Lại nói về Hàn lâm học sĩ Đỗ Kính Tu bây giờ đã là Đế sư thầy của vua, sau khi ra khỏi cung ông ta không về phủ của mình mà chạy thẳng tới phủ của Thái uý Tô Hiến Thành.
- Chuyện người nói là thật sao? - Tô Hiến Thành sau khi nghe Đỗ Kính Tu thuật lại việc vào gặp mặt hoàng thượng thì bất ngờ hỏi.
- Vâng thưa đại nhân, những gì tôi nói đều là sự thật. - Đỗ Kính Tu kiên định đáp lại.
- Hoàng thượng nếu quả thật như lời người nói thì trời giúp Đại Việt ta rồi. Tiên hoàng có nhắm mắt nơi hoàng tuyền cũng yên lòng, ta cũng không phụ lòng tin của người trước khi băng hà tiên đế đã gửi gắm hoàng thượng lại cho ta, lâu nay mọi việc đất nước đều phải tự mình trông nom, hiện tại ta cảm thấy sức khỏe đã không còn được như xưa. Có lẽ thời gian ta còn cũng không nhiều, chỉ mong hoàng thượng trưởng thành sớm gánh vác được đất nước trước lúc ta chết. - Tô Hiến Thành thở dài nói. Trên khuôn mặt già nua của ông hiện lên nét vui mừng.
Sau khi Anh Tông qua đời mọi việc trong nước đều do một tay Tô Hiến Thành đảm nhiệm. Nắm trong tay toàn bộ quyền lực, quyền cao chức trọng đồng nghĩa với trách nhiệm cũng nặng nề không kém. Vì đảm bảo ngôi vua cho Cao Tông, Tô Hiến Thành đã hết mực trung thành không dám hai lòng, một mực tuân theo di nguyện của tiên đế mà phò tá Cao Tông. Nhưng sức người có hạn, nhất là với những người lão thần hai triều như Tô Hiến Thành, mỗi ngày qua đi là sức khỏe lại giảm sút, đến bây giờ tuổi đã cao cũng đã gần đất xa trời. Điều lo lắng đới với vị lão thần lúc này chính là hoàng đế còn quá nhỏ tuổi, chưa biết gì, hiện tại ông còn thì không sao, nhưng lúc ông chết đi thì tất có kẻ ác tâm mang lòng phản trắc. Lúc đấy vua nhỏ chỉ sợ khó mà giữ được tính mạng chứ nói gì đến ngôi vua. Bây giờ biết Cao Tông tuy còn nhỏ tuổi mà đã biết suy nghĩ thấu đáo Tô Hiến Thành rất mừng. Nếu bây giờ mà có nhắm mắt xuôi tay thì ông cũng yên lòng mà đi gặp tiên đế.
- Vậy bây giờ chúng ta phải làm sao? nghe nói Chiêu Linh Thái hậu dạo gần đây có qua lại với một số vị đại thần, e là lòng vẫn còn mơ tưởng đến vương vị cho Bảo Quốc vương. - Đỗ Kính Tu lo lắng nói.
- Việc này ta cũng rất lo. Nghe mật thám báo lại, Bảo Quốc Vương đang triệu tập nhân mã, liên kết với một số quan lại và hoàng tộc bất mãn muốn mưu đồ binh biến tạo phản. - Tô Hiến Thành thở dài nói.
- vậy chúng ta có nên ...! - Đỗ Kinh Tu làm động tác đưa tay lên cổ rồi nhìn Tô Hiến Thành.
- Không được! Dù gì cũng là giọt máu của tiên đế, nếu chưa đến đường cùng thì nhất định không dùng hạ sách đó. - Tô Hiến Thành không đồng ý với cách xử lý của Đỗ Kính Tu lắc đầu nói.
Đỗ Kính Tu thấy Tô Hiến Thành nhất quyết không theo cách của mình chỉ còn cách thở dài. Tô thái uý là người đã chứng kiến Bảo Quốc Vương lớn lên, trước đây lúc Bảo Quốc Vương chưa bị phế vẫn là thái tử, tiên đế Anh Tông cũng đã nhờ Tô Hiến Thành chỉ bảo cho Bảo Quốc Vương. Lúc Lý Long Xưởng bị phế chức thái tử Tô thái uý cũng từng đứng ra xin cho Long Xưởng nhưng không được, lòng vô cùng tiếc nuối. Bây giờ bảo Tô Hiến Thành giết Bảo Quốc Vương thì rất khó, trừ phi không còn cách nào khác. Đỗ Kính Tu biết không thể khuyên được Tô Hiến Thành nói tiếp.
- Vậy bây chỉ còn cách khuyên giải Chiêu Linh thái hậu, mong là vì đại sự quốc gia mà bà ấy không làm điều gì nguy hại cho Giang sơn Đại Việt. Đồng thời cho người giám sát mọi nhất cử nhất động của Bảo Quốc Vương, hễ thấy có biến lập tức ra tay ngay kẻo muộn gây nhiều phiền toái.
- Việc đấy ta đã cho người theo dõi rồi, người cứ an tâm. - Tô Hiến Thành phất tay nói.
- Nếu như Tô đại nhân đã lo liệu đâu vào đấy cả thì vi chức xin được cáo lui.
- Ừm! Người về đi, nhớ dạy hoàng thượng cho tốt tương lại Đại Việt nằm trong tay người đấy!
- Vâng vi chức xin tận trách ko dám sao nhãng!
Nhìn bóng lưng Đỗ Kính Tu khuất xa, Tô Hiến Thành thở dài. Ông biết nếu dùng cách của Đỗ Kính Tu sẽ tránh được họa binh đao, sẽ giúp được nhiều binh sĩ không phải bỏ mạng vì họa nồi da sáo thịt. Một cuộc chiến vô nghĩ chỉ để thảo mãn tham vọng quyền lực của nội bộ hoàng tộc. Nhưng ông không làm thế được, có lẽ hình ảnh Long Xưởng khi còn bé được Tô Hiến Thành dạy bảo dìu dắt vẫn luôn là gánh nặng trong ông. Hình ảnh đó khoá đi lý trí của một Trung thần, dù biết Lòng Xưởng có thể làm hại hoàng đế Cao Tông, làm lung lay vương triều mà ông đang cố bảo vệ.
.......
Thời gian thấm thoát trôi qua bây giờ đã là cuối thu đã gần hai tháng kể từ lúc Lý Văn Võ đến thời đại này. Hiện tại đang là tháng 11 thời tiết bắt đầu se lạnh, báo hiệu một mùa đông đang sắp tới.
Trong thư phòng Lý Cao Tông đang cầm một quyển sách chăm chú viết từng từ ra giấy, đứng bên cạnh là Đỗ Kính Tu đang chăm chú quan sát từng nét bút của hoàng đế nhỏ. Sau khi được phòng làm Đế sư, Đỗ Kính Tu đã hết lòng chỉ bảo cho Cao Tông, bắt đầu là tập viết tập đọc chữ quốc ngữ tức là chữ Nôm.
- Đỗ Kinh Tu khanh xem ta viết thế này đã được chưa? - Võ nhăn nhó nhìn Kính Tu hỏi.
Nhìn tờ giấy mà Long Cán ( tên húy của Lý Cao Tông) viết Đỗ Kính Tu chỉ thở dài nói.
- Chữ này bệ hạ viết sai rồi còn thiếu nét này nữa mới thành chữ "Đế Vương" được.
- Chữ Nôm thật khó viết, khó nhớ, khó hiểu, ta học mãi mà không thể nào nhớ hết được. Giá mà có loại chữ nào khác để dân ta dễ dàng trong việc viết hơn thì tốt. - Võ thật là đau đầu khi phải học loại chữ này, đã hai tháng rồi mà hắn vẫn chưa học được bao nhiêu chữ, so với chữ quốc ngữ hiện đại thì khó hơn nhiều lắm. Điều này càng làm cho quyết tâm phổ biến bảng chữ cái la tinh của hắn càng thêm quyết tâm. Có một hệ thống chữ hoàn thiện thì lúc đó hắn có thể tha hồ mà viết sách đem những thứ mình biết truyền bá cho mọi người.
Thấy tiểu hoàng đế dường như bắt đầu nản chí, Đỗ Kính Tu lựa lời nhẹ nhàng khuyên bảo.
- Bệ hạ xin đừng nản chí. Ngài mới học được hai tháng, nhớ được bấy nhiêu chữ đã là rất tốt rồi. Mọi thứ đều phải từ từ, không thể gấp gáp được, chỉ cần chịu khó nhất định bệ hạ sẽ nhớ hết được thôi.
- Thôi hôm nay học tới đây thôi, ta mệt rồi với lại cũng đã gần trưa, sáng mai lại học tiếp khanh hãy về đi. - Võ quả thật rất chán nản, nếu không phải do chữ hiện đại không thể ngay lập tức truyền bá, thì có lẽ còn lâu hắn mới học loại chữ hại óc này. Đối với hắn học ngoại ngữ là một cực hình, trước kia lúc còn đi học đã thế, bây giờ vẫn vậy, mà chữ nôm này cũng chả khác gì học ngoại ngữ, hoàn toàn mù tịt.
Đỗ Kinh Tu biết hoàng đế lại bắt đầu lười biếng, mỗi lúc chán nản là y như rằng lại lấy đủ lý do. Nhưng một khi đã chán thì dù có cố dạy cũng chả được gì, không những thế còn làm hoàng thượng ác cảm với việc học, như vậy thì không tốt chút nào. Thở dài nói.
- Vậy hôm nay học tới đây thôi. Buổi chiều hoàng thượng nhớ tập viết hết số chữ mà thần đã bảo. Chỉ cần chăm chỉ là sẽ được thôi.
- Được rồi! Trẫm nhớ rồi, khanh về đi kẻo muộn giờ ăn trưa.
- Vâng! Vậy thần xin cáo lui.
Phất tay cho Đỗ Kính Tu đi rồi quay sang lão thái giám vốn vẫn đứng sau lưng mình Lý Văn Võ nói.
- Hôm nay Trẫm muốn dùng bữa trưa với thái hậu! Người mau cho người tới báo.
- Vâng thứ hoàng thượng! - lão thái giám thưa
Từ Thư phòng tới Thúy Hoa cung nơi thái hậu và các phi tần của vua ở cũng không xa. Đây cũng không phải là lần đầu Lý Văn Võ gặp người mẹ "hờ" này. Trước đây một tháng do lâu ngày không thấy Long Cán tới vấn an mình, Đỗ thái hậu đã tự mình tới thăm Long Cán. Lúc nghe tin thái hậu tới, Lý Văn Võ hơi lo lắng và hồi hộp, không biết bà là người như thế nào, dù gì mình cũng chiếm lấy thân thể con bà chứ không phải là Lý Long Cán thật. Nghĩ tới đây Lý Văn Võ cũng rất ngại khi gặp Đỗ thái hậu, nhưng điều này không thể tránh mãi được. Cuối cùng Lý Văn Võ cũng quyết định gặp Đỗ thái hậu mẹ vua Cao Tông.
Lần đầu nói chuyện không như Lý Văn Võ nghĩ cả hai nhất định sẽ có một khoảng cách, bởi vì hai người hoàn toàn không biết nhau, mà hoàn toàn ngược lại. Đỗ thái hậu rất hiền từ, ánh mắt nhìn Long Cán mang đầy yêu thương của tình mẫu tử, chính ánh mắt yêu thương và cử chỉ đầy quan tâm của bà đã xoá đi mọi khoảng cách, Lý Văn Võ cũng thấy mình và bà như là mẹ con thật vậy, có lẽ đây chính là cảm giác thật của thể xác này. Nhìn người phụ nữ xinh đẹp chỉ khoảng 20 tuổi này thật không ngờ đấy là mẹ của mình, người xưa kia lấy vợ rất sớm, huống chi Cao Tông mới chỉ 3 tuổi. Ngoại hình xinh đẹp trong bộ quần áo sặc sỡ càng làm tôn lên nét đẹp một các quý phái, làn ra trắng bóc như trứng gà, đôi mắt to tròn đen láy đầy Thông tuệ, dáng người mảnh khảnh với mái tóc đen láy búi cao sau đầu, có lẽ ai nhìn bà cũng không tránh khỏi sự hút hồn say mê, đây là người con gái xinh đẹp nhất mà Lý Văn Võ từng thấy dù cho có là kiếp trước.
Cuộc nói truyện giữa hai mẹ con Đỗ thái hậu và Long Cán diễn ra rất vui vẻ. Lý Văn Võ cứ nghĩ là bà sẽ trách hắn sao lâu nay không đến vấn an mình, nhưng không, Đỗ thái hậu chỉ nhẹ nhàng hỏi thăm sức khoẻ của hắn, thỉnh thoảng bà còn xoa đầu kể những chuyện vui cho hắn nghe, hoàn toàn không có ta trách phạt. Càng nói truyện Lý Văn Võ càng nể sự Thông tuệ của bà, dường như hắn hỏi cái gì bà cũng có cách giải thích rất khéo léo và dễ hiểu, không phải tự nhiên mà bà được tiên đế Anh Tông sủng ái trong khi trong cung có vô vàn mĩ nữ. Đỗ thái hậu cũng rất bất ngờ với những câu hỏi của Lòn Cán, không phải đứa bé lên 3 nào cũng có thể nói được như thế, điều này càng làm bà vui mừng vì con mình Thông minh hơn người, như vậy bà cũng đỡ phải lo hoàng đế bị hãm hại.
Cuộc nói chuyện của 2 mẹ con hăng say tới mức mãi tới đêm muộn, Đỗ thái hậu mới từ biệt Long Cán đi về. Từ đó dường như ngày nào buổi trưa Lý Văn Võ cũng đến cung Thúy Hoa để ăn trưa cùng bà, một là để kéo gần khoảng cách mẫu tử, hai là muốn tranh thủ sự ủng hộ của thái hậu. Dù sao Long Cán còn nhỏ mọi quyết sách muốn thuận lợi đều phải thông qua hai người, một là Tô Hiến Thành và người thứ hai chính là Đỗ thái hậu.
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK