Năm 1176 tháng 12 âm lịch mặt trời đã lên cao, ánh nắng chói chang soi sáng khắp mặt đất, trước những bậc thang chạm khắc bằng đá tinh xảo ngoài đại điện, một đám quan viên đang xôn xao nhìn về hướng tẩm cung, trên mặt mỗi người đều lộ vẻ hiếu kì.
Đây là lần đầu tiên vào triều, cũng là lần đầu tiên gặp mặt các triều thần, ngồi cao cao trên ghế rồng, theo tưởng tượng của hắn, cũng không phải tốt lắm. kém xa so với những chiếc ngai vàng trong phim tàu mà hắn thường xem ở kiếp trước. vừa mới ngồi yên trên ngai vàng, một giọng nói nhừa nhựa quen thuộc lọt ngay vào tai Long Cán "bê hạ giá lâm ..."
Một cảm giác quân lâm thiên hạ tràn vào trong nội tâm, kích động, thấy mình như bao quát chúng sinh, thấy lưng lưng. Long Cán thầm nghĩ trong lòng thật đúng là quyền lực quá mức mê hoặc nhân tâm, chỉ không cẩn thận cảnh giác một chút liền rơi vào vũng lầy cám dỗ, khiến người ta đánh mất chính mình, may mà hắn còn tỉnh táo kịp lúc.
Long Cán căn bản không biết những người này, có quá nhiều khuôn mặt khác nhau hiện diện ở bên dưới đại điện, dễ dàng phân biệt hai bên văn võ chia ra khoảng tầm 40 người, xếp thành 4 hàng đứng trong một gian phòng lớn đầy cột chạm rồng.
Long Cán trên ghế rồng xem triều thần ở dưới hành lễ, một đám quỳ trên mặt đất hô to vạn tuế, đưa tay lên chỉnh lại vương miện có vẻ hơi lệch trên đầu, quay đầu nhìn về phía lão Cường. Hiện tại thì hắn đã rõ mọi việc hoá ra ngay từ lâu lão Cường đã là người của Chiêu Linh thái hậu cài bên cạnh mình, tối hôm qua Trịnh Siêu đã cho người bí mật báo cáo với hắn tất cả những gì điều tra được.
"Có việc báo lên, không việc tan triều." Ra lệnh xong, lão cường bước tới cạnh ngai vàng, khúm núm như một con chó ngoan của hoàng đế vậy, tất nhiên nếu là trước kia Long Cán sẽ nghĩ như thế.
Long Cán thấy thế cười thầm trong bụng, lão Cường ẩn giấu cũng thật sâu ngay cả đám người Tô Hiến Thành hay Đỗ thái hậu mẹ hắn cũng không phát hiện ra, cũng may là Trinh Siêu đã nhắc nhở mình sớm.
Đang lúc nghĩ ngợi, một giọng nói lanh lảnh vọng tới từ phía trước không xa: "Thần Tô Hiến Thành, khấu kiến hoàng thượng! Vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế!"
Long Cán nhìn về phía Tô Hiến Thành, tấm tắc khen phong thái uy nghi của nhân vật nổi tiếng trong lịch sử cổ đại này,đó là một lão già khoảng bảy mươi tuổi, thân hình cân đối, đầu đội mũ cánh chuồn, khoác áo bào bằng gấm đỏ thâm, dưới cặp lông mày rậm là đôi mắt sáng rực, chòm râu dài dưới cằm trắng như tuyết, tuy đã vào tuổi thất thập cổ lai hy nhưng bước chân vẫn chững chạc, giữa trán tỏa ra khí tức bức người.
Sau khi hành đại lễ trang trọng theo đúng phép quân thần xong, Tô Hiến Thành liếc mắt nhanh về phía Đỗ thái hậu người ngồi cạnh nhà vua, hôm qua Đỗ thái hậu đã cho người tới mời Tô Hiến Thành vào cung nói là có chuyện quan trọng cần bàn, đầu tiên ông cũng không hiểu chuyện gì mà thái hậu lại cho gọi ông gấp như vậy cuối cùng sau buổi đàm luận Đỗ thái hậu đã kể hết mọi chuyện về hoàng thượng cũng như những ta tưởng cải cách mới lạ, tuy có chuẩn bị trước nhưng Tô Hiến Thành vẫn hoảng sợ không thôi, đây mà là một đứa bé mới 3 tuổi sao, phải gọi là thần nhân mới đúng, quả là trời giúp Đại Việt ta, cuối cùng hai người Đỗ thái hậu và Tô Hiến Thành nhất trí việc toàn tâm hết sức khi lên triều nhất nhất ủng hộ hoàng thượng.
- Thần có việc xin tấu!
Long Cán ra hiệu đồng ý
- Chuẩn tấu.
Tô Hiến Thành liền trầm giọng nói rằng:
- Bây giờ trong nước bình định, bệ hạ tuy nhỏ tuổi nhưng lại là người thông minh sáng suốt quả là bậc minh quân hiếm có, lão thần bây giờ tuổi cao sức yếu cũng đã đến lúc nghỉ ngơi an hưởng tuổi già, việc triều chính thì đã có các đại thần cùng bệ hạ lo liệu, vì thế thần xin bệ hạ thu hồi lại quyền phụ chính đại thần, mong bệ hạ chuẩn tấu.
Đây là suy nghĩ thật lòng của Tô Hiến Thành gần cả đời người sống trong chốn quan trường ông cũng đã thấy quá mệt mỏi, nếu không phải vì dân vì nước vì lời hứa trước khi đi xa của tiên đế có lẽ ông đã cáo lão về quê từ lâu rồi, nay thấy bệ hạ đã có thể tự gánh vác mọi việc đất nước, theo như Đỗ thái hậu nói thì đứa bé đó quả là một đấng minh quân có tầm nhìn hơn xa người thường, ông tin lời nói của Đỗ thái hậu, vậy là đã có thể thảnh thơi dưỡng lão rồi. Có thể suy nghĩ này của ông chỉ nghĩ tới mình bởi đất nước này còn nhiều việc thiếu ông sẽ là môt mất mát lớn, nhưng con người thì ai không sống vì mình chứ, hay ít hơn là có ý nghĩ như vậy.
Toàn bộ quan lại phía dưới nghe Tô Hiến Thành nói thế liền kinh hãi, xin từ quan cũng không phải hiếm lạ gì nhưng lúc này nhà vua còn quá nhỏ tổi khó mà gánh vác được đất nước vì thế rất cần một vị đại thần có uy tín để trống đỡ Đại Việt, mà cả triều đình không ai phù hợp hơn Tô Hiến Thành, vị lão thần có công rất lớn với đất nước.
Không đợi Long Cán ra quyết định liền có một đám quan lại đứng ra can gián nhất quyết không cho Tô Hiến Thành từ quan.
- Xin bệ hạ xem xét hiện tại đất nước rất cần những đại lão thần như Tô thái uý tuyệt đối không thể thu hồi chức quan được.
- Đúng vậy bệ hạ! Bây giờ là lúc cần nhân tài Tô đại nhân xin hãy vì Đại Việt vì bệ hạ mà cố gắng gánh vác việc triều chính thêm một thời gian, đợi đến lúc bệ hạ lớn hơn lúc đó có từ quan cũng chưa muộn.
Rất nhiều người đứng ra phản đối hết khuyên bảo Tô Hiến Thành rút lại lời nói của mình rồi lại quay sang hoàng đế bảo nhất quyết không được đồng ý cho Tô đại nhân cáo lão từ quan. Tuy nhiên cũng có vài kẻ đồng ý với quyết định của Tô Hiến Thành với lý do Tô đại nhân đã cao tuổi đến lúc cáo lão về quê rồi, hay là nói kiểu bệ hạ đã có thể gánh vác việc nước nên không cần đại thần phụ chính nữa .... Rất nhiều ý kiến được nói ra, nhất thời đại điện như kiến thành cái chợ, cuộc khẩu chiến giữa hai phe lên tới cao trào điều này làm Long Cán đang ngồi trên ghế rồng cũng bó tay khó sử.
Thấy tình hình không ổn, nếu cứ để hai bên cãi nhau có đến trưa cũng không thể giải quyết được vấn đề gì Long Cán liền ra lệnh cho lão Cường bảo tất cả trật tự.
Khi hai bên dừng khẩu chiến Long Cán bèn nhìn Tô Hiến Thành nói:
- Tô thái uý nếu nghỉ thì phải cần người thay thế vậy ai là người có thể thay ông?
Hiến Thành trả lời:
- thưa bệ hạ trong các quan lại chỉ có Trung Tá có thể thay được thần.
Long Cán hiếu kì nói:
- trẫm nghe nói tham tri chính sự Vũ Tán Đường hàng ngày hầu hạ giúp việc cạnh thái uý, sao không thấy ông nhắc đến?
Hiến Thành kiên định trả lời:
- Vì bệ hạ hỏi người nào có thể thay thần nên thần nói đến Trung Tá, còn như hỏi người hầu dưỡng thì phi Tán Đường còn ai nữa?
Long Cán gật đầu nói:
- Tô thái uý quả là bậc trung thần hiếm có của Đại Việt ta tiến cử Trần Trung Tá, người có thực tài, thay mình, mà nhất quyết không tiến cử Vũ Tán Đường người hầu cận bên mình, quả là tấm gương sáng cho các quan lại khác noi theo.
Nhìn lướt qua một lượt các quan lại phía dưới thấy không ai có ý kiến gì bèn nói tiếp:
- Nay ta xét thấy chức vụ phụ chính đại thần không còn phù hợp nữa chiều theo nguyện vọng của Tô Hiến Thành hủy bỏ chức quan phụ chính đại thần, tuy nhiên Tô Hiến Thành là bậc trọng thần, mất khanh là tổn thất lớn với Đại Việt ta vì vậy khanh không được từ chức ta muốn khanh ở lại giúp trẫm thêm một thời gian, Tô thái uý có chịu hay không?
Nói đoạn nhìn Tô Hiến Thành, lúc này vị Thái uý của chúng ta cung chỉ đành cười khổ biết ý định cáo lão hưởng tuổi già của mình khó thực hiện được bèn nói:
- Nếu bệ hạ thực sự cần đến lão thần thì dù có dốc hết sức bộ xương già này cũng không có nửa lời oán trách.
Tuy tới lúc này vẫn còn có vài người phản đổi nhưng rất nhanh bị Tô Hiến Thành cùng Đỗ thái hậu ép lại, cuối cùng sự việc cũng đã quyết định chính thức không còn phụ chính đại thần, từ nay toàn bộ quyết định cũng như quyền lực đều nhẹ nhõm rơi vào tay Long Cán đúng theo kế hoạch của hắn.
Long Cán nhìn đám quan lại phía dưới không còn dị nghị gì lúc này chính là thời cơ để nói những ý tưởng của mình "Đất nước muốn phát triển Hưng thịnh thì tất phải đổi mới, cái cũ mất đi cái mới xuất hiện, cũng giống như cơ thể con người vậy, kẻ sống lâu thì già yếu bệnh tật, trẻ mới sinh thì cơ thể bừng bừng sức sống qua thời gia sẽ trưởng thành lớn mạnh, Đại Việt ta cũng như thế, hiện tại cơ chế hành chính quan lại cũ đã không phù hợp với đất nước, cái gì lâu cũng thoái hoá, qua xem xét ta thấy triều đình ta hiện tại chức vị hỗn loạn, liên quan với điểm này , ta nghĩ rất lâu, ta quyết định muốn định ra tân chức quan chế độ, cải cách hành chính toàn bộ Đại Việt."
Khi Long Cán vừa nói xong ngay lập tức có rất nhiều quan lại nhảy ra phản đối kẻ nói đây là từ thời tiên đế đã quy định không thể sửa đổi như vậy là bất kính với các vị tiên vương, kẻ thì bảo làm như vậy e là đất nước sẽ hỗn loạn ... Có người thì chỉ im lặng lắng nghe mọi chuyện phát sinh, nhưng tất cả đều cảm thấy lần này thật sự Đại Việt sẽ thay đổi lớn, không biết là tốt hay xấu đây.
Tuy phần lớn quan lại đều phản đối việc thay đổi nhưng cũng có người cảm thấy tò mò thú vị với việc này ví dụ như Trần Trung Tá chả hạn, bước ra khỏi hàng cung kính nói: "Này chế độ, kính xin bệ hạ nói rõ."
Nhìn một chút người vừa đứng ra, nhận ra đó chính là Trần Trung Tá vị quan được Tô Hiến Thành chỉ định sẽ thay mình nếu có từ quan, quả thật không khiến hắn thất vọng, Long Cán Nói "Cái này tân chế độ cũng giống với nhà Tống phương Bắc chia làm lục bộ, theo đó Quan văn, quan võ được xếp theo 6 bộ: bộ Lại; bộ Lễ; bộ Hộ; bộ Binh; bộ Hình và bộ Công. Đứng đầu mỗi bộ là thượng thư."
Dừng một chút để nhìn phản ứng của các đại thần Long Cán thấy khi nhắc đến nước Tống các quan lại liền bình tĩnh hơn, nên nhớ về cơ bản, quan chế nhà Lý được phỏng theo kiểu Quan chế nhà Tống của Tàu nhưng không hiểu sao lúc này Đại Việt lại không có 6 bộ như bên tàu. ( tg : cái này mình tham khảo trên mạng thấy bảo nhà lý chưa có 6 bộ)
Danh Sách Chương:
Bạn đang đọc truyện trên website MeTruyenVip.com
BÌNH LUẬN THÀNH VIÊN
BÌNH LUẬN FACEBOOK