• Màu nền:
  • Font chữ:
  • Chiều cao dòng:
  • Kích Cỡ Chữ:

Sáng hôm sau, tại Thiên An điện nơi thiết triều, các quan lại đều đã ngồi ngay ngắn tại vị trí của mình đợi sự xuất hiện của nhà vua.



  Người này đồn người kia, nghe nói hôm nay có việc vô cùng quan trọng nên mới triệu tập gấp bách quan như thế, tất cả đều to mò không biết là việc gì. Có người đoán là Chiêm Thành tấn công có người lại bảo là vì các công trình đang xây dựng gặp vấn đề gì đó, nói chung rất nhiều ý kiến.



Trần Văn Kỷ nhìn các quan lại đang bàn tán chỉ lắc đầu nhưng không nói gì, chốc chốc lại rơi vào trầm tư suy nghĩ.



Ngày hôm qua sau khi từ hoàng cung về hắn đã suy nghĩ rất nhiều về hai vấn đề ngân hàng và tiền giấy, càng hiểu rõ hắn càng khiếp sợ cách làm của Long Cán.



Ngân hàng thì hôm qua hắn đại khái đã thấy được lợi ích to lớn nó mang lại, ngay cả tiền giấy đầu tiên Trần Văn Kỷ cứ tưởng cũng giống như ngân phiếu nhà Tống, nhưng nếu theo những gì hắn đọc trong tờ giấy Long Cán đưa thì khác hoàn toàn.



Tiền giấy mà Long Cán muốn phát hành chính là thay thế hoàn toàn tiền đồng. Trời ạ, chính là thay thế hoàn toàn chứ không phải chỉ là tờ giấy ghi nợ như ngân phiếu nữa. Trần Văn Kỷ hắn chưa thấy bất cứ một quốc gia nào trong lịch sử dùng giấy làm tiền tệ lưu hành cả, đây là một tiền lệ tự cổ chí kim xưa này chưa bao giờ có.



"Xem ra hôm nay lại có việc động trời." Trần Văn Kỷ nghĩ thầm.



Tiếng thái giám the thé cắt đứt mạch suy nghĩ của Trần Văn Kỷ. Tất cả quan viên trong Thiên An điện vốn đang bàn tán xôn xao bỗng nhiên im bặt, sự xuất hiện của một đứa bé mặc long bào, đầu đội mũ quyển vân khoảng 4 tuổi đã đưa cả đại điện rộng lớn vốn ồn ào về với trạng thái tĩnh lặng, uy nghiêm vốn có của nó.



Đứa bé được một thái giám rìu lên ngồi chiễm trệ trên chiến ghế điêu khắc hình rồng. Đứa bé đó không ái khác chính là Lý Long Cán hay còn gọi là Lý Cao Tông đương kim hoàng đế nước Đại Việt, sau khi Long Cán ngồi ổn định, một thái giám khác tay cầm phất trần hiên ngang đứng thẳng người hướng về bách quan hô lớn.



"Bình thân."



Khi hô xong tến thái giám khom lưng lùi vào góc, lúc này các quan sau khi thi lễ quỳ lạy mới dồn dập đứng dậy.



"Hôm nay trẫm triệu tập các khanh đến vì có việc vô cùng quan trọng cần tuyên bố." Long Cán dõng dạc nói.



"Theo trẫm biết từ trước đến nay bổng lộc phát cho quan lại mỗi năm đều chỉ phát một lần, kẻ biết tính toán chia đều tiêu dè xẻn thì không sao cuối năm vẫn có tiền chi tiêu, nhưng nhiều kẻ không biết tính toán ăn tiêu phung phí, nhận bổng lộc xong chả mấy chốc mà tiêu hết dẫn đến từ lúc đó tới lần lĩnh bổng lộc tiếp theo không biết ăn gì, từ đó sinh ra các thói hư tật xấu, quan lại thì tham những hạch hoẹ dân chúng. Vì vậy để đảm bảo không có chuyện trước nhận bổng lộc sau đã tiêu hết ngay trẫm quyết định mỗi năm tiền bổng lộc các quan lại vẫn thế nhưng chia ra nhận làm 12 lần mỗi tháng một lần, như vẫy mới là cách tốt nhất." Long Cán chậm dãi nói.



Hiện tại tình hình quốc khố khó khăn, hơn nữa theo hộ bộ nói kì hạn phát bổng lộc hàng năm cũng sắp đến, nếu phát một lần ngân khố sẽ không đủ vì vậy Long Cán quyết định chuyển cơ chế bổng lộc hàng năm thành lương định kỳ mỗi tháng phát một lần, như vậy áp lực thiếu tiền tạm thời có thể giải quyết được phần nào, hơn nữa theo hắn nghĩ việc phát tiền định kỳ hàng tháng sẽ tốt hơn rất nhiều.



Bách quan nghe thấy từ giờ thay vì nhận tiền mỗi năm một lần, thì sẽ nhận mỗi tháng một lần có chút kinh ngạc nhưng cũng không có ai phản đối gì, dù sao tiền bổng lộc vẫn như vậy chỉ là thay đổi cách phát, kẻ biết chuyện còn thấy như vậy là một biện pháp hay, tiền ngân khố đang gặp khó khăn, cách này sẽ giảm áo lực cho ngân sách thiếu hụt.



"Còn nữa từ giờ chở đi sẽ bỏ chế độ phong thực ấp cho các công thần, tất cả những ai có công với đất nước đều sẽ được khen thưởng bằng tiền mặt, những thực ấp hiện tại sau một thời gian trẫm sẽ cho người đi thu hồi phát cho dân nghèo không có ruộng." Long Cán nói tiếp.



Thực ấp là vùng đất được ban cho quan lại gồm một số lượng hộ dân cùng ruộng đất chịu sự quản lý của họ, được nhà Lý áp dụng khá rộng rãi, khi người được phong qua đời thì dòng họ đó hết quyền lợi và số hộ trở về với triều đình.



Chuyện bỏ thực ấp Long Cán đã suy nghĩ rất nhiều, và quyết định chế độ này tuy khuyến khích người có công với đất nước nhưng không phù hợp với phương hướng phát triển đất nước mà hắn hướng tới, nó hạn chế sự lưu thông hàng hoá nên Long Cán nhất định phải loại trừ.



Lần này thì đại điện đã không còn yên tĩnh nữa. Quyết định bỏ thực ấp của Long Cán ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của rất nhiều quan lại, và tất nhiên ai cũng không muốn quyền lợi chính đáng của mình bị cắt đi.



"Bệ hạ! xin nghĩ lại, việc này thật không thể."



"Đúng đó, bệ hạ chuyện này không thể làm bừa."



....



Hết người này tới người khác đứng ra nói, tất cả đều không cho là quyết định hiện tại của Long Cán là đúng.



"Mọi người chớ nói nhiều, việc này trầm đã quyết, cứ thế mà làm đi." Long Cán không để ý tới ý kiến bách quan quyết định nói.



Đôi lúc quyết định của đại đa số chưa hẳn đúng đắn, làm người đứng đầu cần sự quyết đoán, Long Cán thấy việc này của hắn làm rất đúng có lợi cho đất nước, bởi vậy dù rất nhiều đại thần đứng ra can ngăn nhưng đều bị hắn gạt bỏ.



Nếu là trước kia khi quyền lực chưa vững có cho Long Cán một trăm lá gan hắn cũng không dám thi hành chính sách trực tiếp cắt bỏ lợi ích của nhiều đại thần đến thế.



Biến pháp của Long Cán đả kích mạnh mẽ vào quyền lợi của các đại quan, địa chủ, quý tộc cung đình và hoàng thân quốc thích, hạn chế đặc quyền của chúng, đương đầu với các thế lực thủ cựu. Nếu không phải hiện tại vị thế Long Cán đã vững, quân đội hoàn toàn nắm trong tay thì nhất định không dám đương đầu bốn phía chĩa mũi dùi tấn công như vậy.



Các đại thần sau nhiều lần khuyên can không thành cũng đành lắc đầu im lặng, ai bảo tiểu hoàng đế hiện tại đã đủ lông đủ cánh rồi cơ chứ, hiện tại mỗi lời nói của Long Cán đều có trọng lượng rất nặng không ai trong triều đình dám phản đối cho dù người đó có là đại thần công huân to thế nào cũng không dám.



"Vấn đề tiếp theo chính là thành lập NGÂN HÀNG, cái gì là NGÂN HÀNG, các khanh cứ đọc tờ giấy này sẽ rõ, nếu ai chưa hiểu có thể hỏi hộ bộ thượng thư, ông ta sẽ giải đáp các thắc mắc của mọi người." Long Cán nhìn về phía Trần Văn Kỷ nói.



Mấy tên thái giám theo lệnh của Long Cán phát cho mỗi quan lại một tờ giấy. Bách quan sau vài lần đều biết phong cách làm việc của nhà vua mỗi khi có ý tưởng mới đều sẽ viết ra giấy phát cho các quan lại xem, lần này không biết bệ hạ lại có ý tưởng gì mới đây.



Sau khi đọc xong tờ giấy biểu tình mỗi người đều khác nhau, có người nghi hoặc không hiểu, nhưng cũng có người nhanh trí, nhạy cảm nhận ra chỗ bất phàm của các ý tưởng đó, mọi người đều nhao nhao tiến lên hỏi chỗ mình thắc mắc khiến cả Long Cán và Trần Văn Kỷ dù đã chuẩn bị trước vẫn bận bịu tối đầu giải thích.



Qua nửa ngày thông não cho bách quan, cuối cùng mọi người đã có nhận thức nhất định về "Ngân hàng" và "tiền giấy". Lúc này Long Cán mới nói



"Các vị ái khanh, trẫm định mỗi một tỉnh sẽ cho mở một ngân hàng chi nhánh, tổng bộ tất nhiên sẽ đặt tại kinh thành, việc tuyển người làm việc trong ngân hàng sẽ do lại bộ phụ trách, người được tuyển yêu cầu đầu tiên phải tính toán giỏi, đây là yếu tố quan trọng nhất."



"Thưa bệ hạ, chuyện thành lập ngân hàng thần rất ủng hộ, tuy nhiên đầu tiên phải đặt cho nó một cái tên đã." Lễ bộ thượng thư Đỗ An Di đứng ra nói.



"Tên đơn giản thôi, cứ gọi là Ngân hàng Đại Việt là được." Long Cán rất nhanh liền nói.



Chính thức từ đây lịch sử thế giới ghi nhận ngân hàng đầu tiên được thành lập với tên gọi Đại Việt, không ai biết chỉ sau một thời gian nữa Ngân hàng Đại Việt sẽ chở thành một biểu tượng của nền kinh tế đất nước Đại Việt, tầm ảnh hưởng của nó bao trùm toàn bộ những quốc gia mà nó có trụ sở, thâu tóm toàn bộ nền kinh tế các nước lớn.



Cả buổi sáng Long Cán thảo luận với bách quan từ đó quyết định theo phương án mà Trần Văn Kỷ đề ra để thúc đẩy việc lưu thông tiền giấy đó là định lại các thuế về tô ruộng, theo đó: Triều đình trước mỗi mẫu thu 3 thăng thóc nay thu 5 thăng nhưng nộp bằng tiền giấy thì được giảm đi 2 thăng theo giá trung nhà nước đặt ra. Thuế đinh cũng tương tự, thu bằng thóc thì thu nặng hơn trước nhưng thu bằng tiền giấy thì lại giảm đi.



Tiền lương bổng các quan lại cũng đều được trả bằng một nửa tiền giấy, nửa còn lại người đó có thể chọn có thể bằng tiền đồng, cũng có thể bằng lúa gạo.



Long Cán không muốn ngay lập tức cưỡng ép xoá bỏ tiền đồng, ra quy định trong thời gian 3 tháng ai đem tiền đồng đến đổi tiền giấy sẽ được ưu tiền 4 đồng tiền đồng đổi 5 đồng tiền giấy, sau 3 tháng Sẽ quay lại với tỉ lệ cũ tức 5 đồng tiền đồng đổi 5 đồng tiền giấy.



Nhằm tạo nên một cũ huých mạnh trong việc sử dụng thay thế tiền giấy cho tiền đồng Long Cán ra lệnh cho cửa hàng sách trí việt từ nay chỉ nhận giao dịch bằng tiền giấy chứ không được nhận tiền đồng, tất cả các cơ sở kinh doanh mà triều đình nắm giữ như xưởng giấy đều thực hiện chế độ giao dịch một nửa tiếng giấy một nửa tiền đồng, ngoài đó ra các giao dịch dân sự bình thường vẫn có thể dùng tiền đồng không được ai cưỡng ép, nơi nào vi phạm sẽ xử nghiêm theo quy định của pháp luật.

Danh Sách Chương:

Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK