòng lấy đó làm lạ, vì những địa phương này từ trước tới nay ít khi qua lại với Tống triều. Ngược lại họ còn tỏ thái độ rất tôn kính Tống triều. Càng không thể có lòng thù hận gì. Tại sao lại khiến Thạch Kiên đùng đùng sát khí?
Thạch Kiên lại nói tiếp:
- Đương nhiên, nếu chúng ta làm như vậy mà họ vẫn còn phản kháng, vậy thì không thể trách chúng ta được. Ta cũng đã nói với các ngươi rồi đấy, đánh trận không cần dùng đến tiền bạc của triều đình.
- Đúng rồi, cách mà ngài nói là gì? Đôi mắt Triệu Dung sáng lên hiếu kỳ hỏi.
Thạch Kiên cười bí hiểm:
- Bí mật.
Triệu Dung nghiến răng vì bực, một thói quen giống như Triệu Trinh.
Ngày hôm đó cả ba thương lượng rất lâu. Mấy ngày sau, Thạch Kiên lại làm một chuyện khiến cả triều đình thấy lạ. Hắn tập trung mấy tên tú tài vào trong doanh trại, và nói họ là Chỉ đạo viên. Một vệ (gồm một ngàn quân) có một hoặc hai chỉ đạo viên. Hắn còn yêu cầu triều đình cấp cho những người này chức quan lục phẩm, thất phẩm. Những gã tú tài này tuổi đều đã ngoài 30, ngay đến thi cử nhân cũng không đậu. Họ đều biết cả đời này cũng chẳng dám mơ ước gì lớn lao. Dù Thạch Kiên đã nói rõ họ sẽ phải đến vùng Tây Bắc đánh trận, còn có khả năng ra tiền tuyến chiến đấu, nhưng vẫn thu hút không ít người đến tham gia ứng tuyển. Đương nhiên đây cũng vì lòng tin tưởng to lớn mà họ gửi gắm nơi Thạch Kiên.
Thạch Kiên tập trung những người tú tài này lại, tiến hành tẩy não cho họ, rồi để họ đi tẩy não cho binh sĩ. Thạch Kiên còn thành lập phòng chính trị, những người chỉ đạo viên này thuộc sự quản lý của phòng chính trị. Sau khi làm xong việc này rồi Thạch Kiên mới thấy nhẹ nhõm. Hắn còn phải vào cung cùng Hoàng thượng bàn bạc một chuyện khác. Về việc giữa Triệu Trinh và Vương Tố Phiên, hắn cũng có chút quan tâm. Dù trong lịch sử, Tống triều suy vong không hề liên quan đến bất kỳ người con gái nào. Nhưng hắn cũng không thể lơi là, vì lịch sử đang thay đổi. hắn cũng sợ Vương Tố Phiên là một nhân vật nối tiếp Võ Tắc Thiên hay Dương Ngọc Hoàn. Nếu vậy thì việc hắn làm chẳng những không giúp gì Triệu Trinh, mà ngược lại là làm hại người.
Qua trò chuyện, Thạch Kiên biết được Triệu Trinh cũng hai lần đến Lưu phủ. Giờ đây Lưu Tòng Đức đang vô cùng buồn bực. Hắn đã đem sự tình kể với Lưu hậu, Lưu hậu chỉ thở dài nói với hắn, Ai gia cũng không còn cách nào khác. Từ đó Triệu Trinh càng được đà, chủ động gọi Vương Tố Phiên ra nói chuyện. Để lấy lòng nàng, nhà vua còn đem bài từ mà Thạch Kiên viết tặng cho Vương Tố Phiên. Nhưng khổ nỗi thơ từ của hắn không nhiều. Hôm nay nhân dịp hắn vào cung, phải ép hắn viết thêm mấy bài, tiện bề yêu đương.
Thạch Kiên vừa nghe, trong lòng tự nhủ, đúng là thấy sắc quên nghĩa, cổ nhân nói quả không sai. Thạch Kiên lúc này còn đâu tâm trạng làm thơ, thôi đành lại đi sao chép. Chỉ có điều lúc đó Liễu Vĩnh Khoái cũng sắp ba mươi tuổi, tác phẩm của ông ta hắn không dám sao chép. Còn về Phạm Trọng Yêm và Âu Dương Tu đúng là có viết rất nhiều thơ từ. Nhưng mối quan hệ giữa ông ta và Thạch Kiên thì không phải nói. Hắn cũng không đành sao chép toàn bộ mấy bài thơ của Phạm Trọng Yêm. Đặc biệt là bài “Ngư gia ngạo”. Còn Âu Dương Tu cũng đến bái kiến hắn mấy lần, lần nào đến cũng mang tư tưởng học tập, hắn không đành hạ thủ.
Thế rồi hắn suy nghĩ một lát, và viết:
- Đêm dừng võng đu. Vịn tay đứng dậy. Sương dày hoa mỏng, mồ hôi xuyên lớp áo trong. Thấy khách bước vào, tất rơi châm tuột. Ngại ngùng e ấp, dựa cựa ngoái đầu. Ngửi mùi hoa mơ.
Đây vốn là bài “Điểm giáng thần” của Lý Thanh Chiếu. Toàn bài thơ phong cách sáng sủa, tiết tấu khoáng đạt. khắc họa hình ảnh người thiếu nữ ngây thơ thuần khiết, tình cảm dạt dào, cũng có phần rụt rè.
Dùng bài thơ này miêu tả Vương Tố Phiên rất phù hợp. Triệu Trinh vừa nhìn đã mê. Nhưng trong lòng còn chưa thỏa mãn, nhà vua nói:
- Chưa được. bài thơ này không hay bằng bài Hựu khởi tại triều triều mộ mộ mà trước đây ngươi từng viết. Ngươi phải làm thêm một bài khác.
Lúc này biết tin Thạch Kiên làm từ, trong cung rất nhiều người chạy tới xem. Ngay cả Lưu hậu cũng đến. Phải biết rằng đã lâu rồi Thạch Kiên không làm bài từ nào. Gần nhất là bài “mãn giang hồng” hắn làm vào dịp tết. Bây giờ nghe tin Thạch Kiên giúp Hoàng thượng làm thơ tặng con gái, Lưu Nga cũng toát cả mồ hôi. Kẻ trung thần này cũng trung thành đấy chứ. Mặc dù Lưu Nga không đồng tình với cách làm này của Thạch Kiên, nhưng chí ít bà cho rằng một bài thơ của hắn còn có giá trị hơn cả một người đang sống như Vương Tố Phiên. Lòng trung thành của Thạch Kiên bà rất mến.
Nhưng bà cũng gật đầu đồng tình với câu nói của Triệu Trinh, Thạch Kiên viết từ nổi danh nhờ tính hùng tráng. Bài này tuy cũng hay, nhưng quá nặng vị phấn son.
Thạch Kiên bất đắc dĩ, đành viết thêm bài: Mộng du Động Đình. Thu sắp sang, sóng nước không một gợn. Ruộng ngọc chút ngàn thước. Một chiếc lá rơi trên con thuyền nhỏ, trăng trong tỏa ánh sáng, dòng sông phản chiếu, sáng vằng vặc. Trong lòng thanh thản, điều diệu kỳ khó kể cùng chàng. Bãi sông kia chỉ vì còn trẻ, mà để ánh trăng chiếu rọi cô đơn. Đến tâm can đều trở nên giá lạnh. Tóc ngắn sác sơ vương vạt áo lạnh. Khoảng không xanh thẳm như hút cạn Tây Giang. Ngước nhìn tròm sao Bắc Đẩu, vạn ngôi sao và người lữ khách. Huýt sáo một mình, không biết đêm nay là đêm nao.
Đây là một sáng tác tiêu biểu của Trương Hiếu Tường, cũng là một tác phẩm lớn hiếm có viết về sông nước sau tác phẩm “Niệm kiều nô” của Tô Đông Pha, mà có thể đem so sánh với nó. Bài thơ này không chỉ có những con sóng tráng lệ, còn mang chút khí tiên. Đương nhiên để phù hợp với hoàn cảnh, Thạch Kiên đã đổi tên “Cỏ biếc Động Đình” thành “Mộng du Động Đình’, đổi “xườn núi” thành “bãi sông”.
Khi hắn viết đến câu cuối cùng, cả Triệu Trinh và Lưu hậu đều đồng thanh hô hay. Triệu Trinh bây giờ mới vừa lòng cất giữ hai bài từ. và tha cho Thạch Kiên. Chỉ có điều Lưu Nga nhìn Triệu Trinh mang hai bài từ hay như thế đi cho gái, trong lòng bực bội. Biết vậy ngay từ đầu bà đã không uổng công cho phép.
Chớp mắt đã đến tháng chín, Thạch Kiên cũng chuẩn bị tiến về Tây Bắc. Đúng lúc hắn sắp rời Kinh, Triệu Dung và Triệu Cận mới xuất hiện. Điều làm Thạch Kiên bất ngờ là cả hai bọn họ đều cải trang nam nhi. Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của Thạch Kiên, Triệu Dung giải thích:
- Phu Quân, chàng sắp đến vùng Tây Bắc, chưa biết ngày nào hồi Kinh, hãy để hai người bọn thiếp cùng chàng du ngoạn kinh thành một chuyến.
Triệu Cẩn cũng rùng rằng cánh tay của Thạch Kiên nói:
- Thạch đại nhân, người thật đáng thương, bao năm nay chỉ biết đến công việc. Đến kinh thành lâu vậy rồi, ta nghe Triệu Dung tỉ nói còn bao nhiêu nơi người chưa hề biết. Hôm nay để tỉ muội ta dẫn người đi.
Trước ý tốt của hai người thiếu nữ này, Thạch Kiên không thể từ chối được. Sự thật muốn thực hiện mục tiêu diệt nước Tây Hạ không phải chuyện một sớm một chiều. Nhưng nhìn khuôn mặt ửng hồng của Triệu Cẩn, làm hắn thấy lạ.
Nghe nói ba người họ xuống phố dạo chơi, Hồng Diên cũng đòi đi. Triệu Dung nói:
- Bà cô nhỏ của tôi ơi, cả ngày cô bám lấy Thạch đại nhân còn không đủ hay sao? Để chúng tôi có chút cơ hội bên nhau được không.
Chỉ một câu bà cô đã làm Hồng Diêm tức nghẹn. Nàng ta đâu dám đảm đương. Thì ra Hồng Diên luôn có ý định cùng Thạch Kiên chung phòng, Thạch Kiên cũng không còn cách nào đành đem lời của Triệu Dung nói cho nàng biết.
Hồng Diên hậm hực quát:
- Nàng ta dám?
Thạch Kiên nói:
- Đừng quên họ là người trong Hoàng tộc có gì mà không dám? Phiền nàng mở sách sử ra xem.
Đến mức này Hồng Diên cũng hết lời để nói. Nhưng từ đó trở đi nàng càng hận Triệu Dung, quyết đối đầu với nàng ta đến cùng. Mỗi khi Triệu Dung và Thạch Kiên bên nhau, nàng ta lại chạy tới rót trà rót nước. Nói chung nàng ta đang pha một loại ý tứ, thứ ta không có ngươi cũng đừng hòng sở hữu. Triệu Dung sẽ tự rút lui, và cô ta không cần nói thẳng ra là:
- Ngươi mau rời khỏi đây, ta muốn cùng Thạch Kiên XX00.
Điều này khiến Triệu Dung buồn phiền. Dù nàng có thông minh đến đâu chăng nữa cũng không còn cách nào. Nếu là việc khác, nàng còn có thể đuổi Hồng Diên đi, nhưng làm chuyện này không phải một giờ một khắc là làm được.
Sự Phồn hoa của đông thành không giống như người đời sau tưởng tượng, thương nhân trên phố không thể nói là đông như kiến, nhưng cũng có thể nói là đông đúc, chen chúc. Đúng là Triệu Dung nói không ngoa, Thạch Kiên trừ khi bà nội còn sống, cũng có mấy lần đưa bà dạo phố. Từ khi bà qua đời, hắn chưa một lần bước ra ngoài đi dạo. Tuy nhiên, dưới tác động của Thạch Kiên, đông thành hiện tại phồn hoa hơn trước đây nhiều. Đương nhiên, ngoài các thương phố, tửu lầu, khách quán, còn có cả những kỹ viện. Nói về nghề này, Tống triều có thể coi là đỉnh điểm.
Triệu Khuông Dẫn vì đoạt quân quyền mà bỏ tiền mua chuộc bọn Thạch Thủ Tín. Công khai nói với các đại thần:
- Tích trữ tiền vàng, để giữ niềm vui. Nuôi dưỡng nhiều ca nhi vũ nữ, ngày ngày uống rượu vui chơi kéo dài tuổi thọ.
Chân Tông và Nhân Tông cũng khuyên các đại thần tìm ca kỹ làm niềm vui. Dưới sự hậu thuẫn của Hoàng Đế, trên có các đại thần, dưới là nhân dân bách tính, ngày một thịnh hành nuôi ca kỹ. Ngay cả Tô Đông Pha cũng nuôi mấy chục gia kỹ, chơi chán rồi đem tặng cho người khác. Có một người kỹ nữ vì không đồng ý mà tự sát. Ngay đến Âu Dương Tu, người hiện một lòng mong làm học trò của Thạch Kiên, về sau cũng nuôi đến tám chín người gia kỹ. Giống như Thạch Kiên hiện tại, không những trong nhà đến một ả gia kỹ cũng không có, mà ngay cả hai đứa tiểu a đầu cũng bị Triệu Dung ép không dám làm gì. Người trong thành hễ bàn tán chuyện này, đều hết lòng khâm phục. Hiện tai Tống triều ngoài gia kỹ, doanh kỹ, quan kỹ, thậm chí còn có cả quân kỹ, tăng kỹ. Nếu chia theo nghề nghiệp thì có: vũ kỹ, nhạc kỹ, ca kỹ. Chỉ riêng nói vể văn hóa, những kỹ nữ này tốt hơn gái điếm đời sau nhiều. Đặc biệt có một số kỹ nữ làm thơ còn hay hơn những văn nhân tầm thường.
Giống như thanh lâu Giáo Phường phía đông thành hiện nay không dưới vạn kỹ nữ, đấy là chưa kể những người làm việc lẻ tẻ phân tán. Đặc biệt là ngõ Mạch Tích ở hướng đông mà Triệu Dung đang dẫn Thạch Kiên đến, cả phố là một dãy đèn lồng đỏ.
Dọc đường là tiếng đàn ca, tiếng oanh hót, Thạch Kiên nhìn thấy nhiều kỹ viện thế này không khỏi thất vọng lắc đầu, hắn đang nghĩ, ngay cả Hà Nam của thế kỷ 21 cũng không phát triển nghề ca kỹ bằng phủ Khai Phong đời Tống.
Triệu Cẩn hiếu kỳ nhìn những cô gái lôi kéo khách. Cũng có mấy lần mấy cô gái trang điểm lẳng lơ chạy ra lôi kéo họ, nhưng chưa kịp tiếp cận thì đã bị hộ vệ ngăn cản.
Triệu Cẩn hiếu kỳ hỏi Thạch Kiên:
- Họ làm gì vậy?
Thạch Kiên hàm hồ trả lời:
- Công chúa, nàng không cần hỏi. Nói chung những việc mà họ đang làm rất không tốt.
Triệu Cẩn lại hỏi:
- Vì sao không tốt? Nếu đã biết là xấu, sao quan phủ không bắt hết họ lại?
Thạch Kiên toát mồ hôi, biết trả lời sao đây? Hắn không thể dạy cho Công chúa biết họ hành nghề này như thế nào.
Nhưng Triệu Dung đã thay hắn trả lời câu hỏi hóc búa này. Nàng ghé sát tai Triệu Cẩn giải thích. Triệu Cẩn vừa nghe xong liền miệng nói:
- Không còn gì tự trọng.
Thạch Kiên không biết làm gì đành cười nhạt. Kỳ thực những người con gái không cần tự trọng rất ít. Phần đa họ làm vậy do cuộc sống ép buộc. So với những cô gái điếm hiện đại, cuộc sống của họ thê thảm hơn nhiều. Địa vị xã hội thấp, có bao người kết cục càng bi thương.
Thực ra Thạch Kiên cũng không biết đông thành lại hay đến vậy. Hắn mơ hồ bước theo Triệu Dung, thỉnh thoảng lại moi tiền ra mua những món đồ mà hai chị em thích. Nhưng lần này không giống với hai lần trước. Lần thứ nhất đóng thuyền mới, thời gian gấp gáp. Lần thứ hai là vì việc Thiên Lý giáo khiến hắn không còn hơi để thở. Nhưng giờ đây, chuyện công nghệ đã có đám học trò làm, hắn chỉ cần chỉ đạo. Về việc tiến quân lên Tây Bắc, cũng không hề đơn giản hơn chuyện Thiên Ưng giáo, huống hồ đó lại là vùng biên cương hẻo lánh. Nhưng hắn đã xếp đặt đâu vào đó, chỉ cần chờ đại quân tề tựu dông đủ, là có thể tiến lên Tây Bắc. Vì vậy hôm nay hắn đi dạo trong lòng cũng an tâm.
Không biết từ lúc nào, đã đến một khu vườn yên tĩnh bên ngoài thành. Triệu Dung nói:
- Đây là sản nghiệp của nhà ta. Bây giờ mọi người đi đường cũng mệt rồi, hãy nghỉ ngơi một lát.
Thạch Kiên gật đầu. Hắn giờ đây thường xuyên rèn luyện thân thể, hắn còn theo Thôi Diệt Lang học được mấy chiêu quyền cước, thân thể cũng có thể nói là khỏe mạnh. Nhưng Triệu Dung và Triệu Cẩn là hai cô nương, đi đường dài vậy đương nhiên cũng thấm mệt.
Khu vươn này tuy không lớn, nhưng rất đẹp, dưới chiếc cầu nhỏ nước chảy lững lờ, trên ngọn núi giả có mái đình. Tất cả khiến Thạch Kiên nghĩ rằng mình đã bước vào một khu vườn rộng lớn của một gia đình giàu có ở Giang Nam.
Đi xuyên qua một đám cúc um tùm, họ bước vào một gian nhà khách yên tĩnh. Xem ra người nhà Nguyên Nhiễm cũng thường xuyên đến đây nghỉ mát. Trong phòng dọn dẹp rất sạch sẽ, cũng không có mùi ẩm mốc do lâu ngày không có người ở. Trong phòng bố trí rất hợp lý. Mấy chiếc bàn gỗ màu lim đặt bên cửa sổ, trên của sổ có một tấm vải mỏng, nhưng vẫn có thể nhìn rõ hàng liễu rợp bóng bên ngoài cửa sổ. Bên cạnh có một chiếc giá sách, trên giá bày rất nhiều sách. Phía sau giá sách là một chiếc giường lớn, trên giường có mấy chiếc chăn mỏng.
Thạch Kiên cũng cho rằng đây là nơi nghỉ ngơi của Triệu Dung, nên có một chiếc giường cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng điều làm hắn thấy lạ là ở đây không có đến một người hầu hạ.
Triệu Dung nói với Thạch Kiên:
- Bây giờ chàng ở đây đọc sách. Chúng ta sẽ ra ngoài giúp chàng pha trà.
Thạch Kiên không để ý gì. Trong suy nghĩ của hắn, tuy giữa họ có sự phân chia cao thấp, nhưng ở vào đời Tống, chuyện này cũng không quá khắt khe. Hắn nghĩ, là người chủ, tự tay làm chút gì đó cho kẻ dưới cũng không phải là không thể. Nhưng khi hắn vừa lấy một quyển sách từ trên giá xuống, liền nghe tiếng Triệu Dung nói với Triệu Cẩn:
- Cẩn muội, ta nói cho muội biết, ta lớn hơn muội, lát nữa ta làm trước.
Thế nghĩa là sao? Làm gì trước, làm gì sau? Thạch Kiên nhất thời nghĩ không ra, đương nhiên hắn không nhớ ra có ba người cùng đi.
Hắn nghe thấy triệu Cẩn nói:
- Vậy không được. Ta nghe Hoàng huynh nói ta là vợ cả, nhất định ta phải làm trước.
Triệu Dung rên lên một tiếng:
- Muội thật ngốc, đến chuyện này cũng nói cho Hoàng thượng biết.
Sau khi Thạch Kiên nghe các nàng ấy nói chuyện, lúc đầu hắn không có phản ứng gì, sau đó mới cảm thấy câu chuyện có chút gì đó không đúng. Lẽ nào lại chính là 3 3P trong truyền thuyết nhắc tới?
Kỳ thực, Thạch Kiên đã bỏ sót một chuyện. Lúc bấy giờ, nếp sống của triều Tống vẫn chịu sự ảnh hưởng của thời Đường và thời Ngũ Đại, hoàn toàn không phải là những đạo lý Lý học hà khắc của thời Nam Tống. Tuy hoàng hậu Trường Tôn của vua Lý Thế Dân đã viết cuốn “Nữ thì” nhưng chuyện hôn nhân thời Đường vẫn hỗn loạn và phức tạp không thua gì thời đại ngày nay. Chuyện ly hôn và tái hôn trở nên vô cùng phổ biến. Không những vậy luật pháp còn ban hành một số quy định dung túng cho những hành vi này. Lúc đó, quả phụ tái giá là chuyện đương nhiên, ngoài ra hiện tượng kế hôn giống của người dân tộc thiểu số cũng xuất hiện. Thậm chí chuyện ngoại tình, thông dâm cũng không có gì là lạ. Chẳng những đàn ông mà đàn bà cũng dám làm. Nổi tiếng nhất phải kể đến Võ hậu Võ Tắc Thiên, , sau đó phải kể đến Thái Bình công chúa và Tương Dương công chúa. Vì vậy mà Thạch Kiên vừa nhắc tới Triệu Dung dùng chuyện ngoại tình để uy hiếp thì Hồng Diên cũng không dám lên tiếng. Chính vì lẽ này mà thời Đường có tới 28 công chúa tái giá, chuyện nuôi đàn ông thì càng không cần nói.